daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương I:
tổng quan về công tác sử dụng
máy và thiết bị đầm lèn
I.1. Đặt vấn đề:
Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã và đang thu được
những thành tựu to lớn. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là xây dựng hệ thống
các công trình giao thông vận tải có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của mọi miền tổ quốc.
Để xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình giao thông vận tải như đê điều,
nhà ga, sân bay, bến cảng và đặc biệt là các tuyến đường bộ thì một trong những
thiết bị quan trọng là các máy và thiết bị đầm lèn.
Trong thi công đường bộ hiện nay chúng ta đang áp dụng quy trình công nghệ
ASTHO nên việc sử dụng các loại lu bánh thép kiểu tĩnh hay rung - tĩnh kết hợp
đang rất phổ biến. Đặc biệt là lu rung.
Để nâng cao chất lượng thi công nền và mặt đường nhằm mục đích cạnh tranh
khi đấu thầu thì phải có máy móc và thiết bị có năng suất cao mà vốn đầu tư ít, nhất
là trong thi công các công trình giao thông nhỏ, các công trình giao thông nông thôn
điều kiện còn cùng kiệt nàn nên các công trình xây dựng có vốn rất hạn hẹp.
Do những khó khăn về tài chính, các đơn vị thi công trong nước hiện nay ít có
khả năng nhập khẩu các máy mới 100% mà chủ yếu là các máy đã qua sử dụng,
thậm chí các máy đã qua sử dụng cũng còn hạn chế. Vấn đề được đặt ra là cần
thiết kế các loại máy mà trong nước có thể chế tạo được với giá thành rẻ hơn mua
các máy cũ và có khẳ năng phục vụ thi công tốt, một trong các máy đó là máy lu
rung, đặc biệt là lu rung mini để phục vụ cho các công trình nhỏ, vỉa hè,... các công
trình mà xe lớn không thể làm việc được. Đó chính là mục đích của đề tài này.
Hiện nay việc chế tạo lu rung cũng đã và đang được thực hiện ở Việt Nam, điển
hình là công ty cơ khí công trình giao thông I... Như vậy về mặt khách quan đề tài
này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay, hoàn toàn có tính khả thi.
I.2. Khái niệm đầm lèn:
Đất sau khi được đào đắp dùng làm nền cho các công trình thường không đảm
bảo độ bền chắc cần thiết, do đó cần đầm lèn hay tự nhiên hay nhân tạo nhằm
mục đích giảm tối đa thể tích rỗng trong đất, làm các phần tử đất hay vật liệu sắp
xếp có trật tự hơn, tăng lực bám dính giữa chúng, tăng tỷ trọng riêng và tăng mô
đuyn biến dạng (hay còn gọi là biến dạng vĩnh viễn).
Phương pháp đầm lèn tự nhiên cần nhiều thời gian, không đảm bảo tiến độ thi
công công trình, vì vậy hầu như người ta dùng phương pháp đầm lèn nhân tạo, tuy
nhiên càng tận dụng đầm lèn tự nhiên trong những trường hợp có thể thì càng tốt.
Có ba yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đầm lèn là: lực, thời gian và độ ẩm.
 Lực:
Độ bền trong các phân tử đất thường rất lớn so với độ bền liên kết giữa
chúng với nhau, do đó đầm lèn thực chất là việc tác dụng ngoại lực để phá
vỡ các liên kết ấy, làm cho các lỗ hổng giữa các phân tử đất chứa không khí
không còn nữa, các phân tử đất được sắp xếp lại sát nhau hơn. Như vậy,
năng lượng đầm lèn chủ yếu để thắng các lực liên kết và lực ma sát giữa các
phân tử đất khi chuyển dịch.
 Thời gian:
Quá trình biến dạng phát triển trong một khoảng thời gian cần thiết. Khi
tác dụng lực đột ngột, thời gian để đất ở trạng thái căng thẳng rất nhỏ so với
thời gian cần thiết để đất biến dạng hoàn toàn. Vì vậy, để đạt được kết quả
mong muốn cần tác dụng lực nhiều lần hay tăng thời gian duy trì lực tác
dụng. Yếu tố lực và thời gian tuy quan trọng nhưng có thể khắc phục được
một cách chủ động bằng cách tăng - giảm trọng lượng của máy đầm lèn (gia
tải), tăng - giảm số lần đầm lèn hay cho máy chạy với tốc độ nhanh - chậm
tuỳ theo yêu cầu.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top