huongvietbook

New Member
LỜI TỰA
Đạo Đức Kinh, trước tác của Lão Tử được ra đời cách đây hơn 2.500 năm, từ đó cho đến nay vẫn tạo được sự quan tâm chú ý của nhiều người. Tuy nhiên, ở thời nào cũng thế mỗi người đến với Đạo Đức Kinh nghiên cứu ứng dụng và lí giải theo cách riêng của mình.Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này được quy định bởi tính chất uyên áo của tác phẩm nầy. Bởi vậy, có thể nói dù đã trải hơn 2.500 năm đến nay vẫn chưa có ai dám khẳng định mình đã hiểu đúng dù một khía cạnh hay hiểu trọn vẹn tư tưởng của Lão Tử đã được gói gọn ở trong 5.000 chữ. Đạo Đức Kinh vẫn là một thách thức to lớn đối với những người trong và ngoại đạo.

Cuốn Nghiệm giải Đạo Đức kinh của Lê Hòa Phong, ra đời như một cách để góp thêm một tiếng nói, một cách khám phá về tư tưởng của nhà hiền triết này ở nhiều chủ điểm mà Lão Tử đã nhắc đến , như: Đạo, Đạo đức, Công bằng, dân chủ …Một điểm khác biệt mà người đọc có thể nhận ra khi đọc công trình này với một số công trình khác nghiên cứu về Đạo đức kinh là tác giả của nó có cách chấm câu ngắt đoạn rất khác với những nhà nghiên cứu trước. Bên cạnh đó, người đọc cũng nhận ra một điều khác nữa ở việc tác giả nghiên cứu, diễn giải đã xác định đối tượng mà Lão Tử hướng tới là ai, đễ làm mục đích cho công trình của mình. Không như một số người khi tiếp xúc với Đạo đức kinh đều thể hiện quan niệm rằng : Đối tượng mà Lão Tử hướng tới là vua chúa, tầng lớp quý tộc hay chỉ là người dân bình thường một cách rạch ròi ,thể hiện ở hai khuynh hướng đối lập. Lê Hòa Phong đã khẳng định: Đối tượng mà Lão Tử hướng tới chính là: Vua chúa ,quan lại và cả đông đảo quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó ông cũng cho rằng “Đạo là con đường dẫn đến yêu thương, là cái đích mà Lão Tử hướng đến trong tác phẩm của mình” Đây không phải việc làm muốn chứng tỏ sự khác người hay là cách để theo đuổi quan điễm nhị nguyên luận, mà chỉ là sự không đồng tình với cách lí giải của những người đi trước.
Nghiệm giải Đạo Đức kinh được viết bởi một người ngoại đạo như lời tác giả của nó từng nói và với mong ước: “Đọc Đạo đức kinh và suy nghĩ về cái Đạo của Tạo hóa ,chiêm nghiệm về cuộc sống của mình và người khác để sống tốt hơn, biết thương yêu nhau hơn, biết vượt qua những điều nhỏ nhặt tầm thường trong cuộc sống”, tuy còn nhiều chổ bàn giải chưa được sâu sắc,thấu triệt, và như đã nói ở trên về cách chấm câu, ngắt đoạn của tác giả ở phần phiên âm chử Hán sẽ dẫn đến một hệ quả tương ứng trong cách chấm câu, ngắt đoạn trong phần dịch nghĩa và diễn giải, sẽ gây ra cảm giác lạ lẫm đối với cảm thức về tiếng Việt của đọc giả ở phần này, nhưng có thể nói đây là một nổ lực đáng trân trọng của tác giả trong việc tìm hiểu và gìn giữ vốn cổ của tiền nhân và nhứt là tác giả đã dám nói lên quan điễm của mình, dù quan điễm đó có tính chất trái chiều với quan điễm của một số nhà nghiên cứu trước đây. Nhân dịp cuốn sách sấp được xuất bản, tui xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Hải Sơn

LỜI TỰ BẠCH
Kính thưa quý chư tôn, thức giả, đọc giả.
