tctuvan

New Member
MD Solids phần mềm hỗ trợ học Sức bền vật liệu

Đối với sinh viên đại học đặc biệt là các ngành kỹ thuật thì ai cũng biết đến SỨC BỀN VẬT LIỆU (được mệnh danh là sức bền vật lộn) nhiều anh phải nhiều phen vật lộn mới qua nỗi môn này đấy.
Hiện nay có nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ học cái môn kinh khủng này, nay xin giới thiệu đến mọi người phần mềm MD Solids ai biết rồi đừng đánh nhé.
MDSolids là phần mềm của Timothy A. Philpot, Ph.D, P.E, giảng viên trường Đại học Missouri – Rolla (Mỹ). Đây là phần mềm đạt giải thưởng phần mềm dạy học xuất sắc nhất trong cuộc thi phần mềm giáo dục năm 1998, với giao diện thân thiện, chức năng phong phú. Phần mềm được xây dựng dựa trên các giáo trình về sức bền vật liệu chuẩn của các tác giả có uy tín lớn trên thế giới như : Machanics of Materials của Roy R. Craig; Machanics of Materials của Beer Johnston và Dewolf, Machanics of Materials của Gere, Machanics of Materials của Hibbeler… MDSolids đã được sử dụng nhiều ở các trường đại học của Mỹ như : University of Texas, The Pennsylvania State University, Stanford University... và nhiều trường đại học ở nhiều nước khác trên thế giới.

MDSolids là phần mềm được thiết kế nhằm hỗ trợ cho việc dạy và học môn Sức bền vật liệu (SBVL). Phần mềm này có thể hỗ trợ chúng ta trong các vấn đề sau :
1. Giải các bài toán SBVL. Phần mềm này có thể giúp giải quyết hầu hết các dạng bài tập cơ bản của môn học SBVL.
2. Giúp sinh viên kiểm tra lại kết quả đã tính toán bằng tay, giúp kiểm tra lỗi trong quá trình tính toán.
3. MDSolids cung cấp cách giải gọn nhẹ. Những giải thích rõ ràng trong các bước giải sẽ giúp sinh viên nâng cao khả năng hiểu và giải quyết các bài tập. Đồng thời qua đó giúp sinh viên hiểu và nắm luôn các khái niệm cơ bản của SBVL.
4. Cung cấp hình ảnh minh hoạ nội lực và ứng suất trong mặt cắt ngang khi thanh chịu kéo (nén), uốn, xoắn,… rất trực quan và sinh động.
5. Phần mềm này giúp sinh viên có một cái nhìn trực giác về kết quả tính toán. Bằng trực giác sẽ giúp sinh viên nắm kỹ hơn về nguyên lý cộng độc lập tác dụng, đây là vấn đề khó mà phần lớn sinh viên thường vấp phải.
6. Nếu muốn tìm hiểu môn học SBVL, phần trợ giúp (help) của chương trình bao gồm nhiều tham khảo bổ ích.
7. MDSolids có phần trợ giúp rất chi tiết, trong đó có các ví dụ kèm theo hướng dẫn giải rất rõ ràng, giúp cho chúng ta tự nghiên cứu.
8. Cung cấp những tuỳ chọn cho những đơn vị thường sử dụng nhất, đồng thời các ký hiệu quy ước được dùng bằng chữ (không dùng các ký hiệu) nên rất thuận lợi cho người học tiếp cận phần mềm này.
9. Ngoài ra phần mềm này còn có những chức năng hấp dẫn khác, dùng rồi sẽ biết .
Nhiều vậy chứ dùng không được bao nhiêu đâu, nhưng đặc biệt có hiệu quả trong việc giải các bài tập kinh điển của môn sức bền vật liệu
Nội dung của phần mềm:
MDSolids gồm có 12 môđun, mỗi môđun đề cập đến từng vấn đề tiêu biểu trong môn học SBVL, bao gồm :
- Thanh chịu lực dọc trục.
- Hệ thanh siêu tĩnh chịu lực dọc trục.
- Thanh chịu xoắn.
- Dầm tĩnh định chịu uốn.
- Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang của dầm chịu uốn.
- Đặc trưng hình học tiết diện của mặt cắt.
- Ổn định.
- Vòng tròn Mohr.
- Thanh chiu lực tổng quát.
- Tính bình chịu áp lực.
- Thư viện các bài tập
- Phân tích tổng quát của bài toán SBVL cơ bản.





