Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: NCKH: NGHIÊN CỨU GIẢI MÃ VÙNG GEN VP1 CỦA MỘT SỐ MẪU VACXIN VIÊM GAN VỊT HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 
Đại học Đà Nẵng - 2008
 
 
243 
2. TỔNG QUAN  
Hệ  gen  của  virus  viêm  gan  vịt  bao  gồm  khoảng  7690  nucleotit,  chứa  duy  nhất  một 
khung đọc mở, mã hoá cho một chuỗi protein duy nhất, chuỗi protein này sau khi được tạo ra, sẽ trải qua nhiều lần phân cắt để tạo các protein sản phẩm độc lập 
(Tseng và cs., 2007) [4]. 
 
Nằm ở đầu 5’ có vùng gen không mã hoá gọi là 5’UTR, nằm ở đầu 3’ cũng có vùng gen không mã hoá gọi là 3’UTR, và đuôi poly (A) ở cuối. Giữa hai vùng không mã hoá 5’UTR và 3’UTR là vùng gen mã hoá tổng hợp protein. Vùng này bao gồm ba tổ hợp gen: tổ hợp gen P1 mã hoá cho ba loại protein cấu trúc là VP0, VP3 và VP1; tiếp theo là tổ hợp gen P2 mã hoá cho các protein  không cấu trúc là 2A, 2B, 2C;  nằm  cuối  cùng là tổ  hợp  gen P3  mã hoá cho các loại protein không cấu trúc là 3A, 3B, 3C, 3D (Hình 2.1).       
Hình 2.1. Sơ đồ hệ gen virus viêm gan vit type 
(Tseng và cs., 2007)[4] 
 
Trong hệ gen virus viêm gan vịt thì vùng gen được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất là 
gen mã hoá cho protein  VP1.Vùng  gen này  bao  gồm  714 nucleotit.  Gen  này  đã được  chứng minh là gen kháng nguyên, nó quyết định tính kháng nguyên và tính độc lực của virus. Những sai  khác  trong  vùng  gen  này  rất  dễ  dẫn  đến  thay  đổi  tính  kháng  nguyên  và  tính  độc  lực  của virus viêm gan vịt. 
3. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nguyên liệu 
  Chủng vacxin viêm gan vịt nhược độc do Xí nghiệp thuốc Thú y Trung ương sản xuất 
(kí hiệu: VxXT) 
  Chủng vacxin viêm gan vịt nhược độc của Ai Cập do Trường Đại học Nông nghiệp I 
Hà Nội cung cấp (kí hiệu: VxAC) 
3.2. Phương pháp nghiên cứu:  
Sử dụng các phương pháp sinh học phân tử như: phương pháp tách chiết ARN tổng số, 
phương pháp RT-PCR, phương pháp điện di, phương pháp dòng hóa, phương pháp giải trình trình tự. 
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả thực hiện phản ứng RT-PCR 
ARN  tổng  số  được  tách  chiết,  dùng  làm  khuôn  để  thực  hiện  phản  ứng  RT-PCR,  sử 
dụng hai đoạn mồi DH3F và DH4R để nhân vùng gen VP1 của hệ gen virus viêm gan vịt.. Đoạn chứa gen VP1 và 2 mồi có độ dài khoảng 800 bp. Sau đó sản phẩm của phản ứng RT-PCR được điện di trên thạch agarose 1% để kiểm tra. Kết quả điện di được thể hiện trên hình 4.1. Trên hình 4.1 cho thấy, có xuất hiện một băng ADN rõ nét, khi so sánh với kích thước các băng của chỉ thị phân tử chúng tôi nhận thấy băng này có kích thước khoảng 800 bp tương ứng với kích thước của sản phẩm RT-PCR dự kiến.  
Như vậy, có thể kết luận rằng chúng tôi đã thực hiện thành công việc nhân đoạn  gen 
VP1  của  virus  viêm  gan  vịt  bằng  phản  ứng  RT-PCR.  Đồng  thời  hai  đoạn  mồi  (DH3F  và DH4R) cùng những thành phần phản ứng và chu trình nhiệt mà chúng tôi chọn là hoàn toàn phù hợp để nhân vùng gen VP1 trong hệ gen của virus viêm gan vịt. 4.2. Kết quả dòng hoá 
 
T
Ổ HỢP GEN 
P1
T
Ổ HỢP GEN 
P2
T
Ổ HỢP GEN 
P3
 
T
Ổ HỢP GEN 
P1
T
Ổ HỢP GEN 
P2
T
Ổ HỢP GEN 
P3
Viêm gan vịt là một bệnh truyền nhiễm xảy ra ở thể cấp tính đối với vịt con. Trong hệ gen của . virus viêm gan vịt, gen kháng nguyên VP1 - vừa quyết định tính k
Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top