trungtam_res

New Member
MR.Phú “IELTS xem ra cũng không khó lắm” _ Món quà dành cho các bạn dự định thi IELTS



Sau chỉ có mấy tháng trời tập trung luyện Tiếng Anh, mình đã thi được 7.5 IELTS, thi xong thật ra mình cảm giác thật ra luyện thi IELTS không phải khó lắm. mình từng học 2 lớp spaking and writing for IELTS của RES vào 2 tháng trước khi thi, giáo viên nước ngoài dạy rất hay, giáo trình tốt tuy nhiên hơi nặng vì phải practise nhiều để tăng phản xạ.



các bạn nếu muốn tham gia 2 lớp ấy thì ít nhất phải có ILETS 6.0 hay phải hoàn thành ít nhất là 70% bài kiểm tra đầu vào, [color= #0000ff=] [/color]



Sau đây Phú tui xin giới thiệu mà Phú đã học trước khi thi:



  • Cambridge IELTS practice test 1,2,3,4,5:

  • Cambridge IELTS practice test 6

  • Cambridge IELTS practice test 7

  • Cambridge IELTS practice test 8

  • IELTS Practice Test Plus

  • IELTS Reading Test :

  • Collocation in use



“Những điều sau đây là dành cho tất cả đối tượng học tiếng anh, từ những người có hoàn toàn có khả năng tự học đến những người không có khả năng đó, từ những người đang theo học một khóa luyện thi ở trung tâm đến những người chỉ tự đọc sách.



7.5 Speaking chỉ cần practice, practice và … practice

Trước hết mình xin nói về kĩ năng speaking – kĩ năng được coi là “khoai” nhất trong kì thi IELTS. Với mình muốn nói giỏi thì phải nói nhiều. Ở nhà mình thường tập thói quen nói mọi thứ bằng tiếng anh , cố gắng sử dụng tất cả những mẫu câu, từ vựng được học trên lớp chứ không dịch word by word từ tiếng việt sang. Còn khi đi thi, mình đã rút ra được một số kinh nghiệm từ bản than như sau:



Part 1 không nên nói dài dòng, khi được hỏi thông tin cá nhân thì trả lời thẳng . Sau , mình được biết thêm rằng phần này nên chuẩn bị trước từ nhà để có thể sử dụng một số từ ngữ academic hơn, ăn điểm nhiều hơn. Part 2 có cho sẵn những câu hỏi gợi ý nhưng nếu mình có ý tưởng gì mới thì hoàn toàn có thể nói theo ý riêng của mình. các bạn không nhất thiết phải nói hết các ý trong 2 phút, miễn là nói đủ 2 phút chứ không nên quá ngắn hay nói thêm thời gian nhưng hãy nhớ là phải luôn có mở đầu, thân và kết luận. Vì thế luyện tập ở nhà trong thời gian giới hạn là rất quan trọng đấy. “ Trong lớp học tại RES, mình được cho chủ đề và nói đúng trong 2 phút trước lớp…”. Part 3 theo mình thì cần nhanh trí một chút. “Nếu rơi vào chủ đề tủ thì cứ thế mà bay bổng còn nếu vào chủ đề lạ hoắc thì cố gắng nghĩ ra được 1, 2 ý chứ đừng để lâm vào tình trạng im lặng, không nói gì”. Trong lớp special, mình được luyện tập với hầu như toàn bộ các common topics trong IELTS còn nếu không đủ thời gian thì thầy sẽ cho thêm về nhà luyện. Nói chung, trong suốt quá trình thi các bạn nên cố gắng đưa các cấu trúc ăn điểm như If…then… hay 1,2 idiom thì sẽ được đánh giá rất cao.