Ngoài ra chương trình còn có phần Animated Learning Tools giúp chúng ta học thêm được chút Anh văn chuyên ngành, ai cao thủ hơn thì học trên đó luôn, có hướng dẫn giải các dạng bài tập cơ bản, trắc nghiệm, có cả chơi game luôn, nhưng cái này thì mình chưa đủ trình để học theo cái này.



Chương trình có thể download tại trang chủ:
Phiên bản mới nhất hiện tại là 3.5, và cho dùng thử 30 ngày, cái này hơi hiếm nên chẳng ai muốn tìm serial cả.
 

tctuvan

New Member
Thực hành thiết kế chai nhựa bằng ProEngineer

Tặng các bạn yêu thích pro engineer. Chúc các bạn thành công

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member

SOLIDWORKS, phần mềm hỗ trợ thiết kế kiểu dáng công nghiệp




Solidworks và 3dsmax là hai ứng dụng phổ biến trong ngành thiết kế. Tuy nhiên mỗi ứng dụng đều có những điểm mạnh khác nhau.
Vậy solidworks là gì? Vì sao nó quan trọng trong tạo dáng sản phẩm? Để trả lời câu hỏi trên xin được so sánh 2 phần mềm, 2 công cụ kết xuất ra 1 kết quả 2D (images) và hiệu chỉnh, xem xét các khía cạnh của vật thể trong môi trường thị giác 3D trên mặt phẳng máy tính 2D(monitor). Câu hỏi được rất nhiều sinh viên TDCN đặt ra là nên dùng 3dsmax hay Solidworks, câu hỏi này đã thể hiện sự lung lay, xáo trộn sự đánh đồng về công năng lẫn kiến thức về chức năng của 2 hệ công cụ này. Solidworks và 3dsmax là 2 hệ phần mềm cùng có chức năng tạo hình 3D và hoạt hình 3D ( mô phỏng động dynamic simulation(3dsmax) và animation(solidworks)) tương đối giống nhau .
- *So sánh về sự mô phỏng động trong 3d là sự mô phỏng các hiệu ứng tự nhiên vd: Dòng nước chảy, 1 cơn mưa, lò sưởi đang cháy v.v…. Nhưng với Solidworks mô phỏng động là mô phỏng sự chuyển động của một kết cấu sản phẩm, như sự truyền động của một hệ cấu trúc hay là cách thức hoạt động của một sản phẩm. Sự so sánh ở đây cho thấy một bên là sự chuyển động theo mục đích của người thiết kế và tự bản thân sản phẩm hoạt động theo những quy tắc của vật lý mà công cụ mang lại, và một bên là mô phỏng động “bán mục đích” chỉ có mục đích của người thiết kế. Tự thân đối tượng đó không hoạt động.

- *So sánh về cách thức dựng hình 3D của 2 hệ phần mềm này. Điểm (point), đường (line), mặt (face) là nền tảng để dựng nên một đối tượng 3D trong một hệ máy hay thực tế. Có sinh viên thì cho rằng 3dsmax dưng hình nhanh hơn Solidworks và những ý kiến ngược lại….vậy thì vì sao có sự so sanh đó? Mỗi phần mềm, mỗi hệ thống đều có cách bố trí giao diện khác nhau và những giao diện đó đã qua những giai đoạn nghiên cứu hoàn thiện dựa trên hoạt động tư duy của một nhà thiết kế kiến trúc nội thất(3Dsmax) và những nhà tạo dáng công nghiệp(Soidworks), những công cụ được sắp xếp bằng cách này hay cách khác một cách logic để người dùng có thể sử dụng một cách nhanh nhất trong một dự án.
Vậy thì thói quen dựng hình ở mỗi phần mềm là khác nhau nhưng cùng một kết quả. Công cụ nào dựng hình nhanh hơn? Nó phụ thuộc vào sự thành thạo, kiến thức phần mềm và tư duy dựng khối. Tư duy dựng khối là rất quan trọng, nó cũng giống như giải toán, cùng một kết quả nhưng có rất nhiều cách giải khác nhau, ai có tư duy tốt sẽ giải được nhanh hơn.