Những người tin, theo một tôn giáo nào đó trên thế gian này , đều có một đấng tối cao để tôn thờ, họ cũng phải tin theo những tín điều mà tôn giáo ấy quy định: Những Đấng như: đức Chúa Trời ,Đức Ala, Brahma phật, Civa phật, Chrisna phật, Thích Ca mâu ni Phật hay Cao Đài Ngọc đế v.v...Cũng có những người không theo tôn giáo nào không phải là họ chưa từng nghe ,biết nhưng vì những tín điều ấy chưa thuyết phục họ được Vì vậy mà họ chưa muốn trở thành Tín Hữu của Tôn giáo nào,có thể họ dựa ít nhiều theo khoa học khi dò tìm căn nguyên của vũ trụ nầy do đâu ?,có tác dụng gì trong cuộc sống ? có ích gì trong việc làm người ,có khi họ đang tìm xem Đạo lí nào khả dĩ đáng tin đễ họ theo nhưng chưa thấy vì thế họ gọi trời đất và những hiện tượng chung quanh là tự nhiên.
Nay tui xin dùng chữ đấng Tạo hóa ( còn Lão Tử gọi là Đạo ) để trỏ vào ngôi vị đó. . Chử Đạo mà Lão Tử dùng ,hình như không đễ chĩ cái quyền năng sinh sát mà là chỉ cái chủ trương ưu ái, sự chăm lo và yêu thương cho vạn loại. một cách thật công bằng. . Thế mà Vua chúa sữ dụng chữ Đạo trong Đạo Vua tui để tước đoạt thật nhiều quyền lợi mà quan trọng nhất là quyền được sống của thần dân dưới quyền mình ( trên 3.700 năm qua từ thời nhà Hạ ,trước thời Lão Tử chừng 1.400 năm)
tui đã cố tìm đọc khá nhiều công trình nghiên cứu dịch giãi về Đạo Đức kinh và đã tìm luôn trong các loại từ điển Hán, Anh, Pháp, Bồ và Việt, cũng chi thấy chữ Đạo có chừng 45 nghĩa ,mà nghĩa gốc là “ Đường lộ “ hay “đường lối” và cũng mang những nghĩa như học thuyết hay phương pháp trong chuyên từ Tôn giáo , và chữ Đạo cũng có đến hơn 1200 từ ghép ,mà không thấy ai so sánh ẩn ý của Lão Tử dùng chữ Đạo để chỉ về : Sự yêu thương vạn loại hết sức bình đẵng, ít nhất là hai tánh cách trái ngược nhau giữa Đạo Tạo hóa . và Đạo Quân thần. Ông đã nói :Trước khi có Trời đất thì đã có Đạo, Vậy Đạo lúc ấy và mãi đến nay có chủ trương gì ?. Có phải Đạo của Tạo hóa muốn cho vạn loại cùng được sống trong sự bảo vệ của Tạo Hóa, còn Đạo Quân thần của vua chúa đặt ra: Có phải đang bóp chết con người theo ý muốn của Vua ? Cũng như: ”Danh” Vua là “Chí tôn Thiên Tử “ Tạo hóa ban cho họ, hay họ tự tiếm quyền? Qua câu mỡ đầu: ( Đạo khả đạo phi thường Đạo .Danh khả danh phi thường Danh ).Lão Tử muốn nói :sự tiếm quyền và lạm quyền ấy không thể nào còn mãi được ? Theo tui thấy nó là vậy, nên trình bày cùng quý vị .Mong được sự chỉ giáo thêm .
PHẦN 1
Sự tạo dựng Trời đất và vạn vật một cách thật chu tất ( dù chưa hoàn hảo)
Mỗi sự vật và hiện tượng trên trái đất ,với sự xuất hiện của chính chúng ta .đó là một biểu hiện của tính bình đẳng. Nhiều người tin rằng cuộc sống của họ có sự chi phối , nâng đỡ và can thiệp đúng lúc của đấng Tạo hóa , dĩ nhiên điều nầy không phải xuất phát từ nhiều hiện tượng khó hiểu và bí ẩn xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta , mà nhiều khi khoa học – nhứt là các khoa học thực chứng , cũng lâm vào tình trạng bất khả giải, mà xuất phát từ một niềm tin cao cả và có tính vĩnh hằng trong lòng của những người yêu chuộng Đạo đức và công bình . Đó mới chính là ý nghĩa của Lão Tử và Đạo Đức Kinh !
