nam_nhong

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tổng quan về khái niệm, nguyên lý hình ảnh 3D, lịch sử phát triển của công nghệ 3D trong nước và trên thế giới. Nghiên cứu chụp và hiển thị ảnh 3D trên kính hiển vi điện tử quét (SEM ), nguyên lý tạo ảnh SEM, các ảnh hưởng qua lại giữa các thông số và các hiện tượng xảy ra trong quá trình ghi ảnh. Trình bày quy trình đầy đủ từ việc chụp, xử lý và hiển thị ảnh SEM bằng hiển vi . Mô tả quá trình tổng hợp các nanô tinh thể ZnO bằng phương pháp bốc bay nhiệt có sự tham gia của xúc tác Au, nghiên cứu hình thái các nanô tinh thể ZnO bằng ảnh 3D SEM
Chương 1 - NGUYÊN LÝ HÌNH ẢNH 3D
1.1 Công nghệ ảnh nổi 3D
1.2 Nguyên lý hình ảnh 3D
1.2.1 Sự cạnh tranh (rivalry)
1.2.2 Hợp thị (convergence)
1.2.3 Sự chênh lệch(disparity)
1.2.4 Stereoscopy
1.3 Kết luận
Chương 2 - NGHIÊN CỨU CHỤP VÀ HIỂN THỊ ẢNH 3D TRÊN KÍNH
HIỂN VI ĐIỆN TỬ QUÉT (SEM)
2.1 Nguồn phát xạ điện tử
2.1.1 Phát xạ nhiệt điện tử
2.1.2 Phát xạ trường (field emission)
2.2 Tương tác giữa điện tử với chất rắn
2.3 Sự tạo ảnh điện tử thứ cấp
2.3.1 Điện tử thứ cấp
2.3.2 Quá trình tạo ảnh trong hệ SEM
2.4 Các yếu tố, hiện tượng ảnh hưởng tới quá trình tạo ảnh
2.4.1 Nhiễu và tỷ số tín hiệu/nhiễu (Sign/Noise)
2.4.2 Kích thước điểm hội tụ
2.4.3 Dòng chùm điện tử hội tụ tới bề mặt mẫu
2.4.4 Độ phóng đại ảnh
2.4.5 Phân giải không gian (spatial resolution)
2.4.6 Độ sâu hội tụ (depth of focus)
2.4.7 Khoảng cách làm việc (working distance)
2.4.8 Điện thế gia tốc (accelerating voltage)
2.4.9 Độ tương phản (contrast)
2.4.10 Sự tích lũy điện tích trên mẫu
2.5 Nghiên cứu phương pháp chụp 3D
2.5.1 Kính hiển vi điện tử quét FE-SEM S4800
2.5.2 Phương pháp chụp 3D
2.5.3 Ảnh hưởng của các thông số đến độ sâu của ảnh 3D
2.6 Xử lý, mã hóa và hiển thị dữ liệu 3D
2.6.1 Kính Red – Cyan và ảnh 3D anaglyph
2.6.2 Tấm vi thấu kính và ảnh 3D autostereo
2.7 Phương pháp đo độ sâu
2.8 Kết luận
Chương 3 - TỔNG HỢP NANÔ TINH THỂ ZnO, NGHIÊN CỨU HÌNH
THÁI CÁC NANÔ TINH THỂ ZnO BẰNG ẢNH 3D SEM
3.1 Vật liệu ZnO
3.2 Tổng hợp các nano tinh thể ZnO
3.2.1 Phương pháp bốc bay nhiệt
3.2.2 Các cơ chế hình thành cấu trúc nanô
3.2.3 Vai trò của xúc tác kim loại
3.2.4 Tổng hợp các cấu trúc nanô ZnO
3.3 Khảo sát vật liệu nanô tinh thể ZnO
3.3.1 Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)
3.3.2 Khảo sát tính chất quang
3.4 Các hình thái của nanô tinh thể ZnO
3.5 Kết luận
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
Công nghệ 3D – một công cụ tái hiện thế giới thực, với khả năng mô tả lại
thế giới thực trung thực hơn, mang lại nhiều thông tin chi tiết hơn hẳn công nghệ
2D truyền thống, công nghệ 3D đã được ứng dụng rộng rãi trong phim ảnh 3D,
trò chơi 3D, đồ hoạ 3D hay nhiếp ảnh 3D. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ 3D
vào nghiên cứu khoa học vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ, và chưa được khai
thác nhiều.
