glass_moon

New Member

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu hệ thống ATM và ứng dụng ATM trong mạng cục bộ (ATM - LAN)





- Biến đổi dòng tế bào thành các khung truyền dẫn (transmission frame adaption). Tại đầu phát , chức năng này có nhiệm vụ làm cho dòng tế bào tới từ các lớp trên thích ứng với các cấu trúc khung số liệu được sử dụng trong hệ thống truyền dẫn. Tại đầu thu, dòng tế bào được khôi phục lại từ các khung truyền dẫn. Các hệ thống truyền dẫn thường được dùng là hệ thống phân cấp số đồng bộ SDH và hệ thống truyền dẫn dựa trên cơ sở các tế bào.

- Chức năng dưới cùng trong lớp con TC là phát và khôi phục các khung truyền dẫn. Nó có nhiệm vụ tạo ra các khung truyền dẫn và ghép các tế bào ATM vào những khung này. Kích thước khung truyền dẫn phụ thuộc vào tốc độ truyền. Tại đầu thu các khung truyền dẫn được nhận biết và khôi phục lại. Từ các khung này ta có thể khôi phục lại dòng tế bào ATM. Cấu trúc các khung truyền có thể khác nhau tuỳ từng trường hợp vào từng hệ thống truyền dẫn cụ thể. Trong chế độ truyền SDH các tế bào ATM được đóng vào các khung truyền gọi là “container”, phần đầu của các “container” này chứa các thông tin điều khiển. Hình 3.14a minh hoạ khung SDH ở giao diện 155,520 Mbit/s.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


