tctuvan

New Member
Chia sẻ cho các bạn tài liệu
Trình bày quá trình thành lập trang viên OYAMA và HINE qua các thời Heian, Kamakura và thời Muromachi; Nêu định nghĩa, phân kỳ lịch sử và phân loại trang viên, trình bày một số quan điểm khác nhau về tổ chức làng, về đặc điểm một số ngành kinh tế trong trang viên như nông nghiệp, thủ công nghiệp, khai thác nông lâm hải sản, thương nghiệp và phân tích vai trò của trang viên đối với tầng lớp võ sĩ, sự liên kết theo quan hệ gia thần giữa các võ sĩ địa phương với thủ hộ, vai trò của các làng tự trị trong sự hình thành các làng nông thôn thời cận đại
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Khái niệm shoen (荘園, trang viên) xuất hiện trong tiếng Nhật từ thế kỷ thứ
VIII và tồn tại trong lịch sử Nhật Bản đến thế kỷ XVI1
. Đặc biệt từ nửa sau thế XI,
khái niệm trang viên th−ờng gắn liền với shoensei (荘園制, trang viên chế) - chế độ
ruộng đất thay thế cho chế độ handen (班田, ban điền)2
. Trang viên đ−ợc coi là vấn
đề trung tâm trong việc nghiên cứu chế độ ruộng đất của Nhật Bản thời trung thế và
là cơ sở quan trọng để lý giải những biến đổi trong cơ cấu kinh tế xã hội Nhật Bản
thời cận đại (bao gồm thời cận thế) trở về sau3
.
Trong nghiên cứu về trang viên, trang viên thời Heian và Kamakura đ−ợc
đánh giá là mảng đề tài đ−ợc nghiên cứu thành công nhất trên cơ sở các t− liệu nh−
“Heian ibun” (平安遺文, Di văn thời Heian), “Kamakura ibun” (鎌倉遺文, Di văn
thời Kamakura)..., các nguồn t− liệu địa ph−ơng nh− “Hyogokenshi” (兵庫県史,
Lịch sử tỉnh Hyogo), t− liệu của các dòng họ nh− “Kujoke monjo” (九条家文書,
Văn th− của dòng họ Kujo), “Masamoto không tabihikitsuke” (政基公旅引付, Ghi
chép về chuyến du hành của Ngài Masamoto) hay t− liệu của các chùa xã lớn nh−
Todaiji (東大寺, Đông Đại tự), Kofukuji (興福寺, H−ng Phúc tự), Toji (東寺,Đông
tự)...
Trong khi đó, lịch sử trang viên thời Muromachi, đặc biệt là thời Chiến Quốc,
th−ờng không đ−ợc nghiên cứu độc lập mà gắn liền với việc nghiên cứu quá trình
lãnh chủ hoá tầng lớp võ sĩ, sự hình thành các làng và liên làng tự trị... Thời kì này, ngoài t− liệu của địa ph−ơng, của các dòng họ quí tộc và chùa xã, các lệnh của Mạc
phủ và t− liệu của các dòng họ võ sĩ nh− “Nakaharake monjo” (中原家文書, Văn
th− của dòng họ Nakahara) đã cung cấp thêm nhiều thông tin có giá trị về trang viên.
Năm 2000, sau khi bảo vệ luận văn thạc sĩ với đề tài “Trang viên Nhật Bản
thế kỉ VIII-XIV”, tui đã sang thực tập tại tr−ờng Đại học Tổng hợp Osaka trong 9
tháng với dự định bổ sung t− liệu về mô hình chung của trang viên Nhật Bản, đặc
biệt là thời kì tan rã của trang viên (XIV-XVI), chuẩn bị cho luận án Tiến sĩ. Nh−ng
sau một thời gian vừa học tập vừa trao đổi ý kiến với các giáo s− và nghiên cứu sinh
của Khoa Sử tr−ờng Đại học Tổng hợp Osaka, tui hiểu rằng những vấn đề còn tranh
cãi về mô hình trang viên Nhật Bản nói chung chỉ có thể giải quyết trên cơ sở nghiên
cứu và tổng hợp t− liệu của các trang viên cụ thể. Với sự h−ớng dẫn của các thày
giáo và sự giúp đỡ của các bạn nghiên cứu sinh, tui đã bắt tay s−u tầm, đọc các t−
liệu gốc và đi khảo sát một số trang viên gần Osaka. Sau một thời gian học tập và
nghiên cứu, tui quyết định chọn đề tài luận án Tiến sĩ là “Trang viên Nhật Bản thế
kỉ VIII-XVI qua trang viên Oyama và Hine”.
