daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Nhận xét tình trạng nha chu và độ sát khít của phục hình cố định tại viện đào tạo RHM trường
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ rất xa xưa con người đã ý thức được vai trò quan trọng của răng.
Răng không những quyết định chức năng ăn nhai, nó còn đóng vai trò quan
trọng đối với thẩm mỹ và phát âm của con người. Mất răng cũng được coi là
một tình trạng bệnh lý có ảnh hưởng tại chỗ và toàn thân. Nếu như sâu răng là
nguyên nhân gây mất răng chủ yếu ở người trẻ thì bệnh nha chu là nguyên
nhân chủ yếu gây mất răng ở người già. Mặc dù công tác chăm sóc răng
miệng của nước ta đã được quan tâm nhưng tỷ lệ mất răng còn tương đối cao
vì thế mà chỉ định phục hình cho từng răng mất là rất cần thiết.
Ngày nay do sự hiểu biết về sức khoẻ răng miệng được nâng cao, đời
sống kinh tế của nhân dân cũng khá hơn trước nên nhu cầu điều trị phục
hình lại các răng mất ngày càng nhiều, theo tác giả Võ Thế Quang (1990)
[1]. Người có nhu cầu làm răng giả ở lứa tuổi trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ 45%.
Xử trí làm phục hình mất răng có hai loại: Phục hình tháo lắp và Phục hình
cố định. Đứng trước một bệnh nhân mất răng, việc lựa chọn loại phục hình
nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi, giới, tình trạng các răng còn
lại, tình trạng vùng quanh răng, tình trạng vệ sinh răng miệng, điều kiện kinh
tế của bệnh nhân. Phục hình cố định tạo cho bệnh nhân sự thoải mái, dễ
chịu, dễ thích nghi với việc mang răng giả trong miệng, phục hồi chức năng
ăn nhai và thẩm mỹ tốt.
Phục hình cố định bao gồm các loại: inlay-onlay, chụp răng, răng chốt,
cầu răng, cấy ghép Implant. Phục hình cố định đã được thực hành từ lâu
nhưng còn nhiều vấn đề chưa được đi sâu nghiên cứu như vấn đề chịu lực, chỉ
định cụ thể cho từng trường hợp, viêm nhiễm sau khi lắp cầu chụp, viêm tủy
răng trụ, sâu răng… Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn
tại mà người ta có thể quan sát được là độ khít sát của phục hình. Độ khít sát


2


là một vấn đề quan trọng và được chú ý nhiều trên lâm sàng, đảm bảo cho sự
tồn tại lâu dài của phục hình nhờ phòng ngừa sâu răng và viêm nha chu gây ra
do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn trong mảng bám. Một số nghiên cứu đã
cho các kết quả không giống nhau, thậm chí chênh lệch nhiều. Qua nghiên
cứu y văn và căn cứ vào tình hình thực tế, với mong muốn đóng góp vào việc
tìm hiểu về phục hình cố định, trong phạm vi đề tài này, chúng tui chỉ nghiên
cứu về độ khít sát của phục hình với cùi răng và tình trạng nha chu của các
răng trụ. Vì vậy, chúng tui chọn đề tài: “Nhận xét tình trạng nha chu và độ
sát khít của phục hình cố định tại Viện đào tạo Răng Hàm Mặt trường
Đại học Y Hà Nội” với 2 mục tiêu:
1.

Nhận xét độ khít của bờ phục hình với đường hoàn tất ở chụp,
cầu răng trên nhóm bệnh nhân được khám tại Viện đào tạo RHM
- Trường Đại học Y Hà Nội.

2.