khiển luồng chung GFC là một nhược điểm cơ bản của ATM, đó là tảoa sự khác nhau giữa các tế bào tại giao diện UNI và NNI, vì vậy các thủ tục của ATM không phải là thủ tục đồng nhất. Trong mạng sử dụng các thủ tục đồng nhất, các thiết bị viễn thông có thể được lắp đặt vào bất kỳ một nơi nào trong mạng. Trong khi đó trong ATM, ta phải chú ý xem thiết bị được lắp đặt có thích hợp với giao diện đã cho hay không.
3.5. Nguyên lý chuyển mạch và báo hiệu trong ATM.
3.5.1. Nguyên lý chuyển mạch .
Hình 3.8 : Cuộc nối kênh ảo thông qua nút chuyển mạch và bộ nối xuyên.
Trong mối trường ATM, việc chuyển mạch các tế bào được thực hiện trên cơ sở các giá trị VPI và VCI. Như đã nói, các giá trị VPI, VCI nói chung chỉ có hiệu lực trên một đường liên kết. Khi tế bào tới nút chuyển mạch, gía trị của VPI hay cả VPI và VCI được thay đổi cho phù hợp với liên kết tiếp theo. Việc chuyển mạch chỉ thực hiện trên giá trị VPI được gọi chuyển mạch VP, nút nối xuyên hay bộ tập trung. Nếu thiết bị chuyển mạch thay đổi cả hai giá trị VPI và VCI ( các giá trị VPI và VCI thay đổi ở đầu ra) thì nó được gọi là chuyển mạch VC hay chuyển mạch ATM.
T
D1
A
D2
B
a1,x2
a2,y1
a1,x1
a1,x1
VPY =y1
VCI=a1 VCI=a2
VPX=x2
VPI=x1 VPI=y2
Cuộc nối kênh ảo VCC
Trong đó :
- D1,D2 : Bộ nối xuyên
- T : Chuyển mạch ATM
- A,B : Thiết bị đầu cuối
Hình 3.8 Minh hoạ cuộc nối kênh ảo VCC thông thường. T là nút chuyển mạch nơi mà giá trị VPI và VCI bị thay đổi. A và B là hai thiết bị đầu cuối; D1 và D2 là các bộ nối xuyên, nơi chỉ thay đổi giá trị VPI ; ai, xn lần lượt là các giá trị VCI, VPI tương ứng.
Hình 3.9 : Sơ đồ giải thích nguyên lý chuyển mạch VP.
Hình 3.10 giải thích nguyên tắc chuyển mạch VC.
3.5.2. Nguyên lý báo hiệu
3.5.2.1. Tổng quan :
B-ISDN sử dụng nguyên tắc báo hiệu ngoài băng giống như của N-ISND. Trong B-ISDN, kênh ảo VC là phương tiện logic để tách các kênh boá hiệu ra khỏi kênh người sử dụng . Người sử dụng có thể có các thực thể báo hiệu khác nhau được nối với hệ thống điều khiển quản lý cuộc gọi của mạng thông qua các VC riêng rẽ.
3.5.2.2. Các yêu cầu báo hiệu trong B-ISDN
Báo hiệu của B-ISDN phải cung cấp và hỗ trợ cho các dịch vụ có tốc độ 64kbit/s của N-ISDN cũng như các dịch vụ băng rộng, như vậy có ngghĩa là báo hiệu của B-ISDN phải bao gồm các chức năng báo hiệu đã có của N-ISDN theo khuyến nghị Q-931 của ITU-T, ngoài ra cần có các chức năng báo hiệu mới.
Các chức năng báo hiệu mới của ATM có nhiệm vụ:
Thiết lập (hay thiết lập lại ) các tham số về lưu lượng của cuộc nối
Đối với các cuộc gọi đa truyền thông (multi-media) một vài đường nối cần thiết lập giữa hai điểm để cùng một lúc truyền tiếng nói , hình ảnh và số liệu . Lúc này báo hiệu ATM cần có khả năng giải phóng một hay vài đường nối trong cuộc gọi đồng thời bổ sung các đường nối mới. Các chức năng được thực hiện ở chuyển mạch điạ phương của các đầu cuối tham gia vào cuộc gọi đó chứ không phải các nút chuyển mạch trung gian . Trong dịch vụ thông tin hội nghị, một vài cuộc gọi nhiều đường (multi-connection) cần thiết lập giữa vài điểm . Lúc này báo hiệu có nhiệm vụ thiết lập và giải phóng một cuộc gọi hội nghị cũng như bổ sung hay loại bỏ một thành viên nào đó.
Ngoài ra trong ATM, các cuộc nối không đối xứng rất quan trọng ( thí dụ như truyền chương trình TV) do đó báo hiệu trong ATM cũng cần hỗ trợ cho các cuộc nối này.
Chú ý: Cuộc nối không đối xứng là cuộc nối chỉ truyền số liệu theo một chiềuhay truyền tốc độ thấp ở một chiều và tốc độ cao trong chiều ngược lại.
3.5.2.3.Báo hiệu trên kênh ảo SVC (signaling virtual channel )
Các thông điệp báo hiệu trong ATM được truyền trên kênh ảo báo hiệu SVC, kênh SVC là các kênh ảo có nhiệm vụ truyền các thông tin về báo hiệu. Các loại kênh SVC khác nhau được thể hiện trên bảng 3.2
Hình 3.2: Các kênh báo hiệu trên giao diện giữa người sử dụng và mạng UNI
Kiểu SVC
Hướng
Số SVC/UNI
Kênh báo hiệu trao đổi
2 hướng
1 kênh
SVC truyền thông chung
Đơn hướng
1 kênh
SVC truyền thông có lựa chọn
Đơn hướng
có thể một hay một vài kênh
SVC từ điểm tới điểm
2 hướng
một kênh trên mỗi điểm cuối báo hiệu
Kênh báo hiệu trao đổi (Meta - signalling SVC-MSVC) trên mỗi giao diện UNI có một kênh MSVC. MSVC cố định và được truyền theo hai hướng. Nó là một kiểu kênh quản lý giao diện được sử dụng để thiết lập, kiểm tra và giải phóng các kênh SVC từ điểm tới nhiều điểm và các SVC truyền thông có lựa chọn.
Kênh báo hiệu từ điểm tới điểm (point to point SVC). Kênh báo hiệu điểm tới điểm được dùng để thiết lập điều khiển và giải phóng các cuộc nối kênh ảo VCC của người sử dụng. Nó là kênh báo hiệu hai hướng.
Kênh báo hiệu truyền thông (broadcast SVC-BSVC) BSVC là kênh báo hiệu đơn hướng (từ mạng tới người sử dụng), nó được dùng để gửi các thông điệp báo hiệu cho tất cả các điểm cuối như trong trường hợp SVC truyền thông chung (General Broadcast SVC) hay cho một số điểm cuối được định trước trong trường hợp truyền thông có lựa chọn (Selective Broadcast SVC). ở truyền thông có lựa chọn, tín hiệu báo hiệu được gửi tới tất cả các đầu cuối có cùng một loại dịch vụ.
Trong cấu hình báo hiệu cho các cuộc nối từ điểm tới điểm, mạng sử dụng một kênh báo hiệu ảo được thiết lập từ trước (bởi MSVC). Trong cấu hình truy cập báo hiệu từ điểm tới nhiều điểm, một kênh báo hiệu trao đổi được xử lý để quản lý các SVC. Kênh báo hiệu trao đổi không được sử dụng trong trường hợp báo hiệu giữa các nút mạng. Trong trường hợp một ví dụ liên kết giữa hai nút mạng có chứa một số kênh ảo báo hiệu SVC thì các giá trị VCI bổ sung cho báo hiệu trên VP này sẽ được thiết lập từ trước (pre – established)
3.6.Cấu trúc phân lớp của mạng ATM
3.6.1 Mô hình tham chiếu thủ tục B-ISDN:
Cấu trúc phân lớp logic được sử dụng trong ATM đựa trên mô hình tham chiếu liên kết các hệ thống mở OSI. Mô hình ATM sử dụng khái niệm các lớp và các mặt phẳng riêng rẽ cho từng chức năng riêng biệt như chức năng dành cho người sử dụng, chức năng điều khiển quản lý mạng. Khái niệm này được gọi là mô hình tham chiếu thủ tục B-ISDN (B-ISDN protocol refrence model hay B-ISDN- PRM).
B-ISDN- PRM có cấu trúc phân lớp từ trên xuống, bao gồm các chức năng truyền dẫn, chuyển mạch, các thủ tục báo hiệu và điều khiển, các ứng dụng và dịch vụ. Mô hình tham chiếu thủ tục B-ISDN bao gồm 3 mặt phẳng được trình bày như trên hình 3.11, các mặt phẳng đó là: mặt phẳng quản lý, mặt phẳng của người sử dụng và mặt phẳng điều khiển (hay báo hiệu)
Mặt phẳng quản lý: Bao gồm 2 chức năng chính là chức năng quản lý lớp (layer management) và chức năng quản lý mặt phẳng (plane management) tất cả các chức năng liên quan tới toàn bộ hệ thống (từ đầu cuối tới đầu cuối) đều nằm ở mặt phẳng quản lý. Nhiệm vụ của nó là tạo sự phối hợp làm việc giữa những mặt phẳng khác nhau. Trong khi chức năng quản lý mặt phẳng không có cấu trúc phân lớp thì chức năng quản lý lớp lại đưọc chia thành các lớp khác nhau nhằm thực hiện các c...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top