tctuvan

New Member
Tải miễn phí đồ án cho anh em

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nói đến sản xuất kinh doanh cho dù hình thức nào, vấn đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Đối với một doanh nghiệp thì việc hoạt động hiệu quả chính là tạo ra được lợi nhuận nhiều nhất có thể. Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất của mọi doanh nghiệp tuy nhiên để đạt được điều đó thì ngoài những những vấn đề cơ bản như chất lượng tốt, giá thành hợp lý thì doanh nghiệp cần có một chiến lược kinh doanh lâu dài, định hướng đúng và phù hợp nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Công ty Cổ phần Thiết bị Bách Khoa computer là một doanh nghiệp có thời gian hình thành và phát triển chưa lâu. Công ty lại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị công nghệ thông tin, một ngành luôn có sự cạnh tranh gay gắt và sự vận động về sản phẩm, giá cả cũng như thị hiếu của người tiêu dùng nhất là ở Việt Nam vì vậy công ty đã đang tìm tòi, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho mình một cách phù hợp, bền vững. Tuy nhiên môi trường kinh doanh luôn thay đổi và việc hoạch định chiến lược kinh doanh cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới và cũng có thể nói không thể đề ra một chiến lược được xem là hoàn hảo nhất.
Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bách Khoa computer, cùng với những kiến thức được trang bị ở nhà trường và thực tế ở công ty, em đã chủ động lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần thiết bị Bách Khoa computer giai đoan 2011 – 2015” làm nội dung cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp với mục đích:
- Hệ thống lại các lý luận chung về chiến lược kinh doanh
- Đánh giá việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh hiện nay của Công ty Cổ phần Thiết bị Bách Khoa computer
- Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện hơn quy trình và chiến lược kinh doanh hiện nay của Công ty
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình xây dựng, thực hiện các bản chiến lược kinh doanh hàng năm của Công ty.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, mô tả.
Không kể phần mở đầu và kết luận chuyên đề sẽ có kết cấu như sau:
Chương 1: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh
Chương 2: Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh ở Công ty Cổ phần Thiết bị Bách Khoa computer
Chương 3: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Công ty giai đoạn 2011 – 2015


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và đựơc sử dụng trong lĩnh vực quân sự để chỉ các kế hoạch lớn và dài hạn được đưa ra dựa trên sự chắc chắn những gì đối phương có thể làm và những gì đối phương không thể làm. Ngày nay, thuật ngữ chiến lược được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh cũng có nhiều cách tiếp cận về chiến lược.
Theo cách tiếp cận cổ điển mà Alfred D. Chandler là thay mặt thì ông cho rằng: “Chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản của một doanh nghiệp và thực hiện chương trình hoạt động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu ấy ”. Như vậy, theo ông chiến lược là quá trình hoạch định có tính sáng suốt, trong đó doanh nghiệp lựa chọn những mục tiêu cho mình, xác định chương trình hành động để thực hiện tốt nhất những mục tiêu đó và tìm cách phân bổ nguồn lực tương ứng. Phương pháp tiếp cận truyền thống có ưu điểm là giúp các doanh nghiệp dễ dàng hình dung được những việc cần làm để hoạch định chiến lựợc và thấy đựợc lợi ích của chiến lựợc dưới phương diện là kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay cách tiếp cận trên không còn phù hợp nữa, do sự hạn chế về khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường xung quanh.
Hiện nay, chiến lược được hiểu với nghĩa rộng lớn hơn những gì mà các doanh nghiệp dự định hay đặt kế hoạch thực hiện. Theo quan niệm của Mintzberg, ông cho rằng chiến lược là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương trình hành động. Mẫu hình có thể là bất kỳ kiểu hình chiến lược nào: chiến lược đựợc thiết kế từ trựớc hay chiến lược đột biến. Boston Cousuting Group thì lại định nghĩa : Chiến lược là xác định việc phân bổ những nguồn lực sẵn có với mục đích làm thế nào để thay đổi thế cân bằng cạnh tranh, giành lợi thế cạnh tranh về mình. Hay như Micheal Porter lại cho rằng: Chiến lược là để đương đầu với cạnh tranh, là sự kết hợp giữa mục tiêu cần đạt tới và cách thức doanh nghiệp cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Cách tiếp cận hiện đại giúp doanh nghiệp dễ dàng ứng phó linh hoạt trước những biến động của môi trường kinh doanh và phát huy tính sáng tạo của các thành viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó đòi hỏi ngừơi lãnh đạo, quản lý phải có trình độ, có khả năng dự báo đựợc những điều kiện để thực hiện chiến lựợc và đánh giá đựoc giá trị của các chiến lược đột biến.
Như vậy, qua các cách tiếp cận trên, ta có thể hiểu: chiến lựợc kinh doanh của một doanh nghiệp là nghệ thuật xây dựng mục tiêu dài hạn và các chính sách thực hiện nhằm định hướng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.1.2. Các đặc trưng của chiến lược kinh doanh
a. Các yếu tố nền tảng của chiến lược kinh doanh
Một là, giá trị doanh nghiệp được thể hiện thong qua tầm nhìn, cam kết và văn hóa của doanh nghiệp hay văn hóa kinh doanh.
Hai là, biết mình, thể hiện ở việc xây dựng các năng lực cốt lõi, nhận thức được các điểm yếu dễ bị tổn thương và các nguồn lực.
Ba là, hiểu môi trường bên ngoài để nắm bắt các cơ hội và đẩy lùi các nguy cơ

