rica17

New Member
Tải miễn phí luận văn


Lời Nói Đầu

Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất. Nó là cầu nối giữa một bên là sản xuất, một bên là trao đổi và tiêu dùng. Nói cách khác, hệ thống phân phối là con đường đi dẫn hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất đến với người tiêu dùng. Và như vậy, thiết lập hệ thống phân phối là hệ thống các công việc không thể tách rời quá trình sản xuất. Sản xuất ra sản phẩm và muốn bán cho người tiêu dùng thì trước đó buộc phải thực hiện các hoạt động liên quan đến phân phối.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế thì theo đó hệ thống phân phối không những cũng phát triển theo mà còn phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trước kia, trước khi thực hiện đổi mới nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước thì nền kinh tế nước ta ở trong tình trạng trì trệ, khủng hoảng trầm trọng do chính sách ngăn sông cấm chợ gây nên. Sau khi đổi mới nền kinh tế, nhà nước dần phá bỏ các rào cản đó tạo điều kiện cho phân phối, trao đổi phát triển thì nền kinh tế những năm sau đó dần dần khởi sắc và liên tục đi lên với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năn liền. Nó là một bằng chứng kỳ diệu chứng minh tầm quan trọng của phân phối và trao đổi phù hợp với quy luật kinh tế và có sự quản lý của nhà nước.
Tuy hệ thống phân phối trong nước đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua nhưng thực tế đã cho thấy, hệ thống phân phối ở nước ta nói chung và hệ thống phân phối ngành thép nói riêng vẫn còn nhiều bất cập về xây dựng và quản lý chúng sao cho có hiệu quả và là một trong những cái tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nguyên nhân của những bất cập trên là do nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hệ thống phân phối, chưa đầu tư thích đáng vào việc xây dựng và quản lý chúng. Nền kinh tế nói chung, ngành thép nói riêng cần có một hệ thống phân hiệu quả, tạo sức cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí lưu thông, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thuận tiện, văn minh nhất.
Xuất phát từ yêu cầu trên, em chọn đề tài đề án môn học là: Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam.
Ngoài phần mở đầu , kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, về nội dung đề án được chia làm 3 chương:


Chương 1. Tổng quan về hệ thống kênh phân phối.

Chương 2. Thực trạng các hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Chương 3. Giải pháp phát triển hệ thống phân phối thép ở Việt Nam hiện nay.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do điều kiện có hạn nên đề án này không tránh hạn chế và thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của Thầy để hoàn thiện đề án của mình.























Chương 1

Tổng quan về hệ thống kênh phân phối

1. Bản chất của kênh phân phối

1.1. Định nghĩa kênh phân phối
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối . Kênh phân phối có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nó cũng được coi là một dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng được mua bán qua các tổ chức và các cá nhân khác nhau. Cũng có người lại mô tả kênh phân phối là các hình thức liên kết linh hoạt của các doanh nghiệp để cùng thực hiện một mục đích thương mại.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối là xuất phát từ sự khác nhau về quan điểm ,góc độ tiếp cận của người nghiên cứu. Người sản xuất có thể nhấn mạnh vào các loại trung gian thương mại khác nhau cần sử dụng để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, vì vậy họ chỉ định nghĩa kênh phân phối như các hình thức di chuyển sản phẩm qua các loại hình chung gian khác nhau. Những người trung gian phân phối như nhà bán buôn, nhà bán lẻ-những người thực hiện hoạt động chính là mua sản phẩm để bán và thu lợi nhuận lại cho rằng kênh phân phối là dòng chảy quyền sở hữu hàng hoá. Người tiêu dùng có thể quan niệm kênh phân phối đơn giản như là có nhiều loại trung gian thương mại đứng giữa họ và người sản xuất. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu khi quan sát các kênh phân phối hoạt động trong hệ thống kinh tế có thể mô tả nó dưới các hình thức cấu trúc khác nhau và hiệu quả hoạt động.
Do có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối nên ở đây chỉ tiếp cận định nghĩa về kênh phân phối ở góc độ nhà quản trị của doanh nghiệp quyết định quản lý kênh phân phối, chủ yếu là của doanh nghiệp sản xuất. Với quan điểm đó kênh phân phối được định nghĩa như sau:
Kênh phân phối là một tổ chức hệ thống chặt chẽ các quan hệ với các doanh nghiệp và các cá nhân bên ngoài để quản lý các hoạt độnh phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu trên thị trường của doanh nghiệp.
Tham gia vào kênh phân phối thường có 3 loại thành viên chính : nhà sản xuất-nhũng người cung cấp nguồn hàng, những người kinh doanh thương mại-người thực hiện dịch vụ đưa hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, những người tiêu dùng cuối cùng-điểm đến cuối cùng của hàng hoá.
Trong định nghĩa trên có 4 vấn đề được quan tâm :
Thứ nhất, bên ngoài nghĩa là kênh phân phối tồn tại bên ngoài doanh nghiệp, nó không phải là một phần cấu trúc tổ chức nội bộ doanh nghiệp do vậy cách thức tổ chức và quản lý có diểm khác biệt so với bên trong nội bộ doanh nghiệp.
Thứ hai, tổ chức quan hệ chặt chẽ nghĩa là kênh phân phối gồm những người tham gia vào quá trình đàm phán về việc đưa hàng hoá ,dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả nhất. Thông thường chỉ những doanh nghiệp hay những tổ chức nào tham gia thực hiện chức năng này mới là thành viên của kênh. Các công ty khác như các tổ chức cung cấp các dịch vụ vận tải, kho hàng, ngân hàng, bảo hiểm, quảng cáo…thưc hiện chức năng bổ trợ thì không phải là thành viên của kênh phân phối.
Thứ ba, hoạt động phân phối tiêu thụ nghĩa là việc chủ động của doanh nghiệp với khả năng của mình điều khiển các công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo cách cạnh tranh nhất từ đó bán được sản phẩm để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.
Cuối cùng, các mục tiêu phân phối đó là hoạt động quản lý phải căn cứ vào mục tiêu phân phối được xác định cụ thể trên thị trường và hệ thống kênh phân phối được tổ chức ra và quản lý hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đó.
Dưới quan điểm của các nhà quả lý vĩ mô, hệ thống kênh phân phối là một quá trình xã hội điều khiển dòng chảy hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế từ người sản xuất tới người tiêu dùng nhằm đảm bảo cung cầu phù hợp và đạt được các mục tiêu của xã hội.


LInk download:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D thiết kế và xây dựng Website thương mại điện tử Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ phần mềm ViLIS tại thị trấn Thắng – huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang Khoa học Tự nhiên 0
D Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật Liệu và Xây Dựng Quảng Nam Kế toán & Kiểm toán 0
D Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tế chương “dòng điện không đổi” Luận văn Sư phạm 0
D Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Thí nghiệm xác định hàm lượng ion đồng theo phương pháp chuẩn độ tạo phức và xây dựng một số bài thí nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top