- *So sánh về công dụng, có thể nói 3dsmax là một công cụ kết suất kết quả tốt với hệ thống thư viện đồ dùng nội thật lớn, chất liệu đa dạng và cách thể hiện chất liệu tương đối nhanh mà Solidworks không có được vd: ánh sáng, cỏ cây, đá, nước* v.v…qua đây cũng thể hiện được tính đặc thù trong mỗi phần mềm. 3dsmax thiên về sự thể hiện, giả định môi trường thật mà con người sẽ hình dung được của đối tượng trong tương lai. Solidworks không chuyên sâu về vấn đề đó mặc dù Solidworks cũng đang phát triển thêm và hoàn thiện bằng những plugin hổ trợ như Photoview để phục vụ render. Solidworks đi theo hướng khác, là một công cụ cho môi trường thử nghiệm, kết cấu sản phẩm, đo lường sản phẩm và dựng hình.
- Một khác biệt tương đối quan trọng giữa 3Dsmax và Solidworks là một công cụ hổ trợ cho việc làm nhóm trong tính toán, kết cấu và dựng hình. Trong giai đoạn đầu của một dự án thiết kế, sketch là công cụ để người thiết kế hay một nhóm thiết kế tập hợp ý tưởng trên giấy. Nhưng để định hình và thuyết phục khách hàng cần các thông số về kết cấu, công nghệ và một bản render mà khách hàng có thể cảm nhận được tương đối chính xác trên thực tế trong tương lai. Vậy thì trong solidworks, bản vẽ lắp (Assembly) là một chức năng quan trọng trong việc phân phối công việc, trách nhiệm thực hiện của từng cá nhân trong một nhóm.
-Trong 3dsmax chất liệu được sử dụng để tạo bề mặt cho đối tượng mang lại hiệu quả về thị giác nhưng với Solidworks ngoài việc tạo hiệu quả về thị giác, chất liệu còn có khối lượng, tính chất vật lý để khi áp dụng vào một* đối tượng mà ta có thể kiểm soát được sản phẩm về nhiệt độ, tính chịu lực v.v… mục đích để tạo ra một môi trường tương tác, thử nghiệm ảo ngay trên máy .
- Solidworks là một công cụ hổ trợ đắc lực trong việc thử nghiệm môi trường (khí động học), đo thể tích, thử nghiệm tính chịu lực của kết cấu* và kết xuất một bản vẽ nhanh chóng. Những so sánh đó cho ta thấy sự cần thiết của Solidworks trong tạo dáng CN. Một ngành nghề không chỉ đòi hỏi về tính thẩm mỹ mà còn là sự hợp lý trong lúc vận hành.
Để thuyết phục người sử dụng bằng hình ảnh hay là để thử nghiệm 1 vấn đề trong thiết kế sản phẩm. Đó là sự khác biệt* về chức năng cũng như tính ứng dụng của công cụ hổ trợ.

Những kiến thức Solidworks quan trọng ứng dụng trong tạo dáng CN
Với sự so sánh ở trên…hình như từ trước đến nay ta đang đánh đồng tầm quan trọng cua 3dsmax và Solidworks trong lĩnh vực tạo dáng công nghiệp, hay có thể ta chưa ứng dụng thật đúng cho công cụ phần mềm solid. Đối với solidworks việc dựng một vật thể 3D là điều hiển nhiên nhưng chức năng của nó có phải là 1 công cụ để tạo 1 phối cảnh 3D hay không? Câu trả lời là không. Render 1 sản phẩm cho chuyên ngành tạo dáng để thuyết phục khách hàng có rất nhiều cách..sketch, photoshop,AI.. Solidworks. Từ trước đến nay kiến thưc Solidworks đang ứng dụng trong tạo dáng CN Văn Lang là một kiến thức về dựng hình, render phối cảnh mà không đi sâu vào vấn đề vi mô(thí nghiệm ảo) trong solidworks. Một môi trường ảo cần thiết và quan trong đối với một nhà design tạo dáng để thử nghiện những vấn đễ vẫn còn là cảm giác trong thiết kế. Để tăng tính thuyết phục của sản phẩm có nên chăng phải cung cấp thêm 1 số kiến thức ứng dụng solidworks trong chuyên ngành tạo dáng Văn Lang, với mục đích giúp sinh viên có cơ hội giải trình những thiết kế về hình dáng cũng như ý đồ thiết kế .
Cung cấp thêm những kiến thức ứng dụng chuyên sâu trong thiết kế tạo dáng chuyên nghiệp.
 