Học writing theo kiểu “khối A”

Đối với đa số học sinh Việt Nam, writing là phần học khó nhất vì trong suốt quá trình học tiếng anh ở trường không được dạy kĩ năng viết nhưng với mình RES đã mang lại cho mình một cách học writing thật khoa học và hiệu quả ngay cả với dân khối A như mình. Thú thật là mình đã thi đại học khối A được 27.5 điểm và đậu vào kinh tế quốc dân khoa Kế Toán Kiểm Toán

Không phải cứ lắp ghép các cấu trúc câu, các cụm từ vào nhau thành một câu hoàn chirng, đúng ngữ pháp nghĩa là viết tốt. Để viết tốt bạn cần có một cách tư duy tiếng anh như khi người bản sứ viết chứ không phải dịch word-by-word những gì mình nghĩ ra. Để làm được điều này ngoài việc viết nhiều ra thì mình cũng đã nói ở trên đó là phải đọc nhiều, đọc nhiều sẽ giúp bạn làm quen được với nhiều cấu trúc ngữ pháp, nhiều cụm từ mà người bản xứ thường dùng, đặc biệt là có những cấu trúc mà dịch ra tiếng Việt .. chẳng có nghĩa gì cả, nhưng nếu làm quen thì dần dần bạn sẽ sử dụng các cấu trúc đó 1 cách thành thạo, sử dụng 1 cách tự nhiên. Ví dụ như để diễn đạt “một vấn đề khó”, bạn không thể dung “a difficult problem” mà nên dung “a thorny problem” – nhiều gai.



Khi học, mình tham gia khóa học



[color= #0000ff=] [/color] và thấy cách học rất hay, các thầy dạy mình từng dạng câu hỏi và với mỗi dạng câu hỏi cần viết những câu bắt buộc gì trong mở bài, thân bài và kết luận. Mình thấy học kiểu tips này rất hay đấy.



Về tài liệu luyện các dạng writing mình chỉ học quyển



Academic [color= #0000ff=] [/color] luyện viết theo bài, sau đó đóng sách lại thử viết lại đoạn đó sao cho giống với giọng văn. Đây là cách tốt nhất để học cấu trúc của người ta và áp dụng vào bài của mình.



Mình còn học từ vựng và cấu trúc academic trong cuốn Academic Vocabulary in use ( ) và English collocation in Use ( )



Trước khi thi cũng xem các bài writing mẫu trong Cambridge, tìm những chỗ hay trong model của examiner. Tìm chỗ dở trong các bài điểm kém của các thí sinh trước để tránh lặp lại.

Khi thi, điều quan trọng nhất là phải phân bổ thời gian hợp lí giữa 2 task, thường thì 20 phút cho task 1 và 40 phút cho task 2
[*]Cố gắng hoàn thành task 1 đúng thời gian (tốt nhất là sớm hơn 1 vài phút), nếu quá 20ph thì dừng lại để viết task 2 vì task 2 cao điểm hơn.




[*]Chú ý đếm số lượng các từ, tránh viết quá ngắn (sẽ bị trừ điểm) và và quá dài (càng viết dài càng nhiều lỗi điểm càng kém).


[*]Đặc biệt chú nếu sắp hết giờ mà vẫn chưa viết xong body của

task 2 thì cũng bỏ để viết ngay kết luận. Vì bạn sẽ bị trừ điểm nặng hơn nếu bài viết không có đủ 3 phần mở-thân-kết.



Mỗi người có một cách học khác nhau nên những chia sẻ trên của mình chưa chắc đã có hiệu quả với tất cả mọi người nhưng đó chính là con đường để đạt 7.5 IELTS của mình. Dù cách học của bạn thế nào, hãy kiên định với nó nhé vì Hard work always pay off mà.



Trước khi chia sẻ kỹ năng Listeining và Reading cho mình show ảnh một chút nhé





Đây là Ngọc Hà cũng dc 7.5 IELTS thi chung đợt với mình









Còn đây là Nguyễn Mai Ly _ Hoa Khôi RMIT cũng dc 8.0 IELTS







Listening – Không thể vội vàng



Nghe là kĩ năng không thể học vội vàng được mà cần cả quá trình luyện tập. Theo mình không thể nói là người này nghe giỏi hơn người kia được mà chỉ có nghe nhiều và quen hơn thôi. Có rất nhiều nguồn để luyện nghe như nghe nhạc hay xem phim tiếng anh,xem bản tin hay nghe đĩa luyện nghe nên mình đã thử tất cả các cách để xem cách nào phù hợp và hiệu quả nhất với mình. Với mình thì đó là luyện sách nhưng có thể với bạn lại là xem phim thế nên đừng quá áp đặt mình theo khuôn mẫu nhé.