Một xác tín rằng ,từ những vật lớn như hệ mặt trời, các tinh tú , các loài sinh vật trung bình đến vi trùng cực nhỏ, đều được chăm lo chu toàn trong việc sinh, dưỡng để dung hòa chủng loại và đễ bảo vệ môi trường chung cho toàn thể mà không hề ghét bỏ vật nào ,huống hồ là con người bị cướp cả quyền được sống trong suốt quá trình dài trong lịch sữ nhân loại dưới thời “Quân chủ chuyên chế”
Chương 40 Lão Tử viết “Phản giã đạo chi động, . Theo tui :chử “phản” có nghĩa là : tự xét . Tạo hoá luôn xét lại việc đã làm của mình ,xem nên bổ sung hay bớt bỏ điều gì, vật nào cho phù hợp với cuộc sống của vạn loai .?:
-Bớt bỏ : Loài Khũng long đã bị tuyệt chủng.( như ta đã thấy, biết )
-Thêm vào : Hình thành Đại Tây Dương bằng cách : .Tách lục địa châu Mĩ ra khỏi lục địa châu Âu và châu Phi.,Khi đã có được biển ấy, nước ở các nơi khác rút vào biễn đó để lộ ra phần lục địa như năm châu ngày nay, để vạn loại có đủ nơi sinh hoạt mà không bị gò bó chật chội chăng ?
Lại nữa, các nhà thiên văn học đang cho biết: một số hành tinh của vũ trụ đang bị hoại đi và có những hành tinh khác đang được hình thành. Đây có phải là đấng Tạo hóa đang sửa đổi những gì cần cải cách cho phù hợp với cuộc sống của vạn loại ? Những việc ấy xãy ra đã quá lâu và quá xa nên rất ít người biết ,còn việc Sao chổi Halley xãy ra vào cuối thế kĩ 20 sẽ không xa lạ gì với chúng ta, Qua báo đài ,ít nhiều ta cũng thấy hình dạng ,khối lượng và hướng đi của nó mà các giới khoa học đã làm gì cho nó đỗi hướng đễ khỏi chạm vào trái đất nầy? Chúng ta chưa có cách, chỉ biết cầu nguyện ! Có thể quí vị không tin ,không cầu nguyện, nhưng chúng tui luôn tin rằng Tạo hóa luôn dõi theo và sẽ can thiệp .đúng lúc .Nên đã được an lành . Tạo hóa đối với vạn loại là vậy ,nhưng Vua chúa tự cho mình có quyền thay trời đễ trị dân ,chăm lo và yêu thương dân hay là đang bốc lột dân . Họ chỉ thể hiện quyền uy và đoạt lợi ,đâu như Lão Tử mong ước .
Trong tâm thức nhân loại luôn chứa đựng những khát vọng về bình đẳng ,hòa bình; luôn mong muốn mình được sống trong sự yêu thương và ràng buộc nhau bởi sự yêu thương ấy ! Trong khi ấy thì có một số người, dù không còn được làm vua, mà vẫn lợi dụng quyền uy đang có của mình, muốn dùng vũ lực hay các vũ khí giết người hằng loạt để tiếp tục muốn biến nhiều người khác thành nô lệ của họ. Trong khi ấy thì Đạo luôn phục dựng lại sự yêu thương , bình đẵng và đoàn kết cho toàn thễ nhân loại trong hành tinh nầy .
Viết quyễn sách nầy là tui muốn góp lời nói rằng Lão Tử biết rõ tương lai của ngôi nhà chung nầy phải có sự bình đẵng nhân loại. Đã đến lúc không còn ai tự cho mình có quyền thay trời đễ sanh sát thần dân, mà phải cùng chung tay đưa vạn loại đến sự Công bình ,đoàn kết trong yêu thương của Đạo Đức .
Soi rọi tâm thân ,thành khẩn chừa mọi tội lỗi mà chúng ta đã phạm phải trong quá khứ và sẵn sàng từ bỏ trong tương lai để xây dựng một lối sống tốt cho mình và cho mọi người, chẳng phải là điều mà nhân loại đang hướng tới hay sao ? Đạo đức kinh, là một lời khuyên, lời khuyến cáo chân thành của Lão Tử đối với con người cho cuộc sống của họ trong cộng đồng xã hội .
