bebong_mimi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Tổng quan các mô hình sóng và các chương trình tính toán tải trọng sóng hiện có, giới thiệu 2 chương trình tính sóng hiện đang sử dụng trong tính toán tải trọng cho công trình biển là chương trình MOLOSH và WF2000. Trình bày phương trình mặt sóng của mô hình sóng Trosman và động học hạt nước tương ứng. Xây dựng thuật toán tính toán động học hạt nước và tải trọng tác động lên công trình. Áp dụng chương trình tính toán để tính tải trọng cho một giàn tự nâng và một giàn cố định
Luận văn ThS. Cơ học vật thể rắn -- Trường Đại học Công Nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
Chương 1. Tổng quan các mô hình sóng và các chương trình tính toán tải trọng sóng
hiện có .........................................................................................................................5
1.1. Tổng quan các mô hình sóng ...........................................................................5
1.2. Các chương trình tính toán tải trọng sóng hiện có.........................................15
Chương 2. Mô hình sóng của Trosman và động học hạt nước .................................18
2.1. Lý thuyết sóng ngẫu nhiên tuyến tính............................................................18
2.1 Mô hình Sóng mới của Trosman.....................................................................20
2.3. Động học của hạt nước theo lý thuyết sóng mới ...........................................24
Chương 3. Xây dựng chương trình tính toán động học của hạt nước và tải trọng tác
động lên công trình....................................................................................................27
3.1 Tải trọng theo Morison cho các phần tử tương đối nhỏ .................................27
3.2 Quy trình tính toán tải trọng sóng...................................................................31
3.3. Thiết lập mô đun tính toán động học hạt nước và ghép nối vào chương trình
tính tải trọng..........................................................................................................32
Chương 4. Ví dụ tính toán.........................................................................................37
4.1. Trường hợp mô hình giàn tự nâng ba chân....................................................38
4.2. Trường hợp mô hình giàn cố định .................................................................42
Kết luận .....................................................................................................................46

Tài liệu tham khảo.....................................................................................................47
Phụ lục 1. Kết quả số ............................................................................................49
Phụ lục 2. Hướng dẫn vào số liệu.........................................................................55 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Trước khi tính toán thiết kế các công trình biển cần đánh giá các tải trọng của
môi trường. Chúng bao gồm: tải trọng do sóng, gió và dòng chảy.
Tải trọng sóng đóng vai trò quan trọng nhất trong tính toán các công trình
biển, vì tải trọng do sóng tác động tại phần ngập nước của công trình đóng góp phần
đáng kể nhất trong các tải trọng môi trường. Tải trọng do sóng thường gấp vài lần
so với tải trọng do gió. Ngoài ra, tải trọng do dòng chảy cũng đóng góp một phần
vào tải trọng tác động lên phần ngập nước của công trình.
Để tính toán tác động của tải trọng do sóng và dòng chảy ta có các bước:
 Xác định các tham số: tham số sóng, áp dụng lý thuyết sóng tương ứng để tìm
vận tốc, gia tốc của chất lỏng và áp lực của chất lỏng.
 Tính toán tải trọng tác động cho các phần có kích thước lớn như tầu, xà lan kể
đến cả thành phần lực do sóng tới, do nhiễu xạ và do phản xạ (do lắc của tầu
trên nước tĩnh).
 Tính toán tải trọng tác động cho giàn gồm các phần tử có kích thước nhỏ.
Dùng phương trình Morison để xác định tải trọng tác động lên các phần tử của
giàn. Khi giàn chuyển động thay vận tốc và gia tốc bằng vận tốc và gia tốc
tương đối của chất lỏng so với vật để tính tải trọng theo công thức Morison.
Trong luận văn này tập trung trình bày, tính toán tải trọng lên các giàn cố định
hay di động từ các thanh kích thước tương đối nhỏ so với chiều dài bước sóng
  5D .
