tctuvan

New Member
Tải giáo trình miễn phí

1. Công dụng - yêu cầu - phân loại :
1.1 Công dụng :
Hộp số dùng để thay đổi mo-men truyền đến các bánh xe chủ động d? thắng sức
cản chuyển động của ô-tô máy kéo thay đổi khá nhiều trong quá trình làm việc. Ngoài ra,
hộp số còn dùng để thực hiện chuyển động lùi hay đứng yên trong thời gian lâu dài mà
không cần tắt máy.
1.2 Yêu cầu của hộp số có cấp :
Để bảo đảm công dụng nêu trên, ngoài các yêu cầu chung về sức bền và kết cấu
gọn, hộp số có cấp ô-tô máy kéo phải thoả mãn các yêu cầu đặc tr-ng sau :
c Hộp số ô-tô máy kéo phải có đủ tỷ số truyền cần thiết nhằm bảo đảm tốt tính
chất động lực và tính kinh tế nhiên liệu khi làm việc.
d Khi gài số không sinh ra các lực va đạp lên các răng nói riêng và hệ thống
truyền lực nói chung. Muốn vậy, hộp số ôtô phải có các bộ đồng tốc để gài số hay ống
dễ gài số.
e Hộp số phải có vị trí trung gian để có thể ngắt truyền động của động cơ khỏi hệ
thống truyền lực trong thời gian lâu dài. Phải có cơ cấu chống gài hai số cùng lúc để bảo
đảm an toàn cho hộp số không bị gẫy vở răng.
f Hộp số phải có số lùi để cho phép xe chuyền động lùi; đồng thời phải có cơ cấu
an toàn chống gài số lùi một cách ngẫu nhiên.
g Điều khiển nhẹ nhàng, làm việc êm và hiệu suất cao.
1.3 Phân loại hộp số:
Với các yêu cầu nêu trên, tuỳ theo tính chất truyền mômen cũng nh- sơ đồ động
học, hiện nay hộp số cơ khí ôtô máy kéo có thể phân loại nh- sau:
+ Dựa vào tính chất truyền mômen, có thể phân hộp số ôtô ra làm hai kiểu: Kiểu
hộp số vô cấp và kiểu hộp số có cấp. Kiểu hộp số vô cấp có mômen truyền qua hộp số
biến đổi liên tục và do đó tỷ số truyền động học cũng thay đổi liên tục. Hộp số vô cấp
trên ôtô chủ yếu là kiểu truyền động bằng thủy lực mà trong giáo trình máy thủy lực
đ-ợc gọi là bộ biến mô (hay bộ biến đổi mômen), kiểu hộp số này sẽ đ-ợc nghiên cứu
trong giáo trình riêng: Truyền động thủy khí trên ôtô và máy công trình. Kiểu hộp số có
cấp gồm một số cấp hữu hạn (th-ờng từ ba đến 20 cấp). ứng với mỗi cấp, giá trị mô men
và do đó tốc độ truyền qua hộp số là không đổi. Trong giáo trình này chủ yếu nghiên cứu
kỹ kiểu hộp số có cấp.
+ Dựa trên số trục chứa các cặp bánh răng truyền số, có thể chia hộp số ôtô ra làm
hai loại: loại hộp số hai trục và loại hộp số ba trục. Với kiểu hộp số hai trục gồm có: trục
sơ cấp gắn bánh răng chủ động của số truyền, trục thứ cấp chứa bánh răng bị động. Với
hộp số ba trục gồm có trực sơ cấp gắn bánh răng chủ động của số truyền, trục trung gian
chứa bánh răng trung gian và trục thứ cấp chứa bánh răng bị động. Điều đặc biệt đáng
chú ý của hộp số ba trục trên ôtô đó là: trục sơ cấp và trục thứ cấp (trục thứ ba) bố trí
đồng tâm.
+ Dựa theo số cấp của hộp số, có thể phân chia hộp số ôtô ra làm hai loại: hộp số
th-ờng và hộp số nhiều cấp. Kiểu hộp số th-ờng có số cấp nhỏ hơn hay bằng 6, còn kiều
hộp số nhiều cấp có số cấp hộp số lớn hơn 6 (th-ờng từ 8 đến 20 cấp).
2 phân tích đặc điểm kết cấu hộp số ôtô :
2.1 Phân tích đặc điểm kết cấu theo số trục :
2.1.1 Hộp số ba trục (còn có thể gọi là hộp số đồng tâm): Kết cấu hộp số đồng trục
th-ờng có ít nhất 3 trục truyền động : trục sơ cấp (I – xem hình H3-1) và thứ cấp (III) lắp
đồng trục với trục sơ cấp, ngoài ra còn có thêm trục trung gian (II). Trục trung gian có
thể có một, hai, hay ba trục bố trí chung quanh trục sơ cấp và thứ cấp (hình H3-1) nhằm
làm tăng độ cứng vững cho trục thức cấp, duy trì sự ăn khớp tốt nhất cho các cặp bánh
răng lắp trên trục.

Link download cho anh em
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top