Download miễn phí Đề tài Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay





 

I. Lý luận chung 2

1. Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường 2

2. Công ty cổ phần và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường 2

3. Sự cần thiết phải tiến hành CPH doanh nghiệp nhà nước 3

4. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 5

II. Nội dung của CPH - Các bước tiến hành 5

1. Đối tượng áp dụng CPH 5

2. Các phương pháp CPH DNNN 5

3. Xác định giá trị hiện có của DNNN trước khi CPH 6

4. Ưu thế của CPH - DNNN 9

III. Những yếu tố tác động đến quá trình CPH - DNNN ở nước ta 10

1. Về các yếu tố thuận lợi 10

2. Về các yếu tố khó khăn cản trở 11

Phần II: Thực trạng vấn đề CPH các DNNN ở nước ta hiện nay 14

1. Tình hình tiến triển 14

2. Kết quả thực hiện 16

3. Tình hình CPH - DNNN ở một số địa phương 18

4. Một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân cơ bản 21

Phần III: Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh quá trình CPH - DNNN 24

1. Cần tạo sự thống nhất về nhận thức, quan điểm 24

2. Tạo môi trường đồng bộ về CPH - DNNN pháp lý đầy đủ 25

3. Xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện CPH 25

4. Tính giá trị sử dụng đất để CPH - DNNN 26

5. Mệnh giá cổ phiếu và đối tượng mua cổ phiếu 26

6. Về quyền thay mặt chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp CPH 27

7. Về chính sách hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp CPH 28

Kết luận 29

Tài liệu tham khảo 30

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i trong xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện nguyên lý kinh tế “ Tiền đẻ ra tiền” theo công thức: T – H – T’ (T’ > T). CPH có ưu điểm làm giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho nhà nước, Nhà nước có thể thu hồi bớt vốn đầu tư ở doanh nghiệp để chuyển sang đầu tư cho các hoạt động cần ưu tiên hơn nhằm tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển toàn bộ xã hội, như đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình phúc lợi, giáo dục khoa học kỹ thuật.
Thứ hai: CPH thông qua đa dạng hoá sở hữu để tạo động lực cho người lao động. CPH đảm bảo sở hữu hoá cho người lao động tại công ty, xí nghiệp bằng cách cho họ tham gia đầu tư mua cổ phiếu, thực hiện quyền làm chủ thực sự, có tính vật chất trên phần vốn đóng góp của họ và thật sự phấn đấu hăng hái cho nâng cao hiệu quả đồng vốn đó.
Động lực kinh tế này góp phần khắc phục tư tưởng công chức, tác phong hành chính, bị động, sợ sệt, không dám mạnh dạn trong sản xuất kinh doanh vốn là nhược điểm của một số cán bộ lãnh đạo DNNN. Biến họ từ vị trí công trức nhà nước thành nhà kinh doanh thực sự sống chết vì sự tồn tại và phát triển của công ty. Đồng thời đây còn là điều kiện xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh.
Thứ ba, CPH cho phép dứt bỏ được chế độ bao cấp ngân sách của nhà nước, gạt bỏ được sự chỉ đạo nhiều khi phi kinh tế của các cơ quan chủ quản bên trên. đồng thời làm cho doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể kinh doanh, chỉ hoạt động vì mục tiêu của doang nghiệp vì tập thể cổ đông giao phó và hoạt động bình đẳng theo pháp luật, luật công ty, không bị chi phối, ràng buộc phi kinh tế, phi lợi ích, gây tác hại và làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiêp. Từ đó, thực hiện được quyền làm chủ và động lực thực sự cho công ty cổ phần, khắc phục được nhược điểm làm chủ trừu tượng chung chung trong các DNNN, thực hiện thống nhất hài hoà về lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Thứ tư, CPH tạo điều kiện cải tiến, đổi mới công tác lãnh dạo, quản lý doanh nghiệp, tập trung vào đồng bộ thống nhất thực sự vì lợi ích chung và lợi ích riêng trong doanh nghiệp. Thông qua bộ máy điều hành