yeuoxtrondoi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Giới thiệu thành phần cơ bản của một hệ thống RFID, chỉ ra nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID, giới thiệu chuẩn ISO 14443; trình bày hệ mật dựa trên đường cong Elliptic và những ưu điểm vượt trội phục vụ quá trình xác thực hộ chiếu điện tử ; giới thiệu khái niệm, đặc tả mô hình hộ chiếu điện tử đã được chuẩn hóa quốc tế (chuẩn 9303 của Hiệp hội Tổ chức Hàng không quốc tế ICAO); trình bày mô hình bảo mật hộ chiếu điện tử có tính bảo mật và hiệu năng cao đảm báo chống lại các hình thức tấn công phổ biến đồng thời phân tích và chứng minh tính hiệu quả, mức độ bảo mật mô hình đưa ra
Luận văn ThS. Truyền dữ liệu và mạng máy tính -- Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008

Chương 1 - CÔNG NGHỆ RFID VÀ CHUẨN ISO 14443..................................................... 9
1.1. Công nghệ RFID ........................................................................................................ 9
1.1.1. Giới thiệu ............................................................................................................. 9
1.1.2. Đặc tả RFID ....................................................................................................... 10
1.1.2.1. Đầu đọc RFID............................................................................................ 10
1.1.2.2. Ăng ten ...................................................................................................... 10
1.1.2.3. Thẻ RFID................................................................................................... 10
1.1.2.4. Nguyên lý hoạt động của RFID.................................................................. 11
1.2. Chuẩn ISO 14443 [6,7,8,9]....................................................................................... 15
1.2.1. ISO 14443 – Phần 1 [6] ...................................................................................... 16
1.2.2. ISO 14443 – Phần 2 [7] ...................................................................................... 16
1.2.3. ISO 14443 - Phần 3 [8]....................................................................................... 17
1.2.4. ISO 14443-phần 4 [9] ......................................................................................... 18
1.3. Tóm lược.................................................................................................................. 18
Chương 2 - HỆ MẬT TRÊN ĐƯỜNG CONG ELLIPTIC.................................................... 19
2.1. Giới thiệu ................................................................................................................. 19
2.2. Kiến thức cơ bản ...................................................................................................... 20
2.2.1. Phương trình đường cong elliptic........................................................................ 20
2.2.2. Các phép toán..................................................................................................... 21
2.2.3. Các tham số miền đường cong elliptic ................................................................ 22
2.2.4. Bài toán Logarith rời rạc..................................................................................... 22
2.2.5. Nhúng bản rõ vào các đường cong Elliptic.......................................................... 23
2.2.5.1. Imbeding.................................................................................................... 23
2.2.5.2. Masking..................................................................................................... 23
2.3. Hệ mã hóa trên đường cong elliptic .......................................................................... 23
2.3.1. Hệ mã hóa tựa Elgamal....................................................................................... 24
2.3.2. Hệ mã hóa Menezes-Vanstone............................................................................ 24
2.4. Một số sơ đồ chữ ký trên đường cong elliptic ........................................................... 25
2.4.1. Sơ đồ chữ ký ECDSA......................................................................................... 25
2.4.2. Sơ đồ chữ ký Nyberg - Rueppel .......................................................................... 26
2.5. Tóm lược.................................................................................................................. 26
Chương 3 - HỘ CHIẾU ĐIỆN TỬ ....................................................................................... 27
3.1. Khái niệm chung ...................................................................................................... 27
3.2. Cấu trúc HCĐT ........................................................................................................ 28
3.2.1. Tài liệu vật lý – booklet ...................................................................................... 28

3.2.2. Mạch tích hợp tần số radio (RFIC)...................................................................... 29
3.3. Tổ chức dữ liệu logic................................................................................................ 29
3.3.1. Yêu cầu đối với việc tổ chức dữ liệu logic .......................................................... 30
3.3.2. Tổ chức dữ liệu logic .......................................................................................... 30
3.3.3. Lưu trữ vật lý...................................................................................................... 33
3.4. Cơ chế bảo mật HCĐT ............................................................................................. 35