Nhận xét tình trạng răng trụ của các răng được phục hình chụp,
cầu răng ở nhóm bệnh nhân trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. MẤT RĂNG

1.1.1. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây mất răng, người ta chia làm những loại sau:
- Bệnh lý về răng và quanh răng: sâu răng, bệnh lý tủy răng, cuống răng,
viêm quanh răng, sang chấn khớp cắn.
- Tai nạn sinh hoạt, giao thông.
Theo Tống Minh Sơn, có 72% tổn thương răng cửa do chấn thương [2].
- Do bẩm sinh.
- Nhổ răng do nhu cầu điều trị bệnh (tia xạ, nắn hàm).
1.1.2. Tác hại của mất răng
1.1.2.1. Tại chỗ
Mới mất răng: gây khó nhai, đau khi ăn nhai đè xuống lợi vùng mất răng.
Lâu dài: gây xô lệch các răng kế cận, răng đối diện có hiện tượng Popov
làm biến đổi khớp cắn, biến dạng đường cong sinh lý của cung răng, tạo điều
kiện thuận lợi để hình thành mảng bám răng, cao răng, gây viêm quanh rănglung lay răng [3].
- Tiêu xương hàm, rối loạn chức năng cơ và khớp TDH.
1.1.2.2. Toàn thân
Do rối loạn chức năng nhai gây rối loạn tiêu hóa dẫn tới ảnh hưởng tới
sức khỏe.


4

Ảnh hưởng đến phát âm, làm bênh nhân bị mặc cảm, ngại tiếp xúc xã
hội, ảnh hưởng đến công tác, nghề nghiệp.
Ảnh hưởng tới thẩm mỹ, mất răng gây hóp má, nếu mất răng không cân
đối gây lệch mặt, mất răng cửa gây sập môi, khi mất răng nhiều cả hai hàm
nếu không còn điểm chạm gây thấp tầng mặt dưới, tất cả yếu điểm trên đều
ảnh hưởng đến tâm lý con người làm bệnh nhân ngại giao tiếp.
1.1.3. Phân loại mất răng
Trong một nghiên cứu toán học 1942 Cunmer đã thống kê được hơn
113.000 kiểu mất răng khác nhau ở cả hàm trên và dưới [4], [5].

Có nhiều tác giả đưa ra phân loại dựa trên đặc điểm về giải phẫu và
tuân theo một quy tắc điều trị nhất định như Kourliansky phân loại dựa vào
điểm chạm răng của hai hàm. Theo Kennedy, dựa vào khoảng mất răng và các
răng giới hạn, theo Eichner dựa trên quan điểm răng vững chắc là do có 4
răng chạm khớp, Applegate dựa vào các răng kế cận vùng mất răng [6], [7].
Ngày nay người ta cho rằng phân loại theo Kennedy có bổ sung của
Applegate là đơn giản và được sử dụng rộng rãi. Phân loại gồm 6 loại sau [5], [8]:
- Loại 1: mất răng sau hai bên, không có giới hạn phía sau.
- Loại 2: mất răng sau một bên, không có giới hạn phía sau.
- Loại 3: mất răng một bên có giới hạn, nhưng những răng còn lại không
thể gánh được lực nhai tác động lên hàm giả.
- Loại 4: mất nhóm răng trước, đường giữa cắt ngang khoảng mất răng.
- Loại 5: mất răng một bên có giới hạn nhưng răng trước kề khoảng mất
răng không thể dung làm răng trụ được.


5

- Loại 6: mất răng một bên có giới hạn, những răng còn lại có thể gánh
được lực nhai tác dụng lên hàm giả.
Mỗi loại có 4 tiểu loại, tùy theo nó kèm theo với 1,2,3 hay 4 khoảng mất
răng không kể khoảng mất răng chính. Trừ loại 4 là không có tiểu loại.
1.1.4. Một số số liệu về tình trạng mất răng
Theo Vũ Thị Kiều Diễm trong điều tra sức khỏe răng miệng của Việt
Nam 1991 số trung bình mất răng cho mỗi người như sau [9]:
Tuổi

