tctuvan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI GIỚI THIỆU

Trong những năm gần đây, xử lý hình ảnh (image processing) đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ vượt bậc. Trong đó, nhận dạng và phân loại hình ảnh là một trong những lĩnh vực được theo đuổi một cách tích cực nhất. Ý tưởng cốt lõi của việc nhận dạng và phân loại hình ảnh là phân tích ảnh từ các dữ liệu thu được bởi các cảm biến hình ảnh như camera, Webcam,… Nhờ các hệ thống xử lý ảnh, con người đã giảm được khối lượng công việc cũng như tăng sự chính xác trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến xử lý hình ảnh trên nhiều lĩnh vực: quân sự và quốc phòng, các hệ thống kỹ nghệ hoá sinh, giải phẫu, các hệ thống giao thông thông minh, robotics, các hệ thống an ninh…
Nhận dạng và phân tích ảnh là một lĩnh vực liên ngành. Để thực hiện tốt công việc nhận dạng và phân tích này, đòi hỏi người nghiên cứu phải am hiểu nhiều lĩnh vực trong đó đặc biệt là các lĩnh vực liên quan tới cảm biến, các hệ thống xử lý ảnh, các giải thuật xử lý hình ảnh/tín hiệu, VLSI, phần cứng và phần mềm, các hệ thống tích hợp…
Mục đích của luận văn này là trình bầy một phương pháp nhận dạng vật thể dựa trên thuật toán kth-law ECP-SDF. Theo đó, tui sẽ lần lượt trình bày về cơ sở lý thuyết của việc xử lý ảnh, nhận dạng vật thể,chương trình MATLAB với các hộp công cụ về khảo sát và xử lý ảnh(image acquisition toolbox và image processing toolbox), các giải thuật liên quan: FFT, Kth-law ECP-SDF và chương trình mô phỏng nhận dạng vật bất biến theo tỉ lệ.
Bởi thời gian hạn hẹp cũng và nhiều hạn chế về kiến thức trong lĩnh vực hết sức mới mẻ này, tui mong luận văn này sẽ trình bày một sự hiểu biết tương đối về xử lý ảnh nói chung và nhận dạng vật thể nói riêng. Đồng thời, hy vọng rằng trong một tương lai không xa sẽ có điều kiện ứng dụng những nghiên cứu đã đạt được trong luận văn này vào thực tế.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, tui xin đặc biệt Thank tới Ths Nguyễn thị Thanh Vân và PGS.TS Trần Quanh Vinh. Đồng thời tui cũng xin Thank tất cả các thầy cô giáo đã dạy tui trong suốt 4 năm học qua tại trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Bài toán nhận dạng vật thể và mục đích của luận văn
Cho đến nay việc sử dụng các cảm biến hình ảnh như camera, Webcam,… đã trở nên hết sức phổ biến trong đời thường cũng như trong lĩnh vực xử lý ảnh. Việc sử dụng chương trình MATLAB như một công cụ hữu ích trong xử lý hình ảnh cũng không còn xa lạ đối với nhiều người. Tuy vậy, nhận dạng vật thể vẫn là một lĩnh vực hết sức hấp dẫn và còn nhiều điều cần khám phá.
Dù cho các công nghệ về nhận dạng và phân loại ảnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý, lĩnh vực này vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn về kỹ thuật cần giải quyết. Các vấn đề này thường bao gồm: sự ‘méo’ của vật thể do môi trường có nhiễu, góc quay từ cảm biến hình ảnh tới vật thể. Đôi khi sự thay đổi của vật thể cần nhận dạng không được biểu diễn một cách chính xác do các giải thuật được ứng dụng với tập dữ liệu hạn chế. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tế làm cho vật cần nhận dạng bị ‘méo’ trong quá trình xử lý hình ảnh. Trong các điều kiện thực tế khó khăn này, một hệ thống nhận dạng đáng tin cậy cần thực thi được chức năng nhận dạng và phân loại theo thời gian thực với tỉ lệ chuẩn xác cao. Do đó, việc cái tiến và phát triển các hệ thống xử lý ảnh cũng như các giải thuật là điều hết sức cần thiết đối với nhận dạng và phân loại vật thể cần sự chính xác và tốc độ cao.