tctuvan

New Member

Mô phỏng bộ truyền xích trong SolidWorks

MÔ PHỎNG BỘ TRUYỀN XÍCH

Thực tế công việc thì không ai lại đi mô phỏng bộ truyền xích mà chỉ đơn giản là gán tỷ số truyền cho chúng là xong; dây xích được biểu diễn bằng một đường tâm sketch. Tuy nhiên, nhiều bạn mới làm quen với SW muốn mày mò tìm hiểu phần mềm này, trong đó có chức năng mô phỏng chuyển động. các bạn muôn mô phỏng những chuyển động gần gũi nhất, như bu-lông với ê-cu, bánh vít với trục vít, các đĩa xích với sợi xích... để xem chúng hoạt động như thế nào, với tư cách là những đối tượng vật lý ảo. Kể ra thì những tò mò đó cũng là hợp lý đối với những người mới làm quen SW, thế nên tui xin hướng dẫn sơ qua để các bạn thực hiện và trải nghiệm cho vui. tui cũng xin nhắc lại rằng thực tế thì không ai lại đi mô phỏng những thứ như thế này bao giờ.

Trước tiên, các bạn phải xây dựng mô hình 3D của các đĩa xích và mắt xích chính xác. Lưu ý rằng bán kính rãnh đĩa xích phải hơi lớn hơn con lăn chút ít để tránh xung đột lắp ráp. Để đỡ tiêu tốn quá nhiều tài nguyên máy tính, các bạn cũng chỉ nên tạo các đĩa xích với số răng tối thiểu, ví dụ là 8 và 10.

Sau đó, đưa 2 đĩa xích vào Assembly, đặt các ràng buộc sao cho chúng chỉ quay quanh tâm cố định của mình. Cũng lưu ý sự thẳng hàng của các hai đĩa xích này và khoảng cách vừa đủ giữa chúng để chúng có thể quay 360 độ và chỉ cần số lượng mắt xích chẵn tối thiểu:



Dựa vào sự bố trí các đĩa xích như vậy, các bạn xây dựng một hình khối làm đường dẫn cho các mắt xích. Part của hình khối này được xây dựng ngay trong môi trường Assembly kể trên:

Hình khối này gồm hai đầu tròn và các cạnh thẳng; hai đầu tròn tham chiếu đường tròn chân răng đường kính Di của các đĩa xích. Sau khi dấu các đĩa xích đi thì ta có hình khối như sau:

các bạn đưa các mắt xích vào và đặt ràng buộc CAM cho các con lăn với mặt ngoài của hình khối này cũng như sự đồng tâm của chốt với các con lăn và sự đồng phẳng giữa các má xích. Ràng buộc CAM sẽ bắt các mắt xích chỉ chạy trên bề mặt ngoài của khối dẫn mà thôi. Đây là công việc rất nhàm chán và dễ nhầm lẫn, thế nên tui mới khuyên các bạn làm bộ truyền thật gọn là vì vậy:


Nếu bây giờ mà kéo 1 mắt xích chạy thì các bạn sẽ thấy cả sợi xích chạy vòng trên hình khối, rất vui mắt.

Cuối cùng, các bạn dấu khối dẫn xích này đi, hãy yên tâm là dây xích vẫn chạy giống như khối dẫn vẫn tồn tại (vì thực chất là nó vẫn tồn tại, chỉ có điều là ta không thấy mà thôi). các bạn cho các đĩa xích xuất hiện trở lại, quay các đĩa sao cho các răng không đâm xuyên vào các mắt xích. các bạn gán động cơ quay cho 1 đĩa xích rồi cho chạy mô phỏng để thấy chúng hoạt động ra sao.

Chúc thành công!
 

tctuvan

New Member
Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks Đọc tiếp: Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Tro


You are here: Home / Phần Mềm Thiết Kế / Solidworks / Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks
Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks
28.08.2011

* Solidworks
* Free Download
* Solidwork
* Wind Generators
* Generator
* Generators

Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks

Nguyên tắc là:
– Các bánh răng phải được thả trôi (Float).
– Khoảng cách giữa hai đường tâm trục không đổi (tính toán trước).
– Các đường tâm trục phải luôn cùng nằm trên một mặt phẳng.

