tctuvan

New Member
Tải miễn phí đồ án cho ae ketnooi
Hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên từ thực vật và các phương pháp thử nghiệm in vivo và in vitro

Phần 1. Hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên từ thực vật . 2
1. Khái niệm và phân loại các hợp chất tự nhiên 2
2. Hoạt tính sinh học của các hợp chất chính 3
2.1. Phenol – axit phenol và dẫn xuất 3
2.2. Flavonoid 5
2.3. Tinh dầu 8
2.4. Steroit 10
2.5. Saponin . 11
2.6. Glycozit tim và glycozit xianogen 12
2.7. Alcaloit . 13
2.8. Carotenoit . 14
Phần 2. Các phương pháp thử hoạt tính sinh học tại Việt Nam và trên thế giới 18
A. Phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro . 18
1. Những yếu tố ảnh hưởng . 18
2. Kĩ thuật định tính để thăm dò tác dụng trên vi khuẩn 21
3. Phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn bằng kĩ thuật dùng khoanh giấy trên môi trường đặc . 24
4. Phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn bằng kĩ thuật dùng ống trụ trên môi trường đặc 25
5. Phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn dùng kĩ thuật hệ nồng độ trong môi trường lỏng 26
6. Phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn dùng kĩ thuật vi định lượng trong môi trường lỏng 28
7. Phương pháp sinh tự kí . 31
B. Các phương pháp xác định khả năng kháng nấm 32
1. Những yếu tố ảnh hưởng . 32
2. Nghiên cứu tác dụng kháng vi nấm in vivo . 34
3. Mô hình gây nhiễm vi nấm đa thực nghiệm ở chuột lang 36
4. Mô hình gây nhiễm nấm giác mạc ở thỏ . 38
5. Mô hình gây nhiễm vi nấm ở âm hộ, âm đạo chuột nhắt trắng . 40
6. Mô hình gây nhiễm vi nấm toàn thân ở chuột nhắt trắng 42
7. Mô hình gây nhiễm nấm phổi ở chuột nhắt trắng . 44
8. Một số mô hình khác . 46
C. Các phương pháp xác định tác dụng chống oxi hóa . 47
1. Phương pháp xác định hàm lượng MDA 47
2. Các phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxi hóa in vitro 49
2.1 Phương pháp sử dụng DPPH 49
2.2. Phương pháp đánh giá khả năng kết hợp với ion sắt II 50
2.3. Phương pháp đánh giá khả năng đánh bắt gốc superoxyd O 51
2.4. Phương pháp đánh giá khả năng đánh bắt peroxyhydro H2O2 52
2.5. Phương pháp xác định hoạt tính peroxydaza máu người theo phương pháp E.Xavron 53
D. Phương pháp nghiên cứu tác dụng chống viêm . 55
1. Các phương pháp nghiên cứu trên phù thực nghiệm 56
1.1. Thử nghiệm trên phù chân chuột gây bằng kaolin . 56
1.2. Thử nghiệm trên phù chân chuột gây bằng carragenin 56
2. Thử nghiệm trên ban đỏ gây bởi tia tử ngoại ở chuột lang 57
3. Các phương pháp nghiên cứu trên u hạt thực nghiệm 58
3.1. Thử nghiệm trên u hạt thực nghiệm gây bằng amian 58
3.2. Thử nghiệm trên áp xe gây bằng tinh dầu thông . 58
4. Thử nghiệm gây dịch rỉ màng phổi trên chuột cống trắng già . 59
5. Thử nghiệm trên viêm đa khớp thực nghiệm do Mycoplasma arthritis . 59
5.1. Việc gây viêm đa khớp gồm ba giai đoạn 59
5.2. Đo cường độ viêm đa khớp 60
5.3. Thử nghiệm tác dụng chống viêm khớp của thuốc . 61
6. Thử nghiệm trên viêm khớp thực nghiệm gây bởi chất bổ trợ Freund . 61
7. Thử nghiệm trên viêm đa khớp ở chuột cống trắng gây bằng chất bổ trợ (chất sáp D) phân lập từ trực khuẩn lao 62
8. Nghiên cứu sự dung nạp thuốc chống viêm bởi dạ dày . 64
E. Phương pháp nghiên cứu tác dụng chống ung thư . 65
Phương pháp thử độ độc tế bào . 65
F. Một số ví dụ . 66
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với công cuộc phát triển kinh tế thì việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở nên cấp thiết đối với mọi quốc gia trên thế giới. Do vậy nhu cầu về sử dụng thuốc để phòng ngừa và chữa trị bệnh tật ngày càng tăng cao. Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, có thảm thực vật phong phú đa dạng với gần 14.600 loài thực vật trong đó có 12.000 thực vật bậc cao chưa kể rêu, tảo, các loại nấm. Nhiều loài trong số đó đã được sử dụng trong y học cổ truyền và các mục đích khác phục vụ chữa bệnh cho nhân dân việt nam trong suốt quá trình lịch sử và phát triển của đất nước.