Một điều khá quan trọng là bạn cần làm quen với nhiều accent khác nhau để đi thi khi gặp không bị bất ngờ và có thể hiểu ngay được

Các bài nghe luyện IELTS mình thường nghe 3 lần, lần đầu để làm bài, lần 2 để check đáp án, nếu sai thì sai ở đâu và tại sao mình lại không nghe được còn lần 3 thì nhìn script để học cách phát âm và cách diễn đạt của người bản sứ.



Khi đi thi, mình nghĩ section 1 khá dễ ăn điểm nên mình chỉ đọc khi đã đến example còn khi nhận được đề thi thì mình lại đọc section 4 đầu tiên vì đó mới là phần khó nhất và cũng được ít thời gian để đọc nhất. Không chỉ phần listening mà trong các bài kiểm tra khác bạn cũng nên đánh dấu những câu cần chú ý rồi khi nghe sẽ tập trung nghe hơn vào những câu đó.
[*]Số ít số nhiều cũng là một vấn đề lớn khi nghe IELTS mà mình chỉ dành được điểm khi điền chính xác cụm từ. Vì vậy câu nào mà có thể lựa chọn giữa đáp án số ít và số nhiều thì bạn nên đánh dấu lại.
[*]Khi không nghe được thì phải bỏ qua ngay và chuyển sang câu sau, tuyệt đối không dừng lại ở 1 câu quá lâu sẽ mất cả những câu sau. Đừng mạo hiểm cố 1 câu để rồi mất cả 1 section





Reading – Đừng quá bận tâm những từ mới

Hãy để mình thoải mái nghe và đọc những gì mình thích, khi đó tự khắc sẽ học được nhiều thứ.Tìm những sách, báo hay bài đọc có tựa đề thuộc sở thích của bạn để đọc. Đọc nhiều không những có thể giúp bạn nhớ từ vựng và ngữ pháp một cách tự nhiên, tăng khả năng và tốc độ đọc mà khả năng viết còn tăng lên rất nhiều đấy.

Ở nhà, khi đọc mà gặp từ mới, không nên lạm dụng từ điển mà trước hết hãy đọc lại cả câu, dựa vào ngữ cảnh mà đoán nghĩa của từ đã vì dù sao cũng không được dung từ điển khi thi. Chỉ nên tra những từ lặp đi lặp lại nhiều lần, vì điều này có nghĩa là từ đó quan trọng để nhớ. Vì vậy, đừng bận tâm từ mới khi làm bài thi nhé.

Cố gắng làm quen với paraphrasing khi luyện vì trong đề thi thường thay đổi cấu trúc câu mà vẫn giữ nguyên nghĩa hay dung từ đồng nghĩa để diễn đạt lại ý trong bài.



Khi nhận được bài thi, việc đầu tiên là phải đọc title để xác định topic mà mình sẽ đọc trong cả đoạn là gì rồi mới đọc phần câu hỏi.


[*]Kinh nghiệm của mình là, nếu 1 passage mà cho phần điền headings ngay đầu tiên, hay phần summary (fill in blanks) thì mình sẽ bỏ qua phần đó, làm các câu hỏi sau đó (các câu hỏi yêu cầu bạn dò từng câu thay vì đọc cả bài, ví dụ như Yes/No/Not Given). Bởi sau khi làm xong các câu sau đó bạn đã hiểu khá rõ về ý của cả bài, lúc đó có thể trả lời phần headings và summary một cách dễ dàng rồi.


[*]Cố gắng làm theo thứ tự đã cho của bài để không bị lẫn lộn.


[*]Phân bổ thời gian hợp lí, thường thì 20 phút một bài những bài nào vào topic quen thì nên cố làm nhanh để dành thời gian làm đoạn khó hơn. Không như bài thi Listening, bạn sẽ không có thời gian transfer câu trả lời vào answer sheet vì thế làm câu nào phải chắc câu đó và ghi luôn vào answer sheet nhé.



Bảng điểm của mình đây mọi người nhé :







Chúc mọi người thi học và thi tốt nhé !

Phú, Tạ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top