Đọc Đạo Đức Kinh ,tui khẩn xin quý vị đừng bỏ thời gian quí báo của mình để tìm hiểu : Lão Tử sanh trước hay sau Khỗng Tử ?, họ Lý hay họ Lão ? cũng đừng thắc mắc về những người mà tui chọn đễ điễn hình vì chúng ta dể biết về họ dù xưa hay nay, dù Đông hay Tây .Những thắc mắc nêu trên chắc không lợi gì cho chúng ta mà chỉ phí thêm thời gian thôi ! Mà đọc để nghiệm giãi Đạo Đức kinh xem nó có giúp được gì cho chúng ta và hậu thế đang cần sự yêu thương , bình đẵng và đoàn kết trong thanh bình.

2 - Chữ Đạo, Đức, Vô vi và Hữu vi của Tạo hóa
(Chương 42 Lão Tử viết: “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật”).
Đạo: vì muốn có sự sinh sôi và để cùng chung sống với muôn loài, nên sinh ra Một là “ đức hiếu sinh” tượng trưng cho yêu thương và bình đẵng.
Đức: sinh ra Hai là Vô vi và Hữu vi ấy là hai giai đoạn đễ tạo lập vũ trụ .
- Vô vi: Kế hoạch thật chu toàn được lập nên bởi : Muốn có nhiều loại cùng chung sống thì phải có chỗ nơi để vạn vật có nơi chốn đễ sinh hoạt đi đứng, để ăn uống, để thở, nên Tạo hóa phải trù liệu thật chu tất .
Hữu vi: Gom góp các thứ (vật liệu ) có trong phần hỗn độn gồm:
 Chất cứng: như đất, đá, kim loại.
 Chất lõng: như nước, dầu.
 Chất Khí: như không khí và các loại khí.
Ba là: 3 thứ vật chất: chất cứng, chất lỏng, chất khí cấu thành hình vũ trụ , rồi đưa vào một chất bán hữu hình là lữa làm năng lực mà vận hành vũ trụ.( Theo tui hình như không giống với Kinh Dịch (Vì 3 bước của Dịch là :Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, còn Lữa thì ở Cung LY thuộc giai đoạn Bác Quái, về mặt nầy ta không cần bàn).Theo Lão Tử thì sau khi có đủ Bãy Chất (là Ba) thì Vũ trụ mới hình thành và vạn vật mới được sinh ra, lớn dần bởi lương thực, đến khi trưởng thành chúng truyền giống, rồi hiến lực, hiến thân xác làm lương thực cho các loài khác khi chết. Đó chính là sự cống hiến ,là nấc thang trong chương trình Tiến hóa của Tạo hóa (Đạo).Bỡi muốn có công với đời ,phải cống hiến cho đời !
Chúng ta thấy ,không chỉ có đấng Tạo hóa mới dùng Đạo Đức, Vô vi và Hữu vi , mà mỗi người trong chúng ta cũng phải thực hiện Ba thứ ấy trong cuộc sống của mình đễ được trở thành một con người hay Thánh nhân là :Cống hiến. .
Vô vi và Hữu vi của con người là : Ở thời tiền sử, con người chỉ biết săn bắt, hái lượm để sống. Khi đó người đầu tiên nghĩ ra cách chăn nuôi, gieo trồng, ấy gọi là Vô vi (suy nghiệm ra những cách mà trước đó chưa hề có, chứ không phải không làm gì.) Như vậy là :Nghĩ ra cách gieo trồng ,nghĩ ra cách dùng sức trâu, bò kéo cày, ngựa kéo xe ,rồi tàu thủy, phi cơ, đến mọi vật dụng điện tử như ngày nay .Như vậy: Làm việc bằng trí óc: động não, suy ngẫm, tìm ra cái mới, đựơc gọi là “Vô vi” ấy là tạo dạng, và “Hữu vi”là làm ra vật bằng công sức mới thành vật hữu dụng. Vì thế: Thỉnh thoãng ta nghe : Ông A Phát minh ra thuốc trị bệnh Lao, Ông B làm ra Pin mặt trời .v .v. Đều do Vô vi và Hữu vi cã !.( Chương 1. . .thử lưỡng giã đồng xuât nhi dị danh. .) Hai sự việc cùng nhau thực hiện sẻ có những (thứ) khác tên. Nếu Vô Vi là theo tự nhiên thì Kênh đào PANAMA , Kênh đào XUÊ v .v Mà công dụng quang trọng vô cùng của nó làm sao có được .?