Để tính được tải trọng do sóng tác động lên công trình điều quan trọng nhất là
xác định động học của hạt nước tức là xác định vận tốc và gia tốc của hạt nước. Tuy
nhiên việc tìm lời giải chính xác của các phương trình động học của sóng là việc
không dễ dàng. Có nhiều cách tiếp cận được nhiều tác giả sử dụng đó là các mô hình sóng điều hòa. Đơn giản nhất là sử dụng mô hình sóng tuyến tính Airy, phức
tạp hơn ta có thể sử dụng mô hình sóng Stock bậc 5 hay lý thuyết hàm dòng.
Nhưng các mô hình sóng điều hòa không thể hiện tốt được phản ứng động của
kết cấu dưới tương tác của sóng biển. Không chỉ tải trọng tác động vào từng thời
điểm có ảnh hưởng đến phản ứng động của kết cấu mà cả lịch sử tác động. Vì vậy
tốt nhất là sử dụng các phương pháp phân tích động trong miền thời gian. Tuy nhiên
các phương pháp phân tích trong miền thời gian đòi hỏi số lượng tính toán cồng
kềnh, mất rất nhiều thời gian. Chính vì lẽ này, nhóm tác giả (Tromans PS, Anaturk
AR, Hagemeijer P. (1991) đã đưa ra một cách tiếp cận mới để mô phỏng phương
trình mặt sóng ngẫu nhiên cho một chu kỳ thời gian đủ dài có kể đến tổ hợp phổ của
mặt biển. Cách tiếp cận này cho phép ta đưa ra mô hình sóng tiền định, ở đây
phương trình mặt sóng chính là kỳ vọng của mặt sóng tại lân cận đỉnh sóng lớn nhất
và sử dụng nó để tính toán động học của hạt nước. Cách tiếp cận này được nhiều tác
giả (Tromans P.S., Efthymiou M., Van de Graaf J. W., Vanderschuren L. &
Taylor P.H., 1992, Williams M. S., Thompson R.S. G., Houlsby G. T., 1998,
Cassidy M.J., Taylor R.E. & Houlsby G.T., 2001) chấp nhận thay thế cho các lý
thuyết sóng điều hòa và sử dụng trong phân tích động các giàn ngoài biển.
2. Mục đích của luận văn
Tải trọng tác động lên chân đế các công trình ngoài khơi như giàn cố định,
giàn tự nâng dạng ống thường được xác định bằng công thức Morison mở rộng, có
kể đến chuyển động tương đối của chất lỏng và chân đế.
f  CM D a  CM   D ar  CD D u  ur u  ur 
1 2
4
1
4
2 2
(0.1)
ở đây: f là áp lực của nước lên thành ống đứng tại một điểm;
CD,CM là hệ số kéo và hệ số quán tính;
D là đường kính của ống;
 khối lượng riêng của nước; Phụ lục 2. Hƣớng dẫn vào số liệu
Ta có thể vào số liệu dưới dạng một file text sự dụng một chương trình soạn
thao bất kỳ. Trong phụ lục này thuyết minh file số liệu dạng text này
Các số liêu chung
numnp nbeam
Số liệu này chứa trong dòng đầu tiên của file, numnp - là số lượng các nút
trong kết cấu, nbeam - số liệu các thanh trong kết cấu. Ví dụ như trong file số liệu
chân đế giàn tự nâng dòng số liệu đó như sau:
19 21
Có nghía có 19 nút và 21 phần tử thanh
Các số liệu về nút
node X-cor Y-coor Z-coor
Loại số liệu này có numnp dòng. Mỗi dòng có 4 số:
- node - số hiệu của nút,
- X-coor, Y-coor, Z-coor - toạ độ của các nút.
Ví dụ trong file số liệu của chân đế giàn tự nâng cho ở phía dưới đây nhóm số
liệu này có 49 dòng cụ thể như sau
2 39.8372 -6.0 0.000
3 39.8372 6.0 0.000
4 50.2295 0.0 0.000
.........
49 50.2295 0.0 88.574
Các số liệu về thanh
ne ni nj diam
Loại số liệu này có nbeam dòng, Mỗi dòng có 4 số:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Tính toán tải trọng sóng tác động lên công trình ngoài khơi sử dụng mô hình sóng của Trosman

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top