Số TB mất răng/ người

Tỷ lệ mất răng


12

0,07

6,66%

15

0,18

10,33%

35 - 44

3,49

68,66%

1.1.5. Hướng điều trị mất răng
Để phục hình lại các răng đã mất từ lâu người ta đã có hai phương pháp
đó là phục hình tháo lắp và phục hình cố định. Tất cả các loại phục hình đều
nhằm mục đích đáp ứng được chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và bảo vệ các răng
còn lại trên cung hàm và không gây hại cho tổ chức quanh răng.
Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển người ta đã tiến hành cấy
ghép Implant.
1.2. PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH

1.2.1. Vài nét lịch sử về phục hình răng cố định
- Phục hình mất răng được thực hành từ rất lâu. Trên một sọ người Eturic

(nước Ý 400 năm trước công nguyên) thấy cầu răng thay thế cho răng hàm và
những răng bê thay thế cho răng đã mất [6], [11].


6

- Chụp đúc kim loại đã thấy ở Ý vào thế kỷ 17.
- Pierre Fauchard (thế kỉ 18) được coi là ông tổ của răng giả.
- Thế kỷ 19 người ta đã biết lấy khuôn và làm hàm giả băng cao su, dùng
răng bằng sứ cũng trong thời kỳ này càng nhai được sử dụng.
- Thế kỷ 20 răng giả được phát triển theo sự phát triển của ngành RHM.
- Năm 1906 Carmichacl làm chụp hở mặt ngoài răng.
- Năm 1907 dùng phương pháp đúc bỏ sáp như ngày nay.
- Năm 1920 làm cầu răng có sự chú ý về cơ học và sinh học.
- Chụp kim loại cẩn sứ được giới thiệu vào cuối những năm 40.
Đường hoàn tất bờ vai cho phục hình sứ được phát triển vào năm 1960.
1.2.2. Các loại phục hình cố định
Phục hình răng là một ngành trong nha khoa chuyên nghiên cứu để phục
hồi các răng hay cấu trúc răng đã mất, nhằm tái tạo và duy trì thẩm mỹ vùng
hàm mặt.
Phục hình cố định là môn khoa học nghiên cứu, tái tạo lại phần thân răng
của một hay nhiều răng mất và những cấu trúc liên hệ nhằm phục hồi chức
năng răng miệng của bệnh nhân. Phục hình này được gắn chặt vào răng thật
mà bệnh nhân không thể tự tháo ra được.
Có nhiều loại phục hình cố định nó phụ thuộc vào thành phần mắc giữ
với răng trụ [6], [8], [12].


7

1.2.2.1. Inlay, Onlay, Overlay

Hình 1.1. Inlay, onlay [13]
Inlay là một phục hình răng đặt bên trong thân răng, bao bọc bởi tổ chức
mô răng, còn được gọi là phục hình bên trong thân răng. Inlay thường được
đúc bằng kim loại, sứ hay composite... [5]
Trong phục hình răng cố định người ta sử dụng Inlay kim loại để làm
phần giữ cho cầu răng cố định loại ngắt lực.
Các inlay kim loại có thêm các chốt lưu còn được gọi là pinlay.
Onlay là một biến thể của inlay, có phần mặt nhai bao phủ cả mặt nhai
của thân răng.
Ở mặt trong các răng cửa và răng nanh các onlay có các bậc và chốt lưu
còn được gọi là pinledge, hay là biến thể của mão ¾.
1.2.2.2. Chụp răng
Là một chụp có hình dạng thân răng phục hồi toàn phần hay một phần
răng trên một răng riêng rẽ sau khi răng này được mài toàn phần hay một
phần tuỳ theo loại chụp được chỉ định làm.


8

 Chụp toàn diện kim loại [5]

Hình 1.2. Chụp toàn diện kim loại [13]
Loại chụp này bao phủ toàn thể 5 mặt của thân răng. Chụp được
làm bằng kim loại dùng để bao bọc một răng riêng rẽ hay làm phần giữ
cho một cầu răng.
Chỉ định
 Dùng để che chở và tái tạo một thân răng bị sâu lớn hay vỡ lớn do
chấn thương đến mức độ không còn có thể hàn răng chắc.