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 4
1.1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 4
1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh. 4
1.1.2. Các đặc trưng của chiến lược kinh doanh. 5
a. Các yếu tố nền tảng của chiến lược kinh doanh. 5
b. Các đặc tính của chiến lược kinh doanh. 6
1.1.3. Phân loại chiến lựợc kinh doanh trong doanh nghiệp. 7
1.1.3.1. Các cấp chiến lược kinh doanh. 7
1.1.3.2. Các loại chiến lược kinh doanh. 7
1.1.4. Nội dung của chiến lược kinh doanh. 12
1.1.4.1. Chiến lược tổng quát của doanh nghiệp. 12
1.1.4.2. Các chiến lược bộ phận. 12
1.1.5. Vai trò của chiến lược kinh doanh. 14
1.2.1. Sơ đồ chung: 15
Hình 1.2: Quy tình hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp: 15
1.2.2.1. Xác định tầm nhìn và sứ mạng của chiến lược: 16
1.2.2.2. Phân tích chiến lược: 19
1.2.2.3. Xác định mục tiêu chiến lược: 26
1.2.2.4. Lựa chọn chiến lược: 28
1.2.2.5. Tổ chức thực hiện chiến lược: 28
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BÁCH KHOA COMPUTER 30
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 30
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. 30
2.1.2. Tổ chức bộ máy công ty. 30
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. 31
2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY 32
2.2.1. Môi trường vĩ mô. 32
2.2.1.1. Môi trường chính trị, pháp luật 32
2.2.1.2. Môi trường kinh tế. 32
2.2.1.3. Môi trường xã hội 33
2.2.1.4. Môi trường công nghệ. 34
2.2.1.5. Môi trường quốc tế. 34
2.2.2. Môi trường ngành. 34
2.2.2.1. Sức ép từ khách hàng. 34
2.2.2.2. Sức ép từ nhà cung cấp. 34
2.2.2.3. Sức ép từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. 35
2.2.2.4. Sức ép từ đối thủ trực tiếp. 35
2.2.2.5. Sức ép từ sản phẩm thay thế. 35
2.2.3. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp. 35
2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng. 35
2.2.3.2. Nguồn nhân lực. 36
2.2.3.3. Chất lượng sản phẩm và uy tín. 36
2.2.3.4. Marketing và bán hàng. 37
2.3. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC HIỆN NAY CỦA CÔNG TY 39
2.3.1. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh hiện nay của Công ty. 39
2.3.2. Nội dung bản chiến lược kinh doanh của Công ty. 39
2.3.3. Đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty. 40
2.3.3.1. Đánh giá về quy trình xây dựng. 40
2.3.3.2. Đánh giá về nội dung bản chiến lược kinh doanh. 41
2.3.3.3. Đánh giá về kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011 - 2012. 41
2.3.3.4. Đánh giá chung. 42
CHƯƠNG III. 44
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 44
3.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 44
3.1.1. Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh. 44
3.1.2. Hoàn thiện nội dung của bản chiến lược kinh doanh. 44
3.2. Các giải pháp chính để hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Công ty. 47
3.2.2. Đào tạo, tuyển nguồn nhân lực có trình độ về xây dựng chiến lược kinh doanh. 47
3.2.2. Tiếp tục triển khai nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh theo hướng hiệu quả. 47
3.2.3. Phân tích yếu tố nội bộ doanh nghiệp một cách khách quan, chính xác. 47
3.2.4. Kiểm soát chặt chẽ nhân viên. 48
3.2.5. Thực hiện tốt hơn nữa công tác cập nhật chiến lược. 48
3.2.6. Thành lập riêng một phòng kế hoạch chuyên xây dựng chiến lược kinh doanh và các kế hoạch chức năng 48
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top