của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị – Giám đốc điều hành, để kết hợp phân phối theo lao động với phân phối lợi nhuận ròng theo cổ phần, giải quyết thoả đáng cùng một lúc quyền lợi của người cổ đông có vốn với người lao dộng tham gia sức lao động trong quá trình sản suất, kinh doanh. Giám đốc điều hành có thể được lựa chọn và thuê từ các nhân tài có tư duy khoa học và kinh nghiệm xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, các doanh nhân chuyên nghiệp. Đây là tiền đề đảm bảo thành công cho đổi mới, quản lý, cải tiến công ty cổ phần.
Thứ năm, CPH tạo điều kiện cho doanh nghiệp cổ phần được tự chủ, tự động trong quan hệ tự nguyện liên doanh liên, kết kinh tế với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, mở ra khả năng tự nguyện hợp tác kinh doanh.
III Những yếu tố tác động đến quá trình CPH - DNNN ở nước ta.
Công việc CPH các DNNN ở nước ta được tiến hành trong điều kiện đặc thù với những yếu tố thuận lợi và khó khăn nhất định, cụ thể là:
1. Về các yếu tố thuận lợi
- Điều kện và môi trường pháp lý về cơ bản đã được xác lập đặt tất cả các doanh nghiệp họat động theo cơ chế thị trường. Việc thực hiện “thương mại hoá” các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế là tiền đề cơ bản và cần thiết để từng bước thực hiện CPH các DNNN.
- Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề CPH các DNNN và quyết tâm thực hiện. Điều này thể hiện ở việc ban hành các văn bản pháp luật và dưới luật nhằm thực hiện chương trình CPH DNNN như luật công ty, Quyết định 315 và 330 về sắp xếp lại sản xuất trong khu vực kinh tế nhà nước, Nghị định 338- HĐBT về thành lập và giải thể DNNN, đặc biệt là quyết định 202- HĐBT và chỉ thị 84-TTg của thủ tướng Chính phủ về thí điểm CPH một số DNNN Ngoài ra còn có các quyết định, thông tư của các Bộ và liên Bộ cụ thể hoá việc thực hiện vấn đề này. Điều này xác định rõ quan điểm và phương hướng chỉ đạo thống nhất ở mọi cấp, mọi ngành cho đến từng doanh nghiệp triển khai thực hiện.
- Tình hình kinh tế của đất nước đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Giá cả thị trường đã được duy trì theo hướng tương đối ổn định, mức lạm phát đã được kiềm chế, đồng tiền Việt Nam đã được giá, lãi suất ở mức khuyến khích các hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi về tâm lý cho mọi người muốn đầu tư thông qua hình thức mua cổ phiếu trong các doanh nghiệp Nhà nước được CPH.
- Nhờ những đổi mới trong chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Nhà nước mấy năm qua, thu nhập của dân cư được nâng cao. Số người khá giẩ ở thành thị và nông thôn ngày càng nhiều. Đây là là lượng cầu tiềm năng có thể đáp ứng cho các chứng khoán phát hành ở những doanh nghiệp được CPH.
- Hoạt động trong cơ chế thị trường với thời gian chưa lâu nhưng đã xuất hiện đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp có khả năng kinh doanh lớn; người lao động trong các doanh nghiệp đã thích ứng được về ý thức, tác phong và hiệu quả công việc trong điều kiện cạnh tranh về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều này sẽ làm cho người đầu tư yên tâm bỏ vốn, góp phần thuận lợi cho công việc thực hiện CPH các DNNN.
- Với luật đầu tư nướcc ngoài và sự xuất hiện của nhiều chi nhánh ngân hàng kinh doanh của nước nngoài tại Việt Nam đã góp phần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bằng cổ phiếu vào các DNNN sẽ được tiến hành CPH.
- Ngoài ra, với những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của các nướcc trên thế giới trong quá trình CPH - DNNN sẽ là những bài học bổ ích và quý giá để Nhà nước tiến hành hoạch dịnh chính sách và tổ chứcthực hiện công việc CPH các DNNN tại Việt Nam.
2. Về các yếu tố khó khăn và cản trở