3.5. Quy trình cấp phát, quản lý hộ chiếu......................................................................... 36
3.5.1. Quy trình cấp hộ chiếu........................................................................................ 36
3.5.2. Quy trình kiểm tra hộ chiếu ................................................................................ 37
3.6. Tóm lược.................................................................................................................. 37
Chương 4 - MÔ HÌNH BẢO MẬT HỘ CHIẾU ĐIỆN TỬ................................................... 38
4.1. Mục đích, yêu cầu .................................................................................................... 38
4.2. Hạ tầng khóa công khai (PKI)................................................................................... 38
4.2.1. Danh mục khoá công khai................................................................................... 39
4.2.2. Mô hình phân cấp CA phục vụ quá trình Passive Authentication......................... 40
4.2.3. Mô hình phân cấp CA phục vụ quá trình Terminal Authentication ...................... 40
4.3. Mô hình cấp, xác thực hộ chiếu điện tử..................................................................... 42
4.3.1. Quá trình cấp hộ chiếu điện tử ............................................................................ 42
4.3.2. Quá trình xác thực hộ chiếu điện tử..................................................................... 45
4.3.2.1. Traditional Security ................................................................................... 47
4.3.2.2. Basic Access Control ................................................................................. 48
4.3.2.3. Chip Authentication ................................................................................... 50
4.3.2.4. Passive Authentication ............................................................................... 51
4.3.2.5. Terminal Authentication ............................................................................ 52
4.4. Đánh giá mô hình ..................................................................................................... 53
4.4.1. Hiệu năng của mô hình ....................................................................................... 53
4.4.2. Đánh giá hệ mật ECC ......................................................................................... 53
4.4.3. Mức độ bảo mật của mô hình.............................................................................. 56
4.4.3.1. Đáp ứng mục tiêu đề ra .............................................................................. 56
4.4.3.2. Phân tích và nhận xét ................................................................................. 56
4.4.3.3. Tính đúng đắn của Chip Authentication và Terminal Authentication .......... 57
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 60Bảo mật hộ chiếu là một trong những vấn đề liên quan trực tiếp đến an ninh quốc
gia. Việc nghiên cứu các biện pháp tăng cường bảo mật cho hộ chiếu cũng như nâng
cao hiệu quả việc xác thực, chống khả năng đánh cắp thông tin cá nhân, làm giả hộ
chiếu luôn được sự quan tâm và có tính thời sự. Một trong những giải pháp cho phép
giải quyết được các vấn đề nêu trên chính là việc nghiên cứu sử dụng mô hình hộ
chiếu điện tử. Hộ chiếu điện tử được phát triển dựa trên những chuẩn về hộ chiếu
thông thường, kết hợp cùng với công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) và
lĩnh vực xác thực dựa trên những nhân tố sinh trắc học như vân tay, mống mắt … Đây
là mô hình đã được nghiên cứu và đưa vào triển khai, ứng dụng thực tế tại nhiều nước
phát triển trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, …Việc sử dụng hộ chiếu điện tử được xem
như là một trong những biện pháp có thể tăng cường khả năng xác thực, bảo mật và an
ninh cho cả người mang hộ chiếu cũng như an ninh quốc gia.
Việt Nam đang trên con đường hội nhập toàn diện với quốc tế, Chính phủ Việt
Nam sẽ triển khai hộ chiếu điện tử vào năm 2009. Việc nghiên cứu công nghệ, xây
dựng mô hình bảo mật hộ chiếu điện tử của Việt Nam đang được đặt ra. Luận văn này
tập trung vào việc đề xuất mô hình bảo mật hộ chiếu điện tử chống lại các hình thức
tấn công phổ biến hiện nay, đặc biệt nhấn mạnh đến ứng dụng quá trình kiểm soát truy
cập mở rộng (Extended Access Control - EAC) nhằm mục đích tăng cường bảo mật
thông tin sinh trắc học lưu trong hộ chiếu điện tử và khắc phục hạn chế của mô hình cơ
bản BAC (Basic Access Control). Mô hình đề xuất cũng đảm bảo khả năng xác thực
hộ chiếu đối với những quốc gia không áp dụng EAC. Ngoài ra, với việc sử dụng hệ
mật mã ECC (Elliptic Curve Cryptography) sẽ cho phép nâng cao hiệu năng quá trình
xác thực hộ chiếu điện tử.
Với thực tế đó, tác giả đã thực hiện luận văn với đề tài “Mô hình bảo mật hộ
chiếu điện tử” nhằm đạt được những mục tiêu nêu trên. Luận văn được tổ chức thành
4 chương như sau:
- Chương 1 - CÔNG NGHỆ RFID VÀ CHUẨN ISO 14443: Trình bày về
công nghệ RFID và chuẩn ISO 14443 mà hộ chiếu điện tử sử dụng. Công nghệ RFID
là công nghệ được lựa chọn ứng dụng trong hộ chiếu điện tử, phần trình bày này tác
giả giới thiệu các thành phần cơ bản của một hệ thống RFID và đã chỉ ra nguyên lý
hoạt động của công nghệ RFID. Với mục đích sử dụng cho hộ chiếu điện tử nên tác
giả chủ yếu tập trung giới thiệu về công nghệ RFID sử dụng thẻ bị động. Phần thứ hai
của chương giới thiệu chuẩn ISO 14443, chuẩn quốc tế đặc tả cho thẻ phi tiếp xúc theo

8
công nghệ RFID. Tất cả những kiến thức cơ bản về công nghệ RFID sẽ cho phép phát
triển hộ chiếu điện tử một cách thuận lợi hơn.