Đã có nhiều kỹ thuật được phát triển và ứng dụng trong lĩnh vực nhận dạng và phân loại vật thể: nhận dạng đường biên, nhận dạng qua mầu sắc vật thể, các thuật toán lọc nhiễu,… tuy nhiên phần lớn các kỹ thuật này gặp khó khăn do vật thể bị thay đổi về hình dạng dưới các góc quay khác nhau của cảm biến hình ảnh. Luận văn này trình bày một kỹ thuật hiệu quả để giải quyết vấn đề đó. Đó là kỹ thuật nhận dạng vật thể dựa trên thuật toán kth-law ECP-SCF. Đồng thời, trong khuôn khổ luận văn này tui cũng giới thiệu chương trình nhận dạng vật thể theo thời gian thực dùng thuật toán này được viết trên MATLAB.
1.2. Tổ chức luận văn
Luận văn được trình bày thành chương.
Chương 1, tác giả trình bày tóm tắt về vấn đề cần giải quyết cũng như tổ chức của luận văn.
Chương 2 Tổng quan về xử lý ảnh – Nhận dạng vật thể, tác giả trình bày về các khái niệm thường gặp và các giai đoạn trong xử lý ảnh nói chung và nhận dạng vật thể nói riêng.
Chương 3 Nhận dạng vật bằng xử lý ảnh, tác giả giới thiệu về các phương pháp chung nhất trong nhận dạng vật thể qua việc sử dụng các hàm: tương quan tuyến tính và tương quan phi tuyến. Đồng thời trình bày về lý thuyết của biến đổi Fourier rời rạc(DFT), biến đổi Fourier nhan (FFT) cũng như thuật toán của bộ lọc tổng hợp ECP-SDF bậc k.
Chương 4 Xử lý ảnh với Matlab, tác giả giới thiệu về chương trình matlab và ứng dụng Matlab trong xử lý ảnh. Đồng thời tác giả đã giới thiệu về các hộp công cụ xử lý ảnh (image processing toolbox) và thu nhận ảnh (image acquisition toolbox) cùng các lệnh thường dùng.
Chương 5 Thực nghiệm và kết quả, tác giả trình bày về các bộ lọc đơn, bộ lọc tổng hợp ECP-SDF bậc k và thí nghiệm áp dụng các bộ lọc trong nhận dạng vật. Đồng thời, trong chương này tác giả cũng đưa ra các ý kiến đánh giá về các khó khăn, giải pháp khắc phục và các ứng dụng có thể dùng tới bộ lọc tổng hợp ECP-SDF bậc k.













CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ ẢNH - NHẬN DẠNG VẬT THỂ

2.1 Xử lý ảnh (số) và các khái niệm liên quan:
2.1.1 Xử lý ảnh (số)
Xử lý ảnh (số) là một dạng của xử lý tín hiệu trong đó đầu vào là một hình ảnh (các bức ảnh, các khung hình) và đầu ra của quá trình xử lý ảnh có thể là một hình ảnh khác hay là một tập chứa các tính chất hay tham số liên quan tới hình ảnh đó. Phần lớn các kỹ thuật xử lý ảnh thì thường qui về việc xử lý hình ảnh như là một tín hiệu 2 chiều rồi sử dụng các kỹ thuật xử lý tín hiệu để xử lý nó.
2.1.2 Các khái nịêm liên quan:
* Điểm ảnh(Picture Element)
Gốc của ảnh(ảnh tự nhiên) là ảnh liên tục về không gian và độ sáng. Để xử lý bằng máy tính(số), ảnh cần được số hoá. Số hoá ảnh là sự biến đổi gần đúng một ảnh liên tục thành một tập điểm phù hợp với ảnh thật về vị trí(không gian) và độ sáng (mức xám). Khoảng cách giữa điểm ảnh đó được thiết lập sao cho mắt người không phân biệt được ranh giới giữa chúng. Mỗi một điểm như vậy gọi là điểm ảnh (PEL: Picture Element) hay gọi tắt là Pixel. Trong khuôn khổ ảnh hai chiều, mỗi Pixel ứng với cặp tọa độ (x,y).
Như vậy, điểm ảnh (Pixel) là một phần tử của ảnh số tại toạ độ (x,y) với độ xám hay màu nhất định. Kích thước và khoảng cách giữa các điểm ảnh đó được chọn thích hợp sao cho mắt người cảm nhận sự liên tục về kkhong gian và mức xám (hay màu) của ảnh số gần như ảnh thật. Mỗi phần tử trong ma trận được gọi là một phần tử ảnh.
