daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn
CHƯƠNG I. CHÂN KHÔNG
I. KHÁI NIỆM
chân không, trong vật lý thuyết cổ điện, là không gian
không chứa vật chất. Như vậy chân không có thể tích khác
không và khối lượng (và do đó năng lượng) bằng không. Do
không có vật chất bên trong, chân không là nơi không có áp
suất.
Một số lý thuyết lượng tử cho biết khái niệm chân không
theo nghĩa cổ điển không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất
định. Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động
khối lượng (và do đó năng lượng) nhỏ. Điều này nghĩa là, ở
một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt có năng lượng
dương và một thời điểm khác hạt này biến mất. Các hạt ngẫu nhiên xuất hiện trong chân
không tạo ra một áp suất gọi là áp suất lượng tử chân không. Các thí nghiệm đo đạc áp suất
này sẽ giúp khẳng định độ chính xác của các lý thuyết lượng tử về chân không.
Trong thực tế, không có nơi nào trong vũ trụ quan sát được tồn tại chân không hoàn hảo
như lý thuyết. Các thí nghiệm và các ứng dụng thực tế có thể tạo ra các không gian chứa ít vật
chất và có áp suất thấp. Những không gian này cũng hay được gọi là "chân không" trong kỹ
thuật, như khi nói về máy bơm chân không, tùy theo quy ước về giới hạn áp suất thấp. Như
vậy, chân không được hiểu là khoảng không-thời gian cụ thể có mật độ vật chất thấp và/hay
rất thấp. Lưu ý, khái niệm thấp và rất thấp ở đây được hiểu một cách tương đối...
Trang thái chân không, do đó, hiểu là trạng thái có áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển
trung bình chuẩn, và được chia thành:
1. Chân không thấp (p>100Pa)
2. Chân không trung bình (100Pa>p>0.1Pa)
3. Chân không cao (0.1Pa>p>10-5Pa)
4. Chân không siêu cao (p<10-5Pa)
Nói chung, nơi có điều kiện gần với chân không nhất là khoảng không giữa các thiên thể,
hay khoảng không ở ngoài rìa vũ trụ (cách trung tâm Vụ Nổ Lớn hơn 15 tỷ năm ánh sáng).
Hạt photon của ánh sáng và bức xạ điện từ được đánh giá là di chuyển trong chân không, đúng
hơn là trong không gian không có vật chất nào ngoài hạt này, với tốc độ không đổi và không
phụ thuộc vào hệ quy chiếu, thường được gọi là tốc độ ánh sáng.
II. Lịch sử
Hơn 25 thế kỉ qua, chân không đã được con người gán cho nhiều khái niệm khác nhau.
Theo quan niệm của các nhà khoa học thời cổ đại ở thế kỉ XV, mà tiêu biểu là Democrite-
cha đẻ của thuyết nguyên tử, cho rằng chân không là không gian không chứa vật chất, trống
rỗng, hoàn toàn không có gì. Qua đó, có nghĩa là với thể tích khác không, nhưng khối lượng
bằng không dẫn đến năng lượng bằng không thì áp suát bằng không. Một thế kỉ sau, Aristote
lại phủ nhận chân không và ca ngợi thiên nhiên. Thiên nhiên có mặt ở khắp mọi nơi, cho rằng
không gian chứa đầy “ete vũ trụ”-chất “tinh túy tuyệt vời”, nó có mặt ở mọi nơi, mọi chốn.
Vậy, chân không không thể tồn tại, vì nếu có thì chuyển động của một vật sẽ phải “tức thời”
hay “bất tận”. Những tư duy ý niệm có tính triết học về chân không. “trống rỗng”, “hư vô”
thống trị tư duy của thế giới Ả Rập, La Mã, Hy Lạp đó chỉ bị đánh đổ khi có sự ra đời khoa
học thực ngiệm của Gallile(1564-1642),Pascal(1623-1662), Torricelli(1608-1647) ở TK
XVII. Dù bản chất của chân không chưa được sáng tỏ nhưng kể từ đó, chân không mới đi dần
vào hiện thực cuộc sống.
Nhưng đến năm 1654, sau thí nghiệm của “Quả cầu Magdeburg” Otto Von Guericke tiến
hành tại bang Magdeburg, nước Đức,quê hương ông, chân không mới thực sự được hiểu đúng
và bắt đầu phục vụ sản xuất. Có thể nói, ông là người đặt nền tảng, là cha đẻ của chân không.
Nói về thí nghiệm “Quả cầu Magdeburg”. Mỗi học sinh đều được học ở trung học, trong thí
nghiệm này, có 16 con ngựa- mỗi bên 8 con kéo một bán cầu kim loại đã mài nhẵn, áp sát vào
nhau và được rút hết không khí bên trong bằng chiếc máy hút chân không cũng do Otto chế
tạo vào năm 1650. Qua thí nghiệm này, con người mới thấy được sức ép to lớn của khí quyển
lên mặt đất như thế nào.
Ngày nay, lý thuyết lượng tử đã khẳng định Rằng: Do sự đúng đắn của “Nguyên lý bất
định”mà luôn có sự “dao động” khối lượng và năng lượng (dù rất nhỏ) trong lòng chân
không. Nghĩa là, những hạt mang năng lượng vẫn tồn tại trong chân không. Chúng tạo ra áp
suất trong lòng chân không, gọi là “áp suất lượng tử chân không”.
Và, thực tế đã chứng minh Không tồn tại môi trường chân không hoàn hảo như lý thuyết.
CHƯƠNG I. CHÂN KHÔNG
I. KHÁI NIỆM
II. Lịch sử
CHƯƠNG II. KỸ THUẬT CHÂN KHÔNG
I. Bơm chân không (máy hút chân không)
II. Bơm tạo chân không thấp:
II.1 Bơm chân không kiểu pittông
III. Bơm tạo chân không trung bình và cao
III.1 Bơm chân không kiểu rôto
III.1.1 Bơm vòng nước
III.2 Bơm chân không kiểu phun tia.
III.3 Phân loại:
III.4 Bơm tia có một số nhược điểm như:
CHƯƠNG III. ĐO ÁP SUẤT VÀ CHÂN KHÔNG
I. Áp suất
II. Áp suất tuyệt đối và áp suất dư
III. Đo chân không trong phòng thí nghiệm
III.1 Chân không kế Mcleod:
III.2 Loại dùng trong công nghiệp
III.2.1 Áp kế và hiệu áp kế đàn hồi.
IV. MỘT SỐ LOẠI ÁP KẾ ĐẶC BIỆT
CHƯƠNG IV. ĐIỀU KHIỂN HÚT CHÂN KHÔNG
I. VAN ĐIỀU KHIỂN ÁP SUẤT
I.1 Valve an toàn
I.2 Valve tuần tự
I.3 Valve giảm áp
CHƯƠNG V. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHÂN KHÔNG
I. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHÂN KHÔNG TRONG SẢN XUẤT DU THUYỀN:
II. Phương pháp mới trong xử lý nền đất yếu
III. Đèn điện tử chân không
IV. Nguyên lý hoạt động
V. Ứng dụng
VI. Phân loại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top