.Người làm Vô vi và Hữu vi ,họ vừa cống hiến và cũng vừa nhận lại phần thù lao xứng đáng của đời .Nếu công lớn họ có thể giàu ,cũng có thể là Thánh nhơn .
Kính thưa quý vị! tui muốn mượn Lời tự bạch này để kính mong quý vị xét, xem có nên dành thời gian quý báu của mình để đọc tập sách nhỏ này của một người dịch bình thường không tên tuổi như tui qua quyển Nghiệm giải Đạo Đức Kinh .
Thu phân Canh Dần niên
. Cẩn bút
.Lê Hòa Phong
Phần thứ nhất :
Một số vấn đề về Lão Tử và Đạo đức kinh.
Quyển Đạo đức kinh là tác phẩm duy nhất của Lão Tử, được viết ra trong giai đoạn cuối đời của ông (cuối thời đồ đồng, đầu thời đồ sắt : giai đoạn Đông Chu 722 - 453 giữa thời Xuân Thu trước Tây lịch theo J - Geret trong La Chine an Cienne - 1964). Sự chuyển biến của xã hội khiến ông ngộ ra nhiều điều, nên ông không chú tâm đến việc thăng quan mà chỉ muốn đọc sách và nghiên cứu, ông chỉ giữ chức quan thủ tàng thư (giữ kho sách) cho nhà Chu, việc này rất khác với nhiều người xưa và nay. Vả lại, vào thời Xuân Thu có đến trên 300 cuộc giết vua đoạt vị chỉ trong 241 năm làm cho bao nhiêu người chết để cho họ tranh quyền lực. Sự Tôn pháp càng tăng thì Đạo Quân thần càng cực đoan hơn. Có lẽ vì thế mà tư tưởng “Bất tranh nhi thiện thắng” của ông bị đánh giá là nghịch lí, tiêu cực. “Vô vi” là lười biếng không làm gì, “Phản phục qui nguyên” là phản tiến hóa. Nên hầu hết người thời ấy đều chê trách và xa lánh. Vì thế mà sách của ông rất ít người đọc. Trong những năm qua Đạo đức kinh cũng đã được chú ý nhiều ,tuy nhiên ở Việt Nam có cụ Nghiêm Toản, cụ Nguyễn Duy Cần, thầy Giáp Văn Cường, thầy Vũ Thế Ngọc cụ Nguyễn Hiến Lê đã dịch, nhưng mỗi người chỉ nêu sự thắc mắc mà chưa tìm cách lí giãi, ngoài ra tui còn biết ở Âu, Mĩ có đến trên 60 bản tiếng Anh và gần 50 bản tiếng Pháp và nhìêu thứ tiếng khác nữa. Thì ra, độc giả nước ngoài họ trọng Đạo đức kinh hơn chúng ta rất nhiều. Vì tui là tín hữu Cao Đài giáo, thờ Lão Tử là một trong Tam giáo Đạo Sư mà không góp phần dịch Đạo đức kinh và nghiệm giãi theo ý ông thì là một thiếu sót lớn.
1. Văn bản gốc:
Lâu nay trong giới nghiên cứu cũng không ít người đặt sự hoài nghi của mình về tính chân thực của nguyên bản quyển Đạo đức kinh của Lão Tử. Một câu hỏi được đặt ra là: “ Văn bản tiếng Hán được lưu hành hiện nay có đáng tin không?” Đó là sự hoài nghi có thể được xem là chính đáng đối với những người có tâm huyết và nghiêm túc trong việc nghiên cứu cổ học, nghiên cứu các trước tác của tiền nhân.