- Khó khăn và cản trở lớn nhất trong quá trình CPH ở nước ta là do khu vực tư nhân nhỏ bé và yếu ớt. Sự nhỏ bé và yếu ớt của khu vực kinh tế tư nhân phản ánh trình độ chậm phát triển của kinh tế thị trường trong đó hình thái doanh nghiệp một chủ tự mình đứng ra kinh doanh là phổ biến, hình thái công ty cổ phần còn xa lạ với hầu hết mọi người. Điều này gây ra sự bỡ ngỡ, lúng túng cho cả người đầu tư lẫn người sử dụng vốn đầu tư dưới hình thức cổ phiếu,do đó làm cho việc tiến hành chương trình CPH ở nước ta phải thực hiện trong một thời gian dài song song với sự hình thành và phát triển hình thái công ty cổ phần cũng như xác lập môi trường pháp lý tương ứng.
- Cùng với sự yếu ớt và nhỏ bé của khu vực kinh tế tư nhân là sự thiếu vắng một thị trường tài chính thực sự, trong đó có thị trường chứng khoán. Như chúng ta biết, thị trường chứng là trung tâm phản ánh trạng thái hoạt động của các công ty cổ phần trong một nền kinh tế thị trường: nó vừa là điều kiện, vừa là tấm gương phản chiếu sự ra đời và hoạt động của các công ty cũng như huy động vốn trên thị trường tài chính. Sự thiếu vắng thị trường chứng khoán đi liền với nó là thiếu hệ thống pháp lý và tổ chức vận hành đã gây khó khăn và cản trở cho quá trình CPH. Đó là việc định giá doanh nghiệp để CPH, việc phát hành và lưu thông cổ phiếu, việc mua bán chuyển nhượng cổ phiếu, hệ thống pháp lý và tổ chức để bảo đảm duy trì được hoạt động của thị trường chứng khoán.
Đây là hai yếu tố quan trọng gây khó khăn và cản trở đến việc thực hiện CPH các DNNN ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số yếu tố đặc thù khác cũng góp phần không nhỏ gây khó khăn và cản trở cho việc CPH đó là:
Sự chưa ổn định trong chính sách vĩ mô của Nhà nước về luật pháp , thuế khoá, tiền tệ, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro cho những người muốn đầu tư lâu dài. Nhiều chính sách ra đời chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau và thay đổi đột ngột, lạm phát chưa được kiềm chế một cách chắc chắn và vẫn còn ở mức hai con số; sự đổi mới của hệ thống ngân hàng và cơ chế hoạt động tín dụng quá chậm trễ so với đòi hỏi của cơ chế thị trường là những yếu tố gây bất lợi cho môi trường đầu tư trong nước, và do đó gây bất lợi cho quá trình CPH các DNNN.
Các DNNN hầu hết có trang bị máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, biên chế cồng kềnh, khả năng cạnh tranh thấp.. do đó khó có thể tiến hành CPH các doanh nghiệp này; số doanh nghiệp có đủ khả năng hấp dẫn để CPH còn quá ít. Và những doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì Nhà nước lại chưa có ý định tiến hành CPH. Điều này gây khó khăn cho việc lựa chọn các doanh nghiệp CPH cũng như thu hút sự hưởng ứng của đông đảo những người có vốn muốn đầu tư bằng cổ phiếu.
Về tư tưởng và tâm lý của đa số mọi người trong xã hội còn chưa quen với vấn đề mới mẻ này, thậm chí còn có những phản ứng nhất định ở những người đang sống yên ổn trong khu vực Nhà nước. Về mặt suy nghĩ, nhiều người làm công tác lãnh đạo và quản lý Nhà nước vẫn chưa đoạn tuyệt được quan điểm coi kinh tế Nhà nước là CNXH và vì vậy, thu hẹp khu vực này có nghĩa là rời xa CNXH, là phá vỡ cơ sở của CNXH. Đa số các giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp thì ngần ngại, thậm chí phản đối vì sợ chuyển từ “người chủ” thành người “làm thuê cao cấp”, sẽ chịu sự đánh giá và kiểm soát của Hộ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
T Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ thép trên thị trường nội địa của công ty TNHH Công Nghiệp Quang M Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng nhằm phát triển kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hà Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại Công ty xây dựng số 4 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top