Mình có 2 cách để mô phỏng được chuyển động này, mọi người tham khảo nhé:

Cách 1: Dùng Adventure Mate => Gear [Chính thống]

- Mở một Assembly => Chèn Trục của BR1 vào. Cách làm này sẽ cố định luôn đường tâm của BR1 và bánh răng khi được chèn vào sẽ được thả trôi (Float) luôn. Nếu không thích các bạn chèn luôn BR1 vào cũng được, nhưng khi đó sẽ phải Float bánh răng đầu.

Đọc tiếp: Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks


- Đặt Mate giữa Trục 1 và BR1, chèn BR2 vào, tiếp tục Mate 2 mặt phẳng bánh răng với nhau:

Đọc tiếp: Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks


- Vào View => Temporary Axes để hiện các đường trục của bánh răng lên:

Đọc tiếp: Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks

- Đặt Mate cho khoảng cách 2 trục bánh răng:

Đọc tiếp: Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks

- Mate trục của BR2 với mặt phẳng đi qua trục của BR1 (điều kiện này nhằm hạn chế chuyển động vừa lăn vừa ăn khớp của BR2):

Đọc tiếp: Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks

- Chọn Mate, Trong thẻ Mechanical Mate, chọn Gear. Tích chọn 2 đường tâm trục bánh răng, đặt tỉ số truyền (thường thì Solidworks sẽ tự tính toán cho mình)

Đọc tiếp: Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks

- Đặt Rotary Motor cho BR1 và xem kết quả

Đọc tiếp: Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks

Cách 2: Không chính xác lắm

- Ta không dùng Gear Mate mà dùng cách Mate 2 mặt phẳng song song rồi đặt Rotary Motor cũng cho ra kết quả tương tự

Đọc tiếp: Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks

Bonus: Về cách vẽ bánh răng:

Trong thư viện của SolidWorks đã có khá đầy đủ các tiêu chuẩn bánh răng, nếu bạn không cần chế tạo riêng biệt thì có thể làm như sau để lấy bánh răng từ thư viện của SolidWorks

- Vào Tools > Add-Ins. Đánh dấu kiểm vào 2 ô Toolbox và Toolbox browser được kiểm

Đọc tiếp: Mô Phỏng Bánh Răng Ăn Khớp Trong Solidworks

- Click vàp phía bên phải ô Design Library và chọn Toolbox. Tiếp theo, chọn Ansi Metric > Power Transmission > Gears. Chọn loại bánh răng bạn cần, Right click và chọn Create Part

- Chỉnh sửa các thông số theo yêu cầu và lưu lại.
 

tctuvan

New Member

Hướng dẫn lấy bánh răng từ thư viện solidworks

Khởi động SW.vào môi trường thiết kế.sau đó làm theo hình sau

sau đó hiện ra hộp thoại sau.và chọn như hình dưới


sau đó vào Power Transmission rồi vào Gears ta được như hình sau


sau đó các bạn nhập thông số bánh răng mà mình cần lấy vào bảng sau

Nguồn: Collect on Internet
 

tctuvan

New Member

hiết kế khuôn mẫu với EMX 6.0 Trong ProE



Hướng dẫn Setup EMX 6.0 cho Pro/Engineer trong thiết kế khuôn






EMX 6.0

Link download:



pass:
* Hướng dẫn cho máy cài Pro Engineer Wildfire 5 F000:
Cài đặt theo mặc định. Khi cài xong:
- Vào C:\Program Files\emx6.0\bin\wildfire5 và mở file config.pro và copy nội dung trong đó như sau:
default_ext_ref_scope ALL
set_trail_single_step NO
native_kbd_macros NO
open_simplified_rep_by_default NO
show_dim_sign no
! location of program file
protkdat C:\Program Files\emx6.0\bin\wildfire5\protk.dat
- Sau đó vào C:\Program Files\proeWildfire 5.0\text và mở file config.pro trong thư mục này.
Tiếp đó dán toàn bộ nội dung trên vào hàng dưới cùng và save lại.
(Lưu ý:
Có thể tại đây các bạn sẽ gặp khó khăn khi dùng win7 bởi win7 không cho phép thay đổi tự do các file trong ổ C.Có một thủ thuật cho các bạn đây

các bạn copy file config.pro trong Text ra ngoài ổ C-ví dụ Desktop.
Sau đó Edit file này. Và thực hiện copy file đã sửa paste vào C:\Program Files\proeWildfire 5.0\text theo chế độ thay thế file hiện đó.
Như vậy là ok
)
- Cuối cùng copy file config.win trong C:\Program Files\emx6.0\bin\wildfire5 vào thư mục C:\Program Files\proeWildfire 5.0\text
Đã test. Ngon lành 100%.
Chúc các bạn thành công!!!
 