Có nhiều lý do để bạn đọc yên tâm về vấn đề này:
Thứ nhất Nhà Tần sau khi thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng vì muốn diệt mọi mầm loạn, thống nhất tư tưởng , văn tự và chính kiến nên đã thực hiện chủ trương được gọi là “ Phần thư khanh Nho ”( đốt sách chôn học trò) Tứ Thư,Ngũ Kinh và các loại sách nghị luận chính trị bị đốt và hủy diệt luôn các loại chử khác đễ thống nhứt văn tự .Còn quyển Đạo Đức Kinh vì quá uyên áo mà vua Tần lại muốn trường sinh nên đánh giá là bảo điễn mà ít bị nguy hại chăng ?,lại một lần nữa Hạng Vũ đốt thư khố nhà Tần, tuy bị cháy hết tại kho sách nhưng những sách vẫn còn lưu hành trong dân gian, thêm vào đó đã được người đời sau sưu tầm lại. Hơn nữa người ta có văn bản Đạo đức kinh được chép trên núi đá năm 708, và năm 1973 giới khảo cổ Trung Quốc lại tìm thấy hai bản Đạo đức kinh trong một ngôi mộ cổ có niên đại từ năm 168 trước Công nguyên ở Hà Nam. So các văn bản ấy với nhau thì rất ít có sự khác nhau, chẳng qua là ở một vài từ mà phần nhiều lại là do kiến giải khác nhau của các nhà nghiên cứu ,hay là do kị húy mà có xãy ra.
Riêng tui (dịch thuật) cố gắng dịch cho xác nghĩa ,đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Đạo Đức kinh có giá trị gì trong cuộc sống mà nhân loại đang hướng tới ?,(chứ tìm hiểu nguồn gốc của Đạo Đức kinh trong lúc nầy thấy chưa cần thiết lắm đâu).
2. Học thuyết của Lão Tử
Tạo hóa (Đạo) tạo dựng trời đất một cách thật chắc chắn (vĩnh cửu) thì Tạo hóa có thừa khả năng tạo dựng một vị thánh nhân nào đó cùng sống vĩnh cửu như trời đất để cai trị thế gian này! Thế sao Tạo hóa không làm thế mà chỉ tạo ra hai loại động và thực vật, để cùng nhau tiến hóa, ai tiến hóa đến mức sớm thì sẽ được thay mặt Tạo hóa dẫn dắt chúng sinh, chăm lo cho họ theo đường lối yêu thương là “Đạo”, một cách thật bình đẳng là “Đức” mà biểu hiện cụ thể ở một giai đoạn ấy chính là vua Nghiêu. Nhưng đời người chỉ có trăm năm mà phải mất đến 20 năm để trưởng thành, cộng thêm 20 năm trau luyện , tuổi 40 không còn mê lầm (tứ thập bất hoặc), tuổi 50 mới hiểu mình đủ khả năng gánh vác mệnh trời hay không?, (ngũ thập tri thiên mệnh) tuổi 70 xưa nay hiếm (Thất thập cổ lai hy). Như vậy tuổi có thể gánh vác mệnh trời chỉ 15 năm “(50 đến 65 tuổi), vì thế nên việc dẫn dắt muôn dân phải được luân phiên mới hợp đạo lí. Cho nên việc Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn và Thuấn truyền ngôi lại cho Vũ là đúng Đạo, thế mà Vũ truyền ngôi lại cho con là Khải là sai Đạo, vì việc trao truyền như thế là nhằm củng cố ngôi vị và tạo ra vương tộc ,chính họ đã tạo ra pháp chế truyền tử hơn 4.000 năm qua .
Tạo hóa rất công bằng ban phát cho con người như nhau: cơm ba bát, ngày ăn ba bữa, nằm chĩ một giường. Tuy ngon - dở, sướng - khổ, đủ - thiếu, giàu - cùng kiệt có khác nhau nhưng đó là do năng lực riêng của mỗi con người, còn về phần bình đẳng là do con người phải cư xử với nhau cho đúng với “Đạo” ấy gọi là “Đức”. Nên quyển Đạo đức kinh mà Lão Tử nói có ý và nghĩa như thế.
Viết quyển sách này Lão Tử không chỉ nhắm vào các thánh nhân, quân tử, quý tộc mà còn nhằm vào dân chúng với mong ước những người đang nắm quyền thời ấy sớm biết, sớm cải cách (vô vi trong đường lối lãnh đạo) và dân chúng nên sớm theo, biết tránh những tranh giành không đáng có, biết vui, biết đủ trong cuộc sống của mình( vô vi trong lối sống).
