tctuvan

New Member
Chia sẻ cho anh em đồ án

Nội dung chính:

Chương I : Tổng quan về Lập trình Socket
Chương II : Ứng dụng lập trình socket lập trình phần mềm chat trong Mạng LAN
Chương III : Kết luận và hướng phát triển đề tài

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghê thông tin và Internet nên ứng dụng của nó vào nhu cầu học tập và làm việc là rất lớn. Trong các công ty cũng như trong trường học thì việc thiết lập một hệ thông mạng LAN trong nội bộ công ty hay trường học là rất cần thiết để có thể dễ dàng quản lý và làm việc. Việc thiết lập một mạng LAN đem đến những lợi ích như: các máy tính trong mạng có thể trao đổi thông tin với nhau một các dễ dàng, dùng chung một ứng dụng nào đó trong mạng( tiết kiệm chi phí mua phần mềm bản quyền), dùng chung các thiết bị ngoại vi như: máy in, ổ CD, máy FAX ...(tiết kiệm chi phí phần cứng),....Nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra một số vấn đề là: phải quản lý các máy tính trong mạng LAN như thế nào để cho các máy tính đó có thể làm việc một cách hiệu quả từ xa, quản lý người dùng máy tính trong mạng như thế nào để cho công việc học tập và làm việc một cách hiệu quả. Là một sinh viên công nghệ thông tin, chuyên ngành Mạng Máy Tính, thì với hiểu biết và kiến thức tích lũy được của mình trong thời gian học ở trường cũng như là tự học, nên nhóm em quyết định chọn đề tài “Xây dựng chương trình quản lý máy tính trong mạng LAN” với hy vọng sẽ ứng dụng những gì đã học vào thực tế, qua đó phát triển ứng dụng trợ giúp cho việc quản lý các máy tính trong mạng LAN.

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP TRÌNH MẠNG 1
1.1. Họ giao thức TCP/IP 1
1.2. So sánh 2 giao thức TCP và UDP 2
1.3. Địa chỉ IP 3
CHƯƠNG 2: LẬP TRÌNH MẠNG TRONG .NET FRAMEWORK 4
2.1. Cơ sở lý thuyết về .NET 4
2.1.1. Nền tảng của .NET 4
2.1.2. Ngôn ngữ C#. 5
2.2. Sử dụng các lớp hỗ trợ được xây dựng từ lớp Socket 6
2.2.1. Lớp TCPClient 6
2.2.2. Lớp TCPListener 7
2.2.3. Lớp UDPClient 8
2.3. Socket không đồng bộ 10
2.3.1. Mô hình xử lý sự kiện của Windows 10
2.3.2. Sử dụng Socket không đồng bộ 10
2.4. Sử dụng Thread trong các ứng dụng mạng 14
2.4.1. Một số khái niệm 14
2.4.2. Sử dụng Thread trong chương trình .Net 14
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM 17
3.1. Giới thiệu chương trình LAN Support 17
3.2. Các chức năng của chương trình: 20
3.2.1 Điều khiển từ xa 23
3.2.2 Chat với Client 23
3.2.3. Gửi thông điệp đến máy Client. 26
3.2.3 Giao diện chức năng gửi thông điệp. 26
3.2.4. Truyền File đến máy Client. 26
3.4.5 Chụp màn hình máy Client. 27
3.2.6 Remote Desktop 27
3.2.7 Theo dõi màn hình máy Client 28
3.2.8 Thực thi lệnh Shell từ xa. 29
3.3 Cài đặt và triển khai. 29
3.4 Đánh giá chương trình. 29
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 32


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Mô hình tham chiếu và giao thức TCP/IP 1
Hình 2.1 Mô hình xử lý sự kiện trong Windows 10
Hình 3.1 Giao diện chính máy server 17
Hình 3.2 Giao diện chính máy Client 18
Hình 3.3 Thông báo khi Client kết nối thành công đến Server. 18
Hình 3.4 Thông tin Client trên Server. 21
Hình 3.5 Giao diện các chức năng Power từ xa 23
Hình 3.6 Giao diện chức năng Chat với Client. 24
Hình 3.7 Giao diện chức năng gởi thông điệp. 26
Hình 3.8 Giao diện chức năng gửi thông điệp. 26
Hình 3.8 Giao diện chức năng truyền file. 27
Hình 3.9 Giao diện chức năng chụp hình. 27
Hình 3.10 Giao diện của chức năng Remote Desktop. 28
Hình 3.11 Giao diện chức năng theo dõi. 28
Hình 3.12 Giao diện chức năng thực thi lệnh Shell từ xa. 29

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP TRÌNH MẠNG
1.1. Họ giao thức TCP/IP
IP là một họ giao thức để cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng và nó được cấu trúc theo kiểu phân cấp.
Khác với mô hình OSI tầng liên mạng sử dụng giao thức kết nối mạng "không liên kết" (connectionless) IP, tạo thành hạt nhân hoạt động của Internet. Cùng với các thuật toán định tuyến RIP, OSPF, BGP, tầng liên mạng IP cho phép kết nối một cách mềm dẻo và linh hoạt các loại mạng "vật lý" khác nhau như: Ethernet, Token Ring , X.25...
Giao thức trao đổi dữ liệu "có liên kết" (connection - oriented) TCP được sử dụng ở tầng vận chuyển để đảm bảo tính chính xác và tin cậy việc trao đổi dữ liệu dựa trên kiến trúc kết nối "không liên kết" ở tầng liên mạng IP.
Các giao thức hỗ trợ ứng dụng phổ biến như truy nhập từ xa (telnet), chuyển tệp (FTP), dịch vụ World Wide Web (HTTP), thư điện tử (SMTP), dịch vụ tên miền (DNS) ngày càng được cài đặt phổ biến như những bộ phận cấu thành của các hệ điều hành thông dụng như UNIX (và các hệ điều hành chuyên dụng cùng họ của các nhà cung cấp thiết bị tính toán như AIX của IBM, SINIX của Siemens, Digital UNIX của DEC), Windows9x/NT, NovellNetware,...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top