tctuvan

New Member

Tài liệu ProEngineer căn bản và nâng cao

MỤC ĐÍCH CỦA TÀI LIỆU




* Sử dụng phần mềm Pro/E thành thạo.
* Thực hiện thiết kế các sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp gồm các sản phẩm gia dụng, dân dụng.
* Triển khai mô hình hóa chi tiết máy, kết cấu Cơ khí, tạo bản vẽ kỹ thuật…
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Làm quen với Pro/E Wildfire
2. Lệnh Extrude và các lệnh vẽ 2D
3. Lệnh Revolve và Sweep
4. Lệnh Blend (Parallel, Rotational và General)
5. Tạo các phần tử xây dựng
6. Assembly
7. Drawing
8. Bài tập tổng hợp
9. Lệnh biến dạng vạn năng Warp
10. Lệnh Helical Section Sweep và Swept Blend
11. Lệnh Boundary Blend
12. Lệnh Variable Section Sweep
13. Tạo Model Datum
14. Thực hành thiết kế sản phẩm
15. Thiết kế chi tiết theo tham số
16. Khảo sát và sửa chữa thiết kế

Lưu ý: Có bạn nào gặp vấn đề nào vền cài đặt và không hiểu phần nào thì liên hệ nhé.


 

tctuvan

New Member

Đồ án chi tiết máy-Bánh răng trục vít







Đồ án rất chi tiết và cần cho sinh viên kỹ thuật công nghệ



Pass: raovattravinh.net
 

tctuvan

New Member

Tứ đại CAD cho Kỹ sư Cơ khí

ProEngineer là 1 trong tứ đại CAD CAM

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phần mềm thiết kế trong lĩnh vực Cơ khí. Để các bạn mới bắt đầu thực hành thiết kế vẽ trên máy tính, trung tâm VPT( ) xin giới thiệu một số phần mềm CAD/CAM đang phổ biến hiện nay.
Trong thiết kế Cơ khí có 4 phần mềm rất mạnh và nổi tiếng nhất đó là :
* Pro-Engineer ( ProE )
* Unigraphic
* I-DEAS
* CATIA
Dân thiết kế chuyên môn gọi là ” Tứ Đại CAD/CAM “. Trong đó, ProE là phần mềm được dùng nhiều nhất ở Việt Nam.
Đây là 4 phần mềm CAD/CAM/CAE cao cấp nhất mà các tập đoàn thiết kế chế tạo lớn dùng. Về căn bản, chúng đều tương đối mạnh như nhau và có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm.

ProE là phần mềm CAD đầu tiên đưa ra lý luận Parametric và phương pháp dựng hình dựa trên cơ sở ” khắc hình ” nên rất mạnh về Solid, CATIA và UG là 2 phần mềm thuộc về trường phái “Dán hình” nên rất mạnh về Surface để dựng mặt cong tự do trong thiết kế , design. Ở nước ta, các công ty thường dùng ProE nhiều hơn do tương thích với nhiều dòng máy CNC nhập về.

Cũng nên biết là trong CAD có 3 trường phái tượng trưng cho kỹ thuật dựng hình 3 chiều, đó là:

* Pro-E, SolidWorks, SolidEdge với trường phái “Khắc hình”, tức dựng hình theo nguyên tắc tạo một khối Solid , rồi theo đó khắc , cắt , dán boss v.v.. giống như điêu khắc trên gỗ.Trong ngành cơ khí chế tạo máy ProE rất được ưa chuộng.






* CATIA, Unigraphic, Rhinoceros , Space-E (Grade-CUBE) với trường phái “Dán hình”,từ chuyên môn gọi là thủ pháp LampShade. Tức là giống như công việc dán ***g đèn , tạo hình từ những mặt cong phức tạp trên cơ sở những đường cong biên 3 chiều. Sau đó mới dùng từ mặt phức hợp Surface để tạo khối Solid. Đây là lý do vì sao trong ngành công nghiệp xe hơi người ta dùng nhiều CATIA và UG.