* Độ phân giải của ảnh


LỜI GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 1. 2
MỞ ĐẦU 2
1.1. Bài toán nhận dạng vật thể và mục đích của luận văn. 2
1.2. Tổ chức luận văn. 2
CHƯƠNG 2. 4
TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ ẢNH - NHẬN DẠNG VẬT THỂ. 4
2.1 Xử lý ảnh (số) và các khái niệm liên quan: 4
2.1.1 Xử lý ảnh (số) 4
2.1.2 Các khái nịêm liên quan: 4
2.1.3.Nhận dạng và phân loại ảnh (recognition and classification of image partterns) 7
1.Phương pháp phân loại dựa trên việc thu nhận có giám sát(supervised learning). 9
2.Phương pháp phân loại sử dụng các kỹ thuật không cần giám sát(nonsupervised learning). 9
CHƯƠNG 3. 10
NHẬN DẠNG VẬT BẰNG XỬ LÝ ẢNH 10
3.1.Tương quan tuyến tính và tương quan phi tuyến. 10
3.2 Các kỹ thuật lọc phi tuyến trong nhận dạng theo tỉ lệ. 12
3.3 Thuật toán Kth_law ECP-SDF (equal-correlation-peak synthetic discriminant function) tạm dịch là hàm phân biệt và tổng hợp ảnh tuân theo tỉ lệ tương quan. 13
3.4 BIẾN ĐỔI FOURIER RỜI RẠC 14
3.4.1. Lấy mẫu trong miền tần số và biến đổi Fourier rời rạc. 15
3.4.2. Biến đổi Fourier nhanh FFT: 20
CHƯƠNG 4. 21
XỬ LÝ ẢNH VỚI MATLAB 21
4.1 Giới thiệu về MATLAB 21
4.1.1 Các đặc điểm cơ bản của MATLAB: 21
4.1.2 Phát triển giải thuật và ứng dụng. 22
4.1.3 Phân tích và tiếp cận dữ liệu: 23
4.1.4 Tiếp cận dữ liệu. 24
4.1.5 Hình ảnh hóa dữ liệu. 24
4.1.6 Xuất kết quả và triển khai ứng dụng. 25
4.2 Xử lý ảnh bằng MATLAB 25
4.2.1.Ảnh trong MATLAB 25
4.2.2.Hộp công cụ xử lý ảnh (image processing toolbox): 26
4.2.3.Hộp công cụ thu nhận ảnh (image acquisition toolbox): 27
4.2.4.Một số ví dụ về xử lý ảnh với Matlab: 28
CHƯƠNG 5. 31
THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 31
5.1 Nhắc lại bài toán nhận dạng đặt ra ở chương 1: 31
5.2 Thuật toán: 31
5.3 Chương trình nhận dạng vật bất biến theo tỉ lệ: 32
5.4. Đánh giá kết quả thu được: 35
5.5 Các ứng dụng có thể áp dụng: 36
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Vài nhận xét ban đầu về phương pháp tập luyện bằng bàn nghiêng đối với bệnh nhân ngất qua trung gian Luận văn Kinh tế 0
A Thu hồi benzen thô từ khí cốc theo phương pháp nhận 2 benzen Kiến trúc, xây dựng 0
H Tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học chương phương pháp tọa độ trong mặt ph Kiến trúc, xây dựng 0
H Nghiên cứu phương pháp ghi nhận các hoạt động của Microsoft Word Công nghệ thông tin 0
D Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu đạt tính tình thái nhận thức trong tiếng Anh và tiến English 0
B Nghiên cứu các phương pháp nhận dạng từ dưới cursor mouse trên Desktop Windows Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theo phương thức Door to Door bằng đư Luận văn Kinh tế 0
D NHẬN BIẾT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ Khoa học Tự nhiên 0
Q Đánh giá khả năng áp dụng bài toán nhận dạng trong điều tra tìm kiếm khoáng sản bằng phương pháp địa Luận văn Sư phạm 0
D Tính toán cửa nhận nước nhà máy thủy điện cùng làm việc với nền bằng phương pháp phần tử hữu hạn Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top