Hiện nay một trong những hướng chính để phòng ngừa và chữa trị bệnh tật là nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên. Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), 80% dân số trên toàn thế giới vẫn tin dùng các loài thảo dược cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và khoảng hơn 60% các tác nhân hóa trị liệu có nguồn gốc từ các hợp chất thiên nhiên.
Việc nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học không những giúp sử dụng các cây thuốc một cách hiệu quả mà trên cơ sở đó còn có thể phân lập được các hợp chất để tiến hành tổng hợp hay bán tổng hợp ra các hoạt chất mới có hoạt tính cao hơn và ít tác dụng phụ hơn trong điều trị.
Việc nghiên cứu kế thừa và phát huy vốn quí của dân tộc đặt ra lúc này vừa là vận hội và cũng là thử thách đối với những nhà khoa học nói chung và cho những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp dược nói riêng. Bằng nhiều phương pháp thử nghiệm khác nhau, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh được ứng dụng của các hợp chất tự nhiên như: ankaloid, flavonoid, saponin, glycozid, steroid, tinh dầu... trong các lĩnh vực y học, dược học và thực phẩm chức năng. Bởi vậy chúng tui đã tiến hành: Khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên từ thực vật và các phương pháp thử nghiệm invitro và invivo.



Phần 1. Hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên từ thực vật
1. Khái niệm và phân loại các hợp chất tự nhiên
Hợp chất thiên nhiên là các sản phẩm hữu cơ của các quá trình trao đổi chất trong cơ thể sống. Ngành hóa học nghiên cứu tính chất và cấu trúc của các hợp chất thiên nhiên được gọi là hóa học các hợp chất thiên nhiên
Dựa vào chức năng sinh học người ta chia các hợp chất chứa trong cây thành hai nhóm lớn:
Chất trao đổi bậc một : Là các chất tham gia vào quá trình sinh trưởng của cây như các hydrat cacbon, lipit và các axit amin, chúng là thành phần không thể thiếu trong cây cỏ.
Chất trao đổi bậc hai: Là những chất mà vai trò chủ yếu của chúng không phải là để nuôi sống và phát triển cây. Chúng có thể có ở cây này nhưng vắng mặt ở cây kia. Các chất trao đổi bậc hai thường là đối tượng nghiên cứu quan trọng do các tác dụng sinh lí và dược lí của chúng, như tác dụng kháng sinh, tác dụng diệt nấm, tác dụng ức chế hay kích thích sinh trưởng và tác dụng dược lí, sinh lí khác. Ngoài ra còn một số thành phần vô cơ.
Trong hợp chất thiên nhiên thường có các nhóm chức cơ bản:
 Hợp chất hidrocacbon chưa no
 Ancol - phenol - ete
 Andehit- xeton
 Axit hữu cơ và dẫn xuất
 Amin
 Dị vòng
 Hợp chất tạp chức …
Dựa vào bộ khung cacbon, các nhóm chức và theo tính phổ biến của hợp chất, các hợp chất thiên nhiên thường được phân loại thành:
 Chất béo - lipit
 Hidratcacbon- Gluxit
 Tecpenoit
 Steroit
 Coumarin
 Flavonoit
 Ankaloit
 Tanin
 Chất kháng sinh
 Vitamin…
Hoạt chất sinh học là một hợp chất hóa học - giống như vitamin và khoáng chất – cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
2. Hoạt tính sinh học của các hợp chất chính
2.1. PHENOL - AXÍT PHENOL VÀ DẪN XUẤT
* Đặc điểm và phân bố:
Phenol là nhóm các hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nhân thơm.