* Latticer Designer, ThinkDesign với trường phái “Nắn hình” ( giống như công việc của những người làm đồ gốm , với các thao tác làm việc nắn, kéo giãn , tạo hình với đất sét vậy) . Đây là kỹ thuật dựng hình CAD 3D dùng trong ngành mỹ thuật công nghiệp là một kỹ thuật dựng hình sẽ rất mạnh trong tương lai .
Ngoài 4 phần mềm trên thì có các phần mềm hạng trung để thiết kế là:
* Inventor
* Solid Works,
* SolidEdge,
* CADCEUS
* ThinkDesign
Là các phần mềm hạng trung nổi tiếng.
Nếu muốn đi chuyên sâu về các lĩnh vực chế tạo khuôn đúc kim loại hay nhựa thì nên học các phần mềm chuyên dụng làm khuôn là:
* Space-E
* Cimatron
* MasterCAM
Là 3 phần mềm đáng học. Ba phần mềm trên chỉ mạnh về CAM dùng để gia công chứ không được dùng để thiết kế . Nếu muốn mạnh về CAM và thiết kế thì bạn nên lựa chọn ProE.
Trong thời gian còn sinh viên thì nên cố gắng học nhiều về kỹ thuật thiết kế. Thực ra CAD chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong thiết kế mà thôi. Phải luyện tập nhiều về ý tưởng thiết kế. Cùng một sản phẩm nhưng có thể dùng nhiều cách để thiết kế và tìm ra cách tối ưu, dễ gia công nhanh


If You need document, You can contact me.
[email protected]
 

tctuvan

New Member

Giáo trình chi tiết máy Đại học Bách Khoa TP.HCM



Lời bạt: Chi tiết máy là một môn học có tầm bao quát lớn, đề cập đến rất nhiều vấn đề kỹ thuật cơ bản. Với kỹ sư tàu thủy nói chung và kỹ sư máy, kỹ sư cơ khí thiết bị tàu thủy nói riêng thì tài liệu chi tiết máy là cuốn cẩm nang dùng tham khảo để giải quyết các bài toán tính toán mối ghép, mối hàn, lắp ghép then trục lái – máy lái, tính chọn các loại ổ đỡ trục lái, các loại ổ đỡ trục dẫn động, tính toán cơ giới hóa nắp hầm, tính toán các hệ lái truyền động đặc biệt (bánh răng trục vít, dẫn động Các-đăng, hệ nâng hạ mỏ bàn phà, máy neo, tời…)Phần thứ nhất: Những đề cơ bản trong thiết kế máy và chi tiết máy


Chương I: Đại cương về thiết kế máy và chi tiết máy
Chương II: Các chỉ tiêu khả năng làm việc chủ yếu của chi tiết máy
Chương III: Độ tin cậy của máy và chi tiết máy
Chương IV: Ứng dụng tin học trong thiết kế máy và chi tiết máy
Phần thứ hai: Các chi tiết máy lắp ghép
Chương V: Mối ghép đinh tán
Chương VI: Mối ghép ren
Chương VII: Mối ghép hàn
Chương VIII: Mối ghép độ dôi
Chương IX: Mối ghép then, then hoa và trục định hình
Chương X: Phân tích chọn mối ghép
Phần thứ ba: Các chi tiết máy truyền động
Chương XI: Bộ truyền đai
Chương XII: Bộ truyền bánh ma sát
Chương XIII: Bộ truyền bánh răng
Chương XIV: Bộ truyền trục vít
Chương XV: Bộ truyền xích
Chương XVI: Bộ truyền vít – đai ốc
Chương XVII: Phân tích chọn bộ truyền
Phần thứ tư: Các chi tiết máy đỡ nối
Chương XVIII: Trục
Chương XIX: Ổ trượt
Chương XX: Ổ lăn
Chương XXI: Khớp nối
Chương XXII: Lò xo
CÂU HỎI ÔN TẬP
Tài liệu tham khảo


Biên soạn giáo trình: PGS. TS Nguyễn Văn Yến – Khoa Sư phạm Kỹ thuật trường ĐHBK


Down load =>

Pass: raovattravinh.net
 

tctuvan

New Member

Giáo trình Dung Sai – Đo Lường



Sơ lược:

Giáo trình Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật được tập thể tác giả khoa lý thuyết trường Cao Đẳng nghề công nghiệp Hà Nội biên soạn theo đơn đặt hàng của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội. Được nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2004 và được đưa vào sử dụng từ đó đến nay trong hệ thống trường THCN Hà Nội. Giáo trình có thể sử dụng để làm tài liệu giảng dạy cho các trường nghề và dùng làm tài liệu tham khảo cho các bậc học khác.