- Chương 2 - HỆ MẬT TRÊN ĐƯỜNG CONG ELLIPTIC: Trình bày về hệ
mật dựa trên đường cong Elliptic. Đây chính là hệ mật có những ưu điểm vượt trội
phục vụ quá trình xác thực hộ chiếu điện tử và sẽ được sử dụng trong mô hình bảo mật
đề xuất. Trong phần này tác giả giới thiệu một số kiến thức cơ bản về hệ mật mã
đường cong elliptic, một số giải thuật sử dụng trong mô hình bảo mật hộ chiếu điện tử
ở chương 4.
- Chương 3 - HỘ CHIẾU ĐIỆN TỬ: tập trung giới thiệu đặc tả mô hình hộ
chiếu điện tử đã được chuẩn hoá quốc tế (chuẩn 9303 của hiệp hội tổ chức hàng không
quốc tế ICAO – International Civil Aviation Orgnization). Các khái niệm, đặc tả cũng
như tổ chức của hộ chiếu điện tử sẽ được giới thiệu trong chương này.
- Chương 4 - MÔ HÌNH BẢO MẬT HỘ CHIẾU ĐIỆN TỬ: là chương trình
bày mô hình bảo mật hộ chiếu điện tử đề xuất có độ bảo mật và hiệu năng cao, đảm
bảo chống lại các hình thức tấn công phổ biến đồng thời phân tích và chứng minh tính
hiệu quả, mức độ bảo mật của mô hình đưa ra.

Chương 1 - CÔNG NGHỆ RFID VÀ CHUẨN ISO 14443
1.1. Công nghệ RFID
1.1.1. Giới thiệu
RFID (Radio Frequency IDentification) là phương pháp định danh tự động dựa
trên việc lưu trữ và duy trì dữ liệu trên các thiết bị gọi là thẻ RFID. RFID sử dụng sóng
vô tuyến tần số ngắn để truyền thông tin số giữa thiết bị đầu đọc (RFID Reader) và thẻ
RFID (RFID Tag).
RFID là kỹ thuật kết hợp nhiều lĩnh vực, công nghệ khác nhau như: hệ thống,
phát triển phần mềm, lý thuyết mạch, lý thuyết ăng ten, truyền sóng radio, kỹ thuật vi
sóng, thiết kế bộ thu, thiết kế mạch tích hợp, mã hoá, công nghệ vật liệu, thiết kế máy
và các lĩnh vực liên quan khác. Hệ thống RFID thường được mô tả là một bộ thiết bị,
một phía là thiết bị đơn giản, phía còn lại là thiết bị phức tạp hơn. Thiết bị đơn giản
(gọi là thẻ hay bộ tiếp sóng) thường nhỏ gọn và rẻ, được sản xuất với số lượng lớn và
đính vào các đối tượng cần quản lý, định danh tự động. Thiết bị phức tạp (gọi là đầu
đọc) có nhiều chức năng hơn và thường kết nối với máy tính hay mạng máy tính. Tần
số vô tuyến sử dụng trong công nghệ RFID từ 100 kHz đến 10 GHz. [3]
Hình 1: Mô hình tổng quan hệ thống RFID
RFID ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: trả phí cầu
đường tự động; chống trộm ô tô hay điện thoại di động; thẻ ra vào cơ quan, các hệ
thống cửa tự động; theo dõi sách trong thư viện; theo dõi sản phẩm hàng hoá; các ứng
dụng an ninh lãnh thổ như phát hiện vượt biên; hệ thống mã sản phẩm điện tử RFID
(mã vạch RFID)... và đặc biệt là hộ chiếu điện tử.
Tiếp theo tác giả sẽ giới thiệu từng thành phần trong một hệ thống RFID và làm
rõ nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID. Trong phạm vi ứng dụng cho hộ chiếu
điện tử, tác giả chỉ tập trung làm rõ công nghệ RFID với thẻ thụ động.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng mô hình tổ chức kênh phân phối đại lý bảo hiểm nhân thọ tại AIA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
G Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển b Khoa học Tự nhiên 0
C Mô hình tính phí nước bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho một số cơ sở dệt may trên Luận văn Kinh tế 0
D NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH BẢO HIỂM CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ S Nông Lâm Thủy sản 0
A Nghiên cứu sự đa dạng cây gỗ và điều tra một số mô hình trồng rừng tại khu Bảo tồn thiên nhiên Chạm Khoa học Tự nhiên 0
H Đánh giá thực trạng thu gom xử lý và xây dựng mô hình thực nghiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật Môn đại cương 2
N Mô hình hóa và mô phỏng hệ kinh tế sinh thái của một số hộ gia đình tại khu bảo tồn thiên nhiên Khe Môn đại cương 0
F Đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của mô hình IntServ và Diff Công nghệ thông tin 0
P Nghiên cứu một số mô hình đảm bảo an ninh cơ sở dữ liệu và thử nghiệm ứng dụng Công nghệ thông tin 0
C Ngôn ngữ mô hình hóa cho các yêu cầu bảo mật Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top