3. Tiểu sử của Lão Tử
Theo Tư Mã Thiên: Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam (sinh khoảng năm 580 trước Tây lịch) ở xóm Khúc Nhân, làng Lệ, huyện Hổ thuộc nước Sở (Trung Quốc) sinh ngày 15 tháng 2 Âm lịch (theo Tiên giáo chí tâm kinh - Cao Đài giáo), không nghe nói đến vợ và con.
Ông làm quan giữ kho sách (tàng thư khố) cho nhà Chu. Lúc ấy nhà Chu suy yếu mà ông thì đã già nên ông bỏ Chu mà đi về hướng tây, ông gặp huyện lệnh là Doãn Hĩ, vì mến mộ Lão Tử nên Doãn Hĩ thưa với ông: “Ngài toan đi ẩn, xin vì sự mến mộ của tui mà để lại bộ sách”. Ông ở lại viết quyển Đạo đức kinh trao lại rồi từ giã mà tiếp tục đi, từ đó không còn ai biết đời ông chung cuộc ra sao? Tiểu sử của ông hầu như vỏn vẹn chỉ có thế thôi.
4. Ước vọng của Lão Tử:
Có thể Lão Tử là người tin mãnh liệt về sự luân hồi của vạn vật và có thể Ông đã ít nhiều lần tái kiếp (Ta thấy một chiếc lá cây, nó chỉ hiện diện trên thân cây trong thời khắc một năm: xuân trổ, hạ trụ, thu tàn, đông hoại, mà thân cây thì có khi sống đến vài trăm năm. Như vậy cái chết của lá, nó bù đắp một phần nhỏ nào đó cho thân cây; Vua Thần Nông chết đi mà nông cụ của Ông vẫn đang góp phần phục vụ sự sống cho mấy tỉ con người; cái chết của Abraham Lincoln đổi lại tự do cho mấy triệu người nô lệ; (dẩn đến việc xoá hết ách nô lệ trên thế giới như hiện nay ), cái chết của chúa Jesu đổi lại một chân lý mà muôn đời hiệu dụng. Đó là hiệu quả mà chúng ta nhận thấy được, còn những thứ mà mắt thường không trông thấy được (Chương 14 ông viết: “Xem thì không thấy, lóng thì không nghe, bắt thì không nắm được”), ông muốn nói đến không khí, một thứ luôn cọ sát và bao quanh chúng ta mà ta không quan tâm, mà vì lợi ích riêng đã vô tình làm ô nhiễm nó, vì thế ta phải chung tay lo bão vệ vì con cháu ta rất cần nó ở mai sau .
Kính mời quý vị cùng tui đi sâu vào nội dung Đạo đức kinh, chúng ta sẽ thấy ngoài vấn đề Đạo Đức ông còn đề cập nhiều lắm: Công bằng, Bác ái, Dân chủ, Cộng hòa. Kể cả Bình đẳng giới (Làm như con Mái) mà tư tưởng này đã bị câu “phụ nhân nan hóa” chôn vùi đã mấy ngàn năm qua. Thì ra tư tưởng của ông thông suốt từ ấy đến nay, thế kỷ XXI mà vẫn còn hiệu dụng.
5. Ước vọng của dịch giả
Tư tưởng Tiểu quốc quả dân (chương 80) Thà rằng Lãnh đạo một nước nhó dân ít mà dân sống sung túc và hạnh phúc vẫn còn hơn lo phát triễn vũ khí hạt nhân đễ mỡ mang bờ cỏi bao la mà dân đói kém thiếu lương thực, thất nghiệp luôn sống trong cùng kiệt đói, Cái nào tốt hơn ?.Hay là họ muốn truyền thừa ngôi vị cho con cháu như thời quân chủ chuyên chế .Có còn được nữa hay không ?. Vì Lão Tử đả thấu triệt cái lẽ của Tạo hóa, cái lẽ nhân sinh, ông muốn đem cái lẽ ấy giúp nhân loại nhận diện ra được chân lý đích thực của cuộc sống và hóa giải những bất ổn do chính con người gây nên.( Đừng mong lập lại Đế Quyền ở thế kĩ 21 ).
