bui_bay012

New Member

Download Tiểu luận Tìm hiểu những tư tưởng triết học nho giáo miễn phí





MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 3
I.Khổng Tử .4
1. Quan điểm về thế giới .4
2. Quan điểm về chính trị - xã hội .7
2.1 Thuyết chính danh – lý luận ổn định trật tự xã hội 7
• Đối với quan hệ vua – tôi . 8
• Đối với quan hệ cha – con .9
2.2. Đạo đức – công cụ để thực hiện thuyết chính danh .9
• Nhân .10
• Trí .13
2.3. Quân tử - mẫu người lý tưởng của xã hội .14
II. Mạnh Tử .16
1. Quan điểm triết học .17
• Về đạo đức, tư tưởng .17
• Về chính trị .18
III.Đổng Trọng Thư .19
• Về tư tưởng triết học và chính trị .20
• Về lí luận đạo đức xã hội 21
• Về bản tính của con người . .22
IV. Kết luận .23
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tâm đến vấn đề nguồn gốc của vũ trụ, do đó ông đã thể hiện một thái độ không rõ rệt về trời đất quỷ thần. Một mặt ông cho rằng trời chỉ là giới tự nhiên, trong đó có bốn mùa thay đổi, trăm vật sinh trưởng. Ông vẫn thường dạy học trò của mình: “Cũng như dòng nước chảy, mọi vật đều trôi đi, chảy đi, không có gì ngưng nghỉ” (Luận ngữ: Tử - Hãn,16), hoặc: “ Trời có nói gì đâu mà bốn mùa cứ vận hành, vạn vật cứ sinh hóa mãi” ( Luận Ngữ: Dương – Hóa,18); nhưng mặt khác, ông lại cho rằng trời là một lực lượng có thể chi phối số phận và hoạt động của con người, do dó con người phải sợ mệnh trời.
Với Khổng Tử, Trời như một quan tòa công minh cầm cân nảy mực phán xét mọi việc, Trời quyết định sự thành bại trong hoạt động cũng như cuộc sống của con người. Với ông “ sống chết có mạng, giàu sang tại trời”. Vì vậy, Khổng Tử đặt hết niềm tin vào ý chí của Trời. Ông khuyên mọi người phục tùng ý chí đó và coi việc hiểu biết nó như một điều kiện tất yếu để trở thành người hoàn thiện.
Khổng Tử cũng không phủ nhận sự tồn tại của Quỷ - Thần nhưng theo ông, việc của Quỷ - Thần là việc cao xa, u uẩn nên đối với Quỷ - Thần, con người phải kính trọng song chẳng nên gần gũi làm gì.
Về giới tự nhiên, về Trời – Đất, trong giai đoạn này vấn đề giữa Trời và Người là vấn đề trung tâm trong cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học. Quyền lực và sức mạnh của Trời là sự thần thánh hóa quyền lực và sức mạnh của thế lực cầm quyền trên mặt đất. Khổng Tử đã thể hiện thái độ của mình trong việc ủng hộ giai cấp chủ nô khi chế độ chiếm hữu nô lệ đã bước vào thời kì suy tàn và khởi nghĩa vũ trang của nhân dân khắp nơi đang nổ ra quyết liệt. Tuy nhiên, cuộc sống thực mà Khổng tử được chứng kiến làm ông hoang mang. Quan niệm về quyền lực của trời cũng như toàn bộ hệ thống tư tưởng của ông chứa đầy mâu thuẫn. Một mặt ông truyền bá sức mạnh của Trời, một mặt ông nhấn mạnh hoạt động của con nười, coi hoạt động của con người giữ địa vị quan trọng nhất trong cuộc đời của họ; một mặt ông công nhận có sự tồn tại của Quỷ - Thần, nhưng khác với lẽ thông thường, ông lại khuyên con người không nên đề cập đến và nên xa lánh nó. Chính vì vậy ông cố ý tránh né nói đến cái chết, khuyên con người hãy quay về với cuộc sống thực và đề cao sự nỗ lực của mỗi cá nhân.
2. QUAN ĐIỂM VỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
2.1. Thuyết chính danh – lý luận ổn định trật tự xã hội
Khổng Tử cho rằng sự thay đổi của xã hội làm cho thiên hạ rối ren không phải là nguyên nhân một sớm, một chiều mà là một quá trình bắt nguồn từ sự sa đọa của thế lực cầm quyền làm cho “danh” không được “chính”. Và cũng vì quan niệm “danh” không được “chính” làm cho xã hội loạn kỷ cương nên để khôi phục trật tự Khổng Tử chủ trương thực hành thuyết “chính danh”. Ông cho rằng: Trong xã hội, mỗi vật, mỗi người dều có một công dụng nhất định. Nằm trong một quan hệ nhất định, mỗi vật, mỗi người đều có một địa vị nhất định và tương ứng với nó là một “danh” nhất .