nh0k_ju_a

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty xây dựng sông Đà II





Chương 1

 

Hợp đồng kinh tế và chế độ pháp lý về

hợp đồng kinh tế.

 

 1. Hợp đồng kinh tế.

 1.1 Khái niệm hợp đồng kinh tế.

 1.2 Đặc điểm hợp đồng kinh tế .

 1.3 Phân loại hợp đồng kinh tế .

 2. Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế.

 2.1 Pháp luật hiện hành về hợp đồng kinh tế.

 2.2 Chế độ pháp lý về ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế.

 2.3 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế .

 

Chương 2

 

Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận

thầu xây dựng tại Công ty xây dựng Sông Đà II .

 

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty xây dựng

 Sông Đà II.

2. Quy chế pháp lý hiện hành về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.

 2.1 Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng .

 2.2 Pháp luật hiện hành về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng .

 2.3 Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây

 dựng tại Công ty xây dựng Sông Đà II .

 2.4 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng giao nhận

 thầu xây dựng tại Công ty xây dựng Sông Đà II .

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


bên mặc nhiên công nhận và phải có trách nhiệm thực hiện các quy định đó như đã thoả thuận trong hợp đồng. Ngược lại nếu các bên thoả thuận thì không được trái với các quy định đó.
- Điều khoản tuỳ nghi: là những điều khoản do các bên tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của pháp luật hay đã có quy định nhưng các bên được vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình mà không trái pháp luật.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế.
Để bảo đảm cho hợp đồng được thực hiện, khi ký kết hợp đồng kinh tế, các bên có thể thoả thuận áp dụng biện pháp bảo đảm sau đây (Điều 5 pháp lệnh hợp đồng kinh tế)
- Thế chấp tài sản. Theo điều 2 nghị định 17-HĐBT ngày 16-1-1990 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ, thế chấp tài sản là việc dùng động sản, bất động sản hay giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký. Việc thế chấp tài sản phải được thể hiện bằng văn bản riêng có sự xác nhận của cơ quan công chứng hay cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (nếu không có cơ quan công chứng Nhà nước). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ hay có thể thoả thuận khác. Bên nhận thế chấp được quyền giữ các giấy tờ chứng nhận sở hữu cho bên thế chấp. Bên thế chấp có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản thế chấp; không được chuyển dịch sở hữu hay tự động chuyển giao tài sản đó cho người khác trong thời hạn văn bản thế chấp tài sản vẫn còn hiệu lực.
- Cầm cố tài sản. Là việc trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ hợp đồng giữ để làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Việc cầm cố tài sản phải được làm thành văn bản riêng, có sự xác nhận của cơ quan công chứng hay cơ quan đăng ký kinh doanh (Trong trường hợp chưa có cơ quan công chứng). Văn bản này phải ghi rõ tài sản cầm cố, giá trị tài sản cầm cố, thời gian cầm cố và cách xử lý tài sản cầm cố. Người giữ tài sản cầm cố có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của vật cầm cố; không được chuyển dịch sở hữu vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn hiệu lực và khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của họ thì phải giao lại vật cầm cố cho họ.
- Bảo lãnh tài sản. Là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Người nhận bảo lãnh phải có số tài sản bảo lãnh không nhỏ hơn số tài sản mà người đó đã nhận bảo lãnh. Cũng giống như thế chấp và cầm cố, việc bảo lãnh phải làm thành văn bản có sự xác nhận về tài sản của ngân hàng nơi người bảo lãnh giao dịch và của cơ quan công chứng hay cơ quan đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng). Người nhận bảo lãnh khi thực hiện xong nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả những giá trị tài sản mà mình đã thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh.
2.2.2. Chế độ pháp lý về thực hiện hợp đồng kinh tế.
Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế:
Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết xong và có hiệu lực, các bên bị ràng buộc vào trách nhiệm thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Mọi hành vi không thực hiện hợp đồng và thực hiện không đầy đủ đều bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm vật chất. Để cho hợp đồng được thực hiện một cách đầy đủ và đúng pháp luật, đòi hỏi các bên phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc chấp hành thực hiện. Chấp dành thực hiện hợp đồng là chấp hành đúng đối tượng hợp đồng, không được tự ý thay đổi đối tượng này bằng đối tượng khác hay không được thay thế việc thực hiện nó bằng cách trả một số tiền nhất định hay không thực hiện nó. Nguyên tắc này đòi hỏi thoả thuận cái gì thì thực hiện cái đó.
- Nguyên tắc chấp hành đúng. Nguyên tắc này có nghĩa là thực hiện hợp đồng một cách đầy đủ và chính xác tất cả các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Theo nghĩa này nguyên tắc chấp hành đúng hợp đồng là nguyên tắc bao trùm, rộng hơn nguyên tắc thực hiện. Nguyên tắc chấp hành đúng đòi hỏi các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình đầy đủ đúng đắn, chính xác các cam kết không phân biệt điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ hay tuỳ nghi. Nếu vi phạm bất cứ cam kết nào trong hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm vật chất cho hành vi đó.