Lí do tui lựa chọn đề tài này tr−ớc hết là Oyama (大山, Đại Sơn) và Hine (日
根, Nhật Căn) là hai trang viên tui có điều kiện đi khảo sát nhiều lần nhất. Trong đó,
trang viên Oyama mằn ở phía bắc Osaka, còn trang viên Hine ở phía nam Osaka.
Hơn nữa, đây là hai trong số ít các trang viên còn l−u giữ đ−ợc nguồn t− liệu phong
phú, gồm cả t− liệu chữ viết, t− liệu khảo cổ học và t− liệu điền dã. Ngoài ra, hai
trang viên có nhiều đặc điểm bổ sung cho nhau về điều kiện địa hình (Oyama là
trang viên vùng thung lũng, Hine là trang viên ở đồng bằng ven biển), chủ sở hữu
(Oyama là trang viên của chùa, Hine là trang viên của quí tộc triều đình), về lịch sử
hình thành và phát triển (Oyama xuất hiện sớm và tồn tại trong hơn 6 thế kỉ, còn
Hine xuất hiện muộn và tồn tại trong hơn 3 thế kỉ)... Vì vậy, những kết luận rút ra từ
lịch sử hai trang viên có thể giúp tui đ−a ra những nhận xét ban đầu về một số vấn
đề trong lịch sử trang viên Nhật Bản nh− phân kì lịch sử trang viên, phân loại trang
viên, đặc điểm từng loại hình trang viên, tính khu vực của trang viên, tổ chức làng và
sinh hoạt của trang dân… Bằng việc phân tích và đối chiếu lịch sử hai trang viên này với mô hình chung của trang viên Nhật Bản4
, tác giả muốn làm nổi bật tính đặc thù
của hai trang viên và đ−a ra những nhận xét ban đầu, góp phần lý giải một số vấn đề
mà giới nghiên cứu trang viên Nhật Bản còn đang tranh luận.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang viên đ−ợc các học giả Nhật Bản và thế giới rất quan tâm nghiên cứu,
đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong số các nhà Nhật Bản học ng−ời
Nga nghiên cứu trang viên từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phải kể đến giáo s− I.
M. Tsyritsin. Ông vốn là một sĩ quan trong quân đội Xô Viết. Sau khi giải ngũ, ông
trở thành giảng viên môn Lịch sử Nhật Bản tại Khoa Lịch sử - Ngôn ngữ Nhật Bản,
Viện nghiên cứu các n−ớc á Phi (ISSA), thuộc tr−ờng Đại học Tổng hợp Matxcơva
(MGU). Mặc dù không một lần chen chân đến Nhật Bản, Tsyritsin luôn coi trọng
ph−ơng pháp phân tích nguồn t− liệu gốc tiếng Nhật khi nghiên cứu lịch sử trang
viên. Ông đã viết một loạt các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Vexnic của tr−ờng
Đại học Tổng hợp Matxcơva trong những năm 70-80 chuyên khảo sát về trang viên
và ảnh h−ởng của nó đến những biến đổi kinh tế xã hội Nhật Bản nh− “Problemy
feodalnovo zemlevladenia vo Iaponii VIII-XIV” (Những vấn đề về chế độ ruộng đất
phong kiến ở Nhật Bản) [45]. Trong các bài giảng về lịch sử trang viên Nhật Bản,
ông đã nhấn mạnh vai trò của trang viên nh− một vấn đề cơ bản của chế độ phong
kiến Nhật Bản. Tuy nhiên, Tsyritsin nhận định rằng chế độ trang viên ở Nhật Bản
chỉ tồn tại đến thế kỉ XIV và tan rã cùng với sự xuất hiện của các shugoryo (守護領,
thủ hộ lãnh) và làng tự trị. Quan điểm của Tsyritsin đã không đ−ợc các học giả trẻ
tuổi nh− E. K. Simonova-Gudzenko ủng hộ. Simonova là giáo s− của tr−ờng Đại học
Quan hệ Quốc tế Matscơva (MGIMO) và là giáo s− thỉnh giảng của Viện nghiên
cứu các n−ớc á Phi. Trong tập bài giảng “Istoria drevnei i srednevekovoi Iaponii”
(Lịch sử Nhật Bản thời cổ đại và trung đại) [44], bà đã khẳng định rằng trang viên
tồn tại đến thế kỉ XVI, và đến cuối thế kỉ XV, mặc dù b−ớc vào con đ−ờng tan rã,
nh−ng kinh tế trang viên vẫn phát huy vai trò quan trọng trong sự phát triển nông

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Trang viên Nhật Bản thế kỷ VIII-XIV
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top