Các hợp chất phenol nói chung dễ tan trong nước vì trong thiên nhiên chúng thường tồn tại ở dạng glycozit.
Trong hàng ngàn hợp chất phenol trong thiên nhiên đã biết rõ cấu tạo thì hợp chất flavonoit là nhóm hợp chất quan trọng nhất. Ngoài hợp chất phenol đơn chức một vòng, các phenylpropanoit và quinon cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể.
Về các poliphenol trong cây có lignin, melanin, tanin.
Các phenol và axit phenol thường được nghiên cứu chung vì chúng thường song song tồn tại với nhau ở trong cây.
Một số phenol có trong cây là: hydroquinon (1,4-dihidroxibenzen), rezocxinol (1,3-dihidroxibenzen), ocxinol (1,3-dihidroxi-5-metylbenzen), phlorogluxinol (1,3,5-trihidroxibenzen),catechol (1,2-dihidroxibenzen),pyrogalol (1,2,3-trihidroxibenzen),..
Các axit phenol thường gặp là: axit p-hydroxibenzoic,axit protocatechic (axit 3,4-dihidroxibenzoic), axit vanilic (axit 4-hidroxi-3-metoxi benzoic), axit syringic (axit 4-hidroxi-2,3-dimetoxi benzoic),…
Các axit phenol tồn tại ở dạng kết hợp với lignin tạo thành este hay với các oza dưới dạng glycozit. Các axit phenol thường gặp là: axit p-hydroxibenzoic, axit pyrocatechic, axit vanilic, axit syringic, các axit ít gặp là axit salixylic, axit o-protocatechic (axit 2,3-dihydroxibenzoic),.
Ngược với axit phenolic, các phenol tự do rất hiếm thấy trong cây. Hydroquinon là chất thường gặp hơn cả, tiếp đến là catechol, ocxinol, phlorogluxinol, pyrogalol
Hợp chất phổ biến nhất là các axit hydroxyxinamic

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Xem thêm
Khảo sát một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong nuôi
Nghiên cứu hóa học các hợp chất có hoạt tính sinh học
Nghiên cứu hoạt tính chống oxi hóa và độc tính tế bào của
Enzym thực vật
Nghiên cứu tách và xác định cấu trúc của vài hợp chất từ vỏ cây
Nghiên cứu hoạt tính sinh học của vài chủng xạ khuẩn phân
Nghiên cứu tách và xác định cấu trúc vài hợp chất từ hoa
Nghiên cứu xạ khuẩn streptosporangium phân lập từ vườn quốc
Nghiên cứu thành phần hoá học của cây gòn ceiba
Chất kháng khuẩn thực vật
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xác định hàm lượng mangan trong nước sinh hoạt bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử Formaloxim Khoa học Tự nhiên 0
E Thử nghiệm cải tiến chỉ tiêu dự báo không khí lạnh các tháng cuối mùa đông bằng phương pháp Synôp Luận văn Sư phạm 0
T Nghiên cứu sự tạo phức giữa sắt (III) với thuốc thử 4-(Pyridyl-2-azo)-Rezocxin(Par) bằng phương pháp Khoa học Tự nhiên 0
L Nghiên cứu thử nghiệm một số phương pháp địa vật lý phát hiện các đối tượng di tích lịch sử bị chôn Khoa học Tự nhiên 0
A Nghiên cứu thử nghiệm một số phương pháp nội suy trong xử lý số liệu thực nghiệm Khoa học Tự nhiên 3
D Tái chuẩn hóa bằng phương pháp điều chỉnh thử nguyên trong lý thuyết trường lượng tử Khoa học Tự nhiên 0
K Thử nghiệm phương pháp lọc Kalman tổ hợp cho mô hình WRF để dự báo mưa lớn miền trung Việt Nam Môn đại cương 0
A Nghiên cứu phương pháp trắc quang xác định asen bằng thuốc thử safranine Khoa học Tự nhiên 2
C Nghiên cứu, phát triển phương pháp tính độ tương tự câu truy vấn trong hệ tìm kiếm và ứng dụng thử n Hệ Thống thông tin quản trị 0
N Nghiên cứu một số phương pháp nâng cao chất lượng tổng hợp tiếng Việt và thử nghiệm cho phần mềm VnV Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top