Bài mở đầu

Chương 1. Các khái niệm cơ bản về dung sai lắp ghép
1. Khái niệm về sai số – Sai số đo lường các chi tiết máy
2. Khái niệm về tính đổi lẫn trong chế tạo máy
3. Qui định dung sái và tiêu chuẩn hoá
4. Khái niệm về kích thước, sai lệch giới hạn và dung sai
5. Lắp ghép và các loại lắp ghép
6. Biểu diễn bằng sơ đồ sự phân bố miền dung sai lắp ghép

Chương 2. hệ thống dung sai lắp ghép mặt trơn
1. Khái niệm về hệ thống dung sai lắp ghép
2. Nội dung hệ thống dung sai lắp ghép
3. Ký hiệu sai lệch và lắp ghép trên bản vẽ
4. Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho mối ghép khi thiết kế

Chương 3. Sai lệch hình dạng, vị trí – Nhám bề mặt
Chương 4. Dung sai các chi tiết điển hình
Chương 5. Chuỗi kích thước
Chương 6. cơ sở đo lường kỹ thuật
Chương 7. Một số công cụ đo phổ biến trong cơ khí


Phụ lục

[/DOWN

hoặc



Chúc các bạn học tốt.
 

trung2201

New Member
Bạn cho mình hỏi. Huớng dẫn của bản dùng bản solid bao nhiêu. Mình dùng bản 2011 nhưng không được. Khi mình vào thư viện lôi bánh răng ra nó không hiện các thông số như môdun, góc.. để cho mình chọn như bảng trong hướng dẫn của bạn.
 

tctuvan

New Member
Trích dẫn từ trung2201:
Bạn cho mình hỏi. Huớng dẫn của bản dùng bản solid bao nhiêu. Mình dùng bản 2011 nhưng không được. Khi mình vào thư viện lôi bánh răng ra nó không hiện các thông số như môdun, góc.. để cho mình chọn như bảng trong hướng dẫn của bạn.

Solid office premium 2008
 

trung2201

New Member
Thank bạn. Bạn có cách nào làm được trong bản 2011 không, thì bảo mình với?
 

salac_salac_123

New Member
mình đang cần tài liệu về phần mô phỏng truyền động trong pro engineer 5.0
"tctuvan" có thể cho mình xin được ko? Vì mình đang làm mô phỏng cái đồ án, nếu có thể bạn giúp mình phần này với.
Chân thành Thank bạn! Nếu có thể bạn gửi cho mình qua mail: [email protected]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Nhờ anh chị tải giúp em tài liệu về Kho Việt Tiến này với ạ. Em cám.ơn ạ Sinh viên chia sẻ 1
V Nhờ anh chị tải giúp em tài liệu về Kho Việt Tiến này với ạ. Sinh viên chia sẻ 1
M Công bố tài liệu tại kho lưu trữ Trung Ương Đảng giai đoạn 1954 - 1975 - thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
Y Công bố tài liệu giai đoạn 1930-1945 tại kho lưu trữ Trung Ương Đảng - Tình hình và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
J Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khai thác, sử dụng tài liệu tại kho lưu trữ lịch sử th Văn hóa, Xã hội 0
C Khai thác, sử dụng tài liệu Kho Lưu trữ Tỉnh ủy, Trung tâm Lưu trữ tỉnh Bắc Giang phục vụ nghiên cứu Văn hóa, Xã hội 1
W Nghiên cứu xây dựng danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Kho lưu trữ Trung ư Văn hóa, Xã hội 0
D Sưu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lưu trữ Tổng Bí thư tại kho lưu trữ trung ư Văn hóa, Xã hội 0
M Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông Lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - thực Văn hóa, Xã hội 0
T Tổ chức khoa học tài liệu Kho lưu trữ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top