Mục đích chính của cuộc sống con người trong xã hội này là gì? Vinh thê ấm tử? Rạng rỡ tông môn? Hay thực thi Đạo Đức? hay một mục đích nào khác ?... Mỗi người trong xã hội đều tự đặt ra cho mình những mục tiêu sống, nhưng có người vì đặt ra mục tiêu sống cho mình một cách sai lầm ,hay chỉ biết vì mình nên còn mãi xuống, lên trên đường thăng đọa; Nay tui xin lấy một vài người rất gần gũi với chúng ta để điển hình: Có những người không chọn mục tiêu vinh thê ấm tử hay rạng rỡ tông môn, mà chọn thực thi Đạo Đức để phấn đấu: cả đời lao nhọc không nề nguy hiểm gian nan, kham khổ, vì lợi ích đem lại tự do cho đồng bào, cho dân tộc,e sợ và làm việc cật lực cho đến cuối đời mà tài sản riêng không đáng giá một chỉ vàng, và con cháu ông cũng chẵng có ai là quan chức lớn trong chánh phủ, đó là Hồ Chí Minh; một người khác, nuôi ý tưởng giải ách nô lệ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, suy ra kế sách: Phải có được một quyền lực tối cao, nên cố công học tập, phấn đấu cả đời đến khi được làm tổng thống Mĩ. Kí xong Sắc luật xóa ách nô lệ và sau đó bị ám sát chết. Vì việc làm ấy đụng chạm đến quá nhiều quyền lợi của giới chủ nô, ông biết mình sẽ chết để đổi lấy tự do cho nhiều người, ông chấp nhận hy sinh mạng sống, đó là Abraham Lincoln .Lại một người khác nữa: Gia tài của ông rất lớn nhưng ông không để lại tất cả cho con cháu để được vinh thê ấm tử, mà ông vì nghĩ đến nhân loại nên dùng tài sản lao động cả đời tưởng thưởng cho những người cố công tìm ra phương pháp hòa bình, y học, khoa học để phục vụ cho nhân loại, đó là Nobel.
Còn chúng ta -tui và các bạn, người thì chịu sự giày vò lại lao tâm khổ tứ vì những điều cỏn con ,kẻ thì bị tù vì tội lừa gạt, gian lận, tham nhũng, buôn bán ma túy v.v... Tại sao? Vì chúng ta đặt mục tiêu phấn đấu chỉ là vinh thê ấm tử, hay rạng rỡ tông môn là những mục tiêu trôi nổi, luôn khiến bản thân mình phải chịu sự thăng đọa trong kiếp con người mà không hề biết con đường của người đời hay là pháp môn của người tu là: thực thi Đạo Đức mới là mục tiêu cao cả để con người và tăng lữ vươn tới quả vị phật tiên thánh thần . Những vĩ nhân khác với chúng ta là vì họ biết buông bỏ tài sản, công danh và sinh mạng của mình để lo cho nhân loại và vạn loại.
Tâm trạng của Tạo hóa cũng như tâm trạng của những Mạnh Thường Quân bỏ tiền và công sức xây dựng ngôi trường, thế mà học sinh và thầy cô không lo dạy và học để tiến hóa, mà họ đang bẻ chân bàn, ghế làm vũ khí đánh nhau: lớp này đánh với lớp kia (hai nước đánh nhau), khối này chống khối khác (Đạo này chống Đạo khác), lấy ngói lợp ném chọi nhau để gây thương tích cho nhau (tàn phá môi trường chung, gây hiện tượng nghiện ngập cho nhiều người để họ làm giàu). Hiện chúng ta là quan khách đứng trước cảnh này chúng ta nghĩ sao? Như việc tạo ra chất nổ để nhân loại phá núi làm đường xá, xây dựng nhà cửa, cầu đập để ngăn lũ... thì loài người lấy làm chất nổ để khủng bố nhau vì những bất đồng nào đó. Thử hỏi học trò và thầy cô trong trường này họ đang học những gì và sẽ làm gì sau khi ra trường!!!
Đọc Đạo đức kinh và suy ngẫm về cái Đạo của Tạo hóa, chiêm nghiệm về cuộc sống của mình và người khác để sống tốt hơn, biết yêu thương nhau hơn, biết vượt qua những điều nhỏ nhặt tầm thường trong cuộc sống là một điều nên làm vậy.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top