- Nguyên tắc hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Nguyên tắc này đòi hỏi các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng phải hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi, giúp đỡ lẫn nhau để khắc phục các khó khăn nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết và ngay cả khi có tranh chấp hợp đồng, các bên cũng phải áp dụng nguyên tắc này thông qua việc hiệp thương giải quyết hậu quả của vi phạm hợp đồng. Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết kịp thời các tranh chấp hợp đồng kinh tế nhằm bảo đảm lợi ích của các bên.
Quyền và nghĩa vụ các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế.
Thực hiện hợp đồng kinh tế là những hành vi thực tiễn của các bên trong quan hệ hợp đồng nhằm làm cho các cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực, tức là làm cho các điều khoản trong hợp đồng kinh tế được thực hiện. Do vậy thực hiện hợp đồng kinh tế không tách rời việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Quá trình thực hiện các điều khoản của hợp đồng các bên có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hợp đồng kinh tế về từng loại điều khoản của hợp đồng.
- Trong việc thực hiện điều khoản về số lượng.
- Trong việc thực hiện điều khoản về chất lượng hàng hoá hay kết
quả công việc.
- Trong việc thực hiện điều khoản về thời gian và địa điểm.
- Trong việc thực hiện điều khoản về giá cả, thanh toán.
Thay đổi, đình chỉ, huỷ bỏ và thanh lý hợp đồng kinh tế.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế các bên có thể thoả thuận với nhau thay đổi hay huỷ bỏ hợp đồng hay thanh lý hợp đồng. Việc đình chỉ thực hiện hợp đồng có thể đơn phương thực hiện nhưng phải bảo đảm điều kiện được quy định tại Điều 27 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
- Thay đổi hợp đồng kinh tế. Là việc sửa đổi, bổ xung một số điểm của nội dung hợp đồng kinh tế cho phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của các bên hay là sự thay đổi chủ hợp đồng khi có sự chuyển giao toàn bộ hay một phần nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từ một chủ thể hợp đồng kinh tế sang một pháp nhân hay một cá nhân có đăng ký kinh doanh. Hợp đồng kinh tế chỉ được thay đổi khi đã được các bên thống nhất ý kiến bằng văn bản.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế. Là sự chấm dứt nửa chừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau trong hợp đồng đã ký. Khi một bên vi phạm hợp đồng và đã thừa nhận sự vi phạm đó hay đã được cơ quan toà án có thẩm quyền kết luận là có vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế đó, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình. Bên đơn phương đình chỉ phải thông báo cho bên vi phạm biết bằng văn bản. Văn bản đó phải gửi cho bên vi phạm biết trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày bên vi phạm thừa nhận vi phạm hay có kết luận của cơ quan toà án có thẩm quyền.
Hợp đồng kinh tế có thể có thể bị huỷ bỏ khi các bên thoả thuận với nhau bằng văn bản. Tuy nhiên hợp đồng kinh tế có thể bị huỷ bỏ không phải có sự thống nhất ý chí của các bên mà do ý chí của cơ quan toà án có thẩm quyền bắt buộc (hợp đồng kinh tế vô hiệu).
- Thanh lý hợp đồng kinh tế. Là hành vi của các chủ thể hợp đồng kinh tế nhằm kết thúc một quan hệ hợp đồng kinh tế. Để đạt được mục đích đó, trong quá trình thanh lý hợp đồng kinh tế các bên phải gặp nhau giải quyết những tồn đọng, đánh giá những kết quả đã đạt được và chưa đạt được để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Thanh lý hợp đồng vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của các bên. Việc thanh lý hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
- Hợp đồng đã được thực hiện xong.
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có sự thoả
thuận kéo dài thời hạn đó.
- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ hay huỷ bỏ.
- Hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi thay đổi chủ
thể mà không có sự chuyển giao thực hiện hợp đồng cho chủ thể
mới.
- Chủ thể hợp đồng kinh tế là doanh nghiệp bị giải thể.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế.
Khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết và quan hệ hợp đồng đã được thiết lập đúng pháp luật, các bên có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản đã cam kết. Nếu một bên vi phạm gây thiệt hại cho bên kia thì bên gây thiệt hại phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra. Theo quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế có hai hình thức trách nhiệm vật chất là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Việc áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng không cần tính đến hành vi vi phạm hợp đồng đã gây thiệt hại hay chưa mà chỉ cần có sự vi phạm. Mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên thoả thuận trong khung phạt đối với từng loại hành vi vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật. Khung phạt được quy định chung là từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng đã bị vi phạm.
Bồi thường ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Thực tiễn hoạt động đăng ký khai sinh, khai tử tại UBND Văn hóa, Xã hội 0
Y Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Công nghệ thông tin 0
T Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Luận văn Kinh tế 0
C Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đăng ký và cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm tiêu Luận văn Sư phạm 0
T Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về ký chân dung qua chuyên mục Người đương thời của Đài Truyền hình Văn học 0
V Đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở Thành phố Thanh Hóa : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
L Cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại Việt Nam : L Luận văn Luật 0
T Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống mađrit những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam và Nhậ Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top