 Múi răng bị bể mất không thể trám bền vững được.
 Dùng bao bọc các răng bị thiểu sản men ngà, bị nứt men răng.
 Dùng để điều chỉnh lại vị trí thân răng và khớp cắn cho những răng
mọc lệch lạc mà không thể chỉnh hình được.
 Dùng bao bọc các răng sẽ mang móc cho một hàm giả tháo lắp có mô
răng yếu hay có hình thể không thuận tiện cho sự bám giữ của móc.
 Dùng nâng cao khớp cắn.
Chống chỉ định
 Răng có buồng tuỷ quá to nếu muốn bảo tồn tuỷ.
 Răng bị bệnh nha chu.


9

 Chiều cao thân răng quá thấp.
 Răng nghiêng lệch quá nhiều.
 Răng phía trước (thẩm mỹ)
 Chụp toàn diện kim loại có mặt nhựa (sứ) [5]

Hình 1.3. Chụp kim loại cẩn sứ [13]
Là chụp toàn diện bằng kim loại nhưng có mặt ngoài được phủ thêm
một lớp nhựa hay sứ. Đây là một kiểu biến đổi của chụp đúc kim loại toàn
diện vì yêu cầu thẩm mỹ.
Chỉ định
 Có thể thực hiện trên răng sống, răng đã lấy tuỷ, cho cùi răng giả.
 Dùng bao bọc một răng riêng rẽ hay là phần giữ cho cầu răng.
 Có thể dùng cho các răng phía trước và răng phía sau.
 Thân răng bị bể góc, múi, không thể trám bền vững được.
 Thân răng bị mòn, gãy cạnh cắn.
 Thân răng bị thiểu sản men, dị thường mà không trám thẩm mỹ được.

 Răng bị nhiễm màu mà không trám thẩm mỹ được.
 Răng có hình dạng bất thường mà không trám thẩm mỹ được.


10

 Răng bị xoay lệch không chỉnh hình được, không trám thẩm mỹ được.
 Thân răng bị nứt.
 Răng trước có sức nhai mạnh, sẽ không bền nếu làm chụp Jacket.
 Dùng để nâng cao khớp cắn.
Chống chỉ định
 Răng sống có buồng tuỷ lớn.
 Răng trước có kích thước ngoài – trong nhỏ.
 Thân răng có chiều cao quá thấp.
 Chụp từng phần [5]

Hình 1.4. Chụp từng phần [13]
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Nhận xét đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán tại công ty sản xuất ô tô Daihatsu - Vietindo Luận văn Kinh tế 0
A Những nhận xét và đánh giá chung về công tác quản lý và tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh do Luận văn Kinh tế 0
L Hãy sưu tầm 1 tình huống về tranh chấp trong doanh nghiệp FDI và nhận xét về tình huống đó Tài liệu chưa phân loại 0
A Nhận xét tình trạng bệnh quanh răng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương Tài liệu chưa phân loại 0
Q Nhận xét tình trạng mòn răng, nha chu ở công nhân tiếp xúc với a xít và nhóm đối chứng. Tài liệu chưa phân loại 3
D Nhận xét tình trạng mòn răng, nha chu ở công nhân tiếp xúc với a xít và nhóm đối chứng Tài liệu chưa phân loại 2
D Nhận xét tình trạng mất răng trên bệnh nhân được chỉ định phục hình tháo lắp tại khoa phục hình bệnh Tài liệu chưa phân loại 0
L NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG LỆCH LẠC KHỚP CẮN VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG MẶT Ở TRẺ EM 12 ĐẾN 15 TUỔI Tài liệu chưa phân loại 0
D NHậN XéT TìNH TRạNG LệCH LạC KHớP CắN Và NHU CầU ĐIềU TRị NắN CHỉNH RĂNG MặT ở TRẻ EM 12 ĐếN 15 TUổI Tài liệu chưa phân loại 0
C Nhận xét tình trạng bệnh quanh răng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top