Kỹ thuật ảnh 3D hiển vi điện tử quét (3D SEM) là một bước phát triển mới
quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ 3D vào việc tạo ảnh hiển vi cũng như
nghiên cứu hình thái các đối tượng vi mô, đang dần trở thành công cụ nghiên
cứu mới cho các nhà khoa học. Hiện nay, kỹ thuật này đang được nghiên cứu
phát triển để chụp ảnh MEMS [9], chụp ảnh các vật liệu có kích thước nanômét
[2], chụp ảnh huỳnh quang 3D của các tế bào sinh học [43] hay chụp vi sinh vật
[19].
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ nanô,
trong lĩnh vực chế tạo vật liệu và linh kiện có kích thước nanômét, việc chế tạo
và khảo sát hình thái cũng đang là một vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu bởi
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước [1, 9, 10, 13, 20]. Trên thực tế, hình
thái phong phú và phức tạp của các cấu trúc nanô thường khó quan sát được
bằng các phương pháp tạo hình ảnh đơn thị 2D truyền thống, người quan sát khó
thấy được chiều sâu và các cấu trúc không gian của các vật thể.
Với những lí do đó, chúng tui đã chọn đề tài: “nghiên cứu hình thái học
vật liệu, linh kiện nanô bằng công nghệ ảnh nổi 3D trên kính hiển vi điện tử
quét (3D stereo SEM imaging)” với mục tiêu ứng dụng và phát triển kỹ thuật
ảnh nổi 3D hiển vi điện tử trong các nghiên cứu hình thái học mẫu vật có kích
thước micrômét và nanômét (vật liệu cấu trúc nanô, linh kiện quang tử cấu trúc
nanô). Đây là đề tài luận văn lần đầu tiên được tiến hành nghiên cứu và ứng
dụng ở Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn nhƣ sau:
 Nghiên cứu chụp ảnh 3D stereo trên kính hiển vi điện tử quét (SEM).
 Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng tới chất lượng của ảnh nguồn như độ
sâu hội tụ, độ sâu trường ảnh, độ tương phản và các phương pháp tăng
cường chất lượng ảnh.
 Nghiên cứu phương pháp hiển thị ảnh 3D hiển vi trên màn hình vi tính và
kỹ thuật in dán ảnh nổi 3D autostereo hiển vi.
 Chế tạo mẫu vật liệu có cấu trúc nanô và ứng dụng ảnh 3D hiển vi nghiên
cứu hình thái học các mẫu vật đó.
Bố cục của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1 - Nguyên lý hình ảnh 3D.
Trong chương 1, tác giả trình bày một cách tổng quan về khái niệm, nguyên
lý hình ảnh 3D, lịch sử cũng như tình hình phát triển của công nghệ 3D trong
nước và trên thế giới. Bên cạnh đó một số đặc tính của thị giác hai mắt như sự
cạnh tranh (rivalry), sự hợp thị (convergence) và sự chênh lệch (disparity) cũng
được nhắc lại.
Chƣơng 2 - Nghiên cứu chụp và hiển thị ảnh 3D trên kính hiển vi điện tử
quét (SEM).
Chương 2 trình bày về nguyên lý tạo ảnh SEM cũng như các ảnh hưởng qua
lại giữa các thông số và các hiện tượng xảy ra trong quá trình ghi ảnh. Một quy
trình đầy đủ từ việc chụp, xử lý và hiển thị ảnh SEM bằng kỹ thuật 3D hiển vi
đã được xây dựng và hoàn thiện trong chương này. Ngoài ra, phương pháp đo
chiều sâu bằng kỹ thuật chụp và hiển thị 3D cũng đã được đề xuất.
Chƣơng 3 - Tổng hợp nanô tinh thể ZnO, nghiên cứu hình thái các nanô
tinh thể ZnO bằng ảnh 3D SEM.