định. Mỗi “ danh” đều có những tiêu chuẩn riêng. Vật nào, người nào mang “ danh” nào phải thực hiện bằng được những tiêu chuẩn của “danh” đó, nếu không phải gọi bằng “danh” khác. Khổng Tử giải thích thuyết của mình: “chính” là làm cho mọi việc ngay thẳng: “Vua phải ra vua, bề tui phải ra bề tôi, cha phải ra cha, con phải ra con”; “Nếu danh bất chính thì lời nói sẽ không đúng đắn. Lời nói không đúng đắn thì sẽ dẫn đến việc thi hành sai. Khi đó người với người trong xã hội sẽ không còn kính trọng nhau, không còn hòa khí, luật pháp lỏng lẻo và người dân sẽ mất nơi trông cậy, nhờ vả” ; “ Dân không còn chỗ trông cậy, nhờ vả thì dân sẽ không còn tin ở bậc cầm quyền, lúc đó dù muốn hay không xã tắc cũng khó tránh bề suy sụp” ( Luận Ngữ).
Triết học Nho gia xác định: quan hệ vua – tôi, cha – con , chồng – vợ, anh – em , bạn bè là 5 quan hệ thông thường của người đời trong thiên hạ. Mối quan hệ lại có những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng; cha hiền – con thảo, anh tốt – em ngoan, chồng biết điều – vợ lẽ phải, bề trên rộng rãi – bề dưới kính thuận, vua nhân – tui trung. Đăc biệt ông nhấn mạnh quan hệ vua tui và quan hệ cha con.
Đối với quan hệ vua tôi:
Trước hêt, ông chống ngôi vua theo kiểu cha truyền con nối. Ông lên án việc chức tước truyền theo huyết thống, dòng tộc mặc dù trong xã hội đương thời có ba kiểu lên ngôi được chấp nhận:
Lên ngôi do cha truyền lại
Lên ngôi do vua trước truyền lại
Lên ngôi do đổi mệnh vua
Khổng Tử cho rằng người cầm quyền phải có đức, có tài mà không cần tính đến đẳng cấp xuất thân của nó. Với ông người đứng đầu của một quốc gia phải đạt được nhân đạo và phải đạt được thiên đạo để trở thành một minh quân, một bề trên chính trực.
Đối với những yêu cầu cụ thể, Không Tử chủ trương:
Vua phải đảm bảo cho dân được ấm no; phải xây dựng được lực lượng quân sự hùng hậu và đặc biệt là phải chiếm được lòng tin của dân.
Vua phải biết làm cho dân giàu và biết giáo hóa dân
Vua phải biết tận dụng người đức độ và có năng lực làm việc, phải biết rộng lượng với những người cộng sự với mình.
V..v..
Dân đối với vua, theo ông phải coi như cha, như mẹ của mình. Trong quan hệ giữa dân và vua, dân vì vua là “trung”, vua vì dân để được lòng dân tin cũng là trung vậy. Trung của Khổng tử chỉ đòi hỏi sự hết lòng và thành tâm thật ý trong quan hệ với nhau.
Đối với quan hệ cha con:
Đề cập đến phạm trù “hiếu” trong quan hệ cha con, ông không nhấn mạnh đến của cải con cái dành cho cha mẹ mà chủ yếu nói đến “ Tâm” để đánh giá hiếu thảo. Con cái phải thành kính với cha mẹ, phải nuôi dưỡng cha mẹ lúc về già, lúc ốm đau. Và “ hiếu” của ông không quan niệm một chiều là con cái phải nhất nhất nghe theo cha mẹ mà với ông là cha phải ra cha mà con phải ra con. Tức là ông cũng đòi hỏi cha mẹ phải đối xử với con cái cho đúng đạo của mình.
Như vậy Khổng tử không chủ trương ngu trung; ngu hiếu; không bắt buộc con người phải phục vụ bề trên vô điều kiện. Đối với ông, trong xã hội “ chính danh” là quan hệ hai chiều, cụ thể công cụ để thực hiện hai chiều này là đạo đức của xã hội.
2.2. Đạo đức – công cụ để thực hiện thuyết chính danh.
Không Tử cho rằng không nên lạm dụng pháp luật để ép dân đi vào tôn ti trật tự; chính sách khủng bố, dùng hình phạt chỉ tạo ra sự hận thù, sợ sệt. Ổn định xã hội hữu hiệu nhất là bằng đức hạnh, bằng lễ tiết vì chỉ có như vậy mới cảm hóa được con người và làm cho con người hổ thẹn khi có hành vi sai phạm. Điều đó cho thấy Khổng Tử đã thể hiện tư tưởng dùng đạo đức làm công cụ để thực hiện thuyết “chính danh” của mình. Nội dung của đạo đức ấy vẫn theo ông, thông thường nhất và cũng là quan trọng nhất là: Nhân, Trí, và Dũng
Nhân: "Nhân" trong quan niệm của Khổng Tử là "yêu người" (Luận
ng
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top