utcung_thanhhoa

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Miêu tả:125 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Vật liệu và Linh kiện Nano -- Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Trình bày tổng quan về ống than Nano- Carbon nanotubes, về cấu trúc, tính chất và các phương pháp tổng hợp của ống than Nano. Tổng quan về pin nhiên liệu, pin nhiên liệu dùng trong methanol trực tiếp, màng trao đổi proton (PEM)- tổ hợp màng/điện cực (MEA) và công nghệ micro-nano trong pin DMFC, ống than nano trong pin. Trong quá trình nghiên cứu ống than nano thuộc phòng thí nghiệm Công nghệ Nano đã tiến hành tổng hợp ống than nano bằng phương pháp lắng đọng hơi hóa học bằng nung nhiệt (thermal chemical vapor deposition). Khảo sát sự ảnh hưởng của các điều kiện đối với quá trình tổng hợp ống than nano như nhiệt độ, bề dày lớp xúc tác. Phân tích một số tính chất của ống than nano bằng các thiết bị như kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), thiết bị quang phổ Raman, ... Từ các kết quả đạt được, nghiên cứu khả năng ứng dụng của ống than nano trong các thiết bị phát xạ trường, trong pin nhiên liệu dùng methanol trực tiếp và trong vật liệu composite
Lời mở đầu
Trong thế kỷ 21, cùng với sự phát triển vũ bão nền khoa học kỹ thuật là sự ô
nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nguồn tài nguyên thiên niên ngày càng cạn
kiệt. Việc nghiên cứu, phát triển những nguồn năng lượng mới, có hiệu suất cao và
thân thiện với môi trường được nhiều nước quan tâm và đầu tư thích đáng. Một trong
số các nguồn năng lượng được coi là có triển vọng và “sạch” nhất hiện nay chính là
pin nhiên liệu.
Vào năm 1839, nhà khoa học tự nhiên W.R. Grove đã chế tạo ra mô hình thực
nghiệm đơn giản đầu tiên của pin nhiên liệu. Và trải qua hơn 170 năm nghiên cứu,
phát triển và cải tiến, pin nhiêu liệu ngày nay đa dạng và phức tạp hơn nhiều.
Có rất nhiều loại pin nhiên liệu theo những công nghệ khác nhau, với nhiều kích
cỡ và công suất tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Trong khi các loại pin nhiên liệu oxit
rắn (Solid Oxide Fuel Cells - SOFC) có kích thước lớn, hoạt động ở nhiệt độ cao dùng
trong các nhà máy điện, thì những pin nhiên liệu màng trao đổi proton (Proton
Exchange Membrane Fuel Cells - PEMFC) nhỏ gọn, hoạt động ở nhiệt độ thấp (dưới
100oC) ứng dụng cho các thiết bị cầm tay hay di động.
Cùng với sự phát triển của các loại pin nhiên liệu là sự phát triển nhanh chóng
của khoa học và công nghệ nano đã mang đến khả năng to lớn và đầy hứa hẹn cho nền
công nghệ pin nhiên liệu. Nhiều loại vật liệu mới có cấu trúc nano được khám phá
nhằm thay thế các thành phần đắt tiền trong pin nhiên liệu. Đây là hướng nghiên cứu
được đẩy mạnh trong thời gian gần đây nhằm tạo ra những sản phẩm pin nhiên liệu có
giá thành thấp, kích thước nhỏ gọn, hiệu suất cao và khả năng ứng dụng rộng rãi trong
đời sống và kỹ thuật.
Đến năm 1991, giáo sư Sumio Iijima lần đầu tiên công bố những nghiên cứu đầu
tiên về một loại cấu trúc vật liệu mới có những tính chất rất đặc biệt và khả năng ứng
dụng to lớn. Vật liệu mới có cấu trúc là những tấm than chì (graphite) cuốn lại thành
ống, có đường kính ngoài cùng từ 4 – 30 nm và chiều dài 1 µm, được đặt tên gọi là
ống than nano, hay carbon nanotubes (CNTs).
Ngay từ khi phát hiện, ống than nano đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học
và nghiên cứu về một loại vật liệu kì diệu có nhiều đặc tính lạ thường chưa từng có
như: độ cứng cao, mềm dẻo, dẫn điện cực tốt, phát xạ electron cao, có kích thước và
khối lượng vô cùng bé. Khả năng ứng dụng của ống than nano này rất to lớn, trong rất
nhiều lĩnh vực như : vật liệu composites, màn hình hiển thị phát xạ trường (field
emission display), các thiết bị tồn trữ hydro trong pin nhiên liệu, màng polymer dẫn,
thiết bị chiếu sáng, các linh kiện điện tử nano, tụ siêu dẫn (supercapacitor), linh kiện
điện hóa, thiết bị cảm biến, thiết bị lưu trữ dung lượng Terabit,…..
Do có những ưu điểm và tính chất đặc biệt mà ống than nano được xem là một
trong những vật liệu được chú ý trong nhiều nghiên cứu và ứng dụng trong pin nhiên
liệu. Với các đặc điểm như tiết diện bề mặt lớn, độ dẫn điện cao, tính ổn định và bền
vững trong các phản ứng hóa học mà CNTs đã trở thành hướng nghiên cứu chính trong
vài năm gần đây nhằm thay thế các lớp đệm carbon trong các loại pin nhiêu liệu màng
trao đổi ion, đặc biệt là pin nhiên liệu dùng methanol trực tiếp (DMFC).
Trong Đề tài này, tác giả và các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu ống than
nano thuộc Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ Nano đã tiến hành tổng hợp ống than nano
bằng phương pháp lắng đọng nhiệt hơi hóa học (thermal Chemical Vapor Deposition).
Chúng tui cũng đã khảo sát sự ảnh hưởng của các điều kiện đối với quá trình tổng hợp
ống than nano như nhiệt độ, bề dày lớp xúc tác, ….; phân tích một số tính chất của ống
than nano bằng các thiết bị như kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử
truyền qua (TEM), thiết bị quang phổ Raman,…. Từ các kết quả đạt được, chúng tôi
nghiên cứu khả năng ứng dụng của ống than nano trong các thiết bị phát xạ trường,
trong pin nhiên liệu dùng methanol trực tiếp và trong vật liệu composite.
Trong Luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu tổng hợp ống than nano bằng
phương pháp lắng đọng hơi hóa học với các loại màng xúc tác khác nhau và khả năng
ứng dụng của ống than nano trong pin nhiên liệu dùng methanol trực tiếp.
Đề tài được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano - ĐHQG TP.HCM,
Viện Vật Lý Thành Phố Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu Ống than nano và
Nanocomposite (CNNC) - Đại học Sungkyunkwan (SKKU), Hàn Quốc.
Chương 1
ỐNG THAN NANO
(CARBON NANOTUBES)
Tổng quan ống than nano
Cấu trúc ống than nano
Các tính chất của ống than nano
Các ứng dụng của ống than nano
Các phương pháp tổng hợp ống than nano
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu aerogels từ xơ dừa và ứng dụng hấp phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu kỹ thuật tổng quan Mazda 3 (CKD) & CX-5 (CBU) Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số hợp chất chứa vòng furoxan Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số dẫn xuất của quinolin trên cơ sở eugenol từ tinh dầu hương nhu Y dược 1
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tổng hợp và tính chất quang học của hạt nano cấu trúc lõi - vỏ chấm lượng tử Si-polystiren Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu hình thái cấu trúc và đặc tính điện hóa của polyaniline tổng hợp bằng con đường điện hóa Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top