Chương này mô tả quá trình tổng hợp các nanô tinh thể ZnO bằng phương
pháp bốc bay nhiệt có sự tham gia của xúc tác Au. Sản phẩm thu được là các
nanô tinh thể ZnO có hình thái khác nhau. Hình thái và vi cấu trúc của các sản
phẩm này đã được khảo sát bằng kỹ thuật 3D SEM, kết quả khảo sát cấu trúc
tinh thể, tính chất quang cũng được trình bày và thảo luận ở đây.
Cuối cùng, phần kết luận và kiến nghị trình bày các kết quả đạt được và
đưa ra các kết luận rút ra từ những kết quả nghiên cứu của tác giả. Đồng thời,
một số ý kiến đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài cũng được nêu ra ở
đây.
CHƢƠNG 1
NGUYÊN LÝ HÌNH ẢNH 3D
1.1 Công nghệ ảnh nổi 3D
Hình ảnh stereo đầu tiên được Wheastone sáng tạo năm 1838 [28, 29, 30].
Từ đó tới nay, những người làm việc với hình ảnh stereo không có nhiều, và
thường không được biết đến, nhưng nhiệt tình và cống hiến của họ không hề suy
giảm. Ngày nay, những thao tác sáng tạo về không gian thị giác hai mắt, không
chỉ về hiện thực tuyệt vời của stereoscopy, đang được quan tâm ngày càng
nhiều.
Công nghệ 3D không còn xa lạ trên thế giới và đã được ứng dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực khác nhau. Thế kỷ 21 đang chứng kiến sự bùng nổ của công
nghệ 3D, rất nhiều hãng lớn đã đầu tư mạnh cho các nghiên cứu và ứng dụng 3D
như máy tính 3D (Sharp, Toshiba), game 3D (Sega), điện ảnh 3D (Walt Disney,
Universal Studio), nhiếp ảnh 3D, hay cả ti vi 3D sẽ phổ biến trong vài năm
nữa. Thị trường quảng cáo bằng công nghệ 3D cũng đang phát triển mạnh mẽ
trên thế giới.
Tại Việt Nam, giới trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến các ứng dụng 3D, nhưng
chỉ dừng lại ở phân đoạn tạo dữ liệu 3D (3D data) bằng các phần mềm dựng 3D
có sẵn của nước ngoài (3DSMax, Maya) chứ chưa khai thác được các công
nghệ hiển thị 3D (3D display). Dữ liệu 3D chỉ khi được kết hợp với hiển thị 3D
thì mới phát huy được hết các ưu điểm và đem lại sự khác biệt thực sự của công
nghệ 3D [52].
3D hay công nghệ 3D là khái niệm hay được lạm dụng trong thời đại kỹ
thuật số hiện nay. Bất cứ cái gì thể hiện được (trực tiếp hay gián tiếp) tính hình
khối hay hiệu ứng bóng đổ đều có thể được gọi là sản phẩm công nghệ 3D. Từ
mô hình 3DSMax, font chữ 3D đến hoạt hình 3D. Tuy nhiên, khái niệm 3D nếu
được hiểu đầy đủ và toàn vẹn phải gắn với con người, tức là phải tuân theo quy
luật của sinh lý thị giác. Vì con người có hai mắt nên nhận thức thị giác 3D gắn
với con người phải là thế giới quan stereo. Công nghệ 3D thực thụ phải đem lại
cảm giác đắm chìm (immersion) của chủ thể quan sát vào trong đối tượng quan
sát.
Khi một hình ảnh (image), mô hình (model) hay hoạt cảnh (scene) được tái
hiện bằng các phương tiện kỹ thuật số (máy tính, máy ảnh, ...), nó chưa được
coi là 3D đầy đủ và đích thực nếu chưa thỏa mãn yếu tố trên. Một mô hình
dựng trên 3DSmax, Maya có thể được coi là một thực thể 3D chưa trọn vẹn bởi
nó mới chỉ có tính dữ liệu 3D (3D data) mà chưa có tính thể hiện 3D (3D
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

anphu247

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu hình thái học vật liệu, linh kiện nanô bằng công nghệ ảnh nổi 3D trên kính hiển vi điện tử quét ( 3D Stereo Sem Imaging)

link hỏng rồi ad ơi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình xe ô tô thân vỏ bằng vật liệu composite Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu ứng dụng mô hình quadrotor trong giám sát và cứu hộ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng VCB Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu chế tạo mô hình gạt nước tự động Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top