daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu tìm hiểu về hệ thống tệp tin trong hệ điều hành linux
Nghiên cứu tìm hiểu về hệ thống tệp tin trong hđh linux
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LINUX.......................................................3
1. Giới thiệu về Linux ............................................................................3
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Linux............................................3
1.2. Các bản phân phối của Linux ........................................................4
1.3. Ứng dụng của HĐH Linux............................................................4
CHƯƠNG II: QUẢN LÍ HỆ THỐNG FILE TRÊN LINUX ............................6
I. Cơ bản về file và thư mục ...................................................................6
1. Khái niệm:...................................................................................6
2. Tên file trên Linux:.....................................................................10
II. Các hệ thống file sử dụng trong Linux................................................10
III. Gắn kết hệ thống file ........................................................................14
IV. Một số lệnh quản lý..........................................................................18
- Cú pháp: cd dir_name......................................................................18
3. Copy files ..................................................................................18
4. Move và rename file ...................................................................18
5. Xóa files và thư mục...................................................................18
V. Quyền hạn đối với File.......................................................................19
5.1. Sơ lược về quyền .......................................................................19
5.2. Thay đổi quyền ..........................................................................20
5.3. . Quyền mặc định.......................................................................21
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU
Hệ điều hành là một chương trình quản lý phần cứu máy tính. Nó cung cấp
nền tảng cho các chương trình ứng dụng và đóng vai trò trung gian giao tiếp giữa
người dùng máy tính và phần cứng của máy tính đó. Nó giúp máy tính dễ sử
dụng hơn, thuận lợi và hiệu quả hơn.
Tài nguyên máy tính mà điển hình là hệ cơ sở dữ liệu (Database System) có
ảnh hưởng rất nhiều tới tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính. Mà trong đó hệ
thống các file là hệ thống chủ yếu. Bởi vậy quản lí hệ thống file như thế nào có
ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới hiệu quả sử dụng máy tính. Việc quản lí hệ thống
file được xây dựng và tổ chức tùy thuộc vào từng hệ điều hành.
- Sau đây nhóm chúng em xin được trình bày về vấn đề: Quản lý hệ thống
file trong hệ điều hành Linux
- Các tài liệu tham khảo:
• Running Linux của nhà xuất bản O’REILLY.
• Giáo trình nguyên lý hệ điều hành của nhà xuất bản Hà Nội.
• The Linux Device File – System tác giả Rechard Gooch.
• Giáo trình nguyên lý hệ điều hành – Trường Đại học Công Nghiệp Hà
Nội, Khoa Công Nghệ Thông Tin.
• Và một số trang web trực tiếp khác.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình độ, nguồn số liệu
nên chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi sai sót khách quan. Chúng em mong
thầy và các bạn tận tình chỉ bảo để chúng em rút ra kinh nghiệm.
Chúng em xin chân thành cám ơn!3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LINUX 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LINUX
1. Giới thiệu về Linux
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Linux
Linux do Linus Torvalds - một sinh viên tại trường Đại Học ở Helsinki
(Phần Lan) phát triển dựa trên hệ điều hành Minix, một hệ điều hành có cấu trúc
tương tự Unix với các chức năng tối thiểu được dùng trong dạy học.
Hình 1: Chim cánh cụt Tux – Biểu trưng và vật may mắn của Linux.
Linux đạt được những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các
đặc tính nổi bật so với các hệ thống khác: Chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (so
với Unix) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (so sánh với Windows) cũng
như là các đặc điểm về giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một
đặc tính nổi trội của nó là được phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm
mã nguồn mở hiệu quả. Đó là một thách thức đối với sự thống trị của Microsofft
Windows trong một số lĩnh vực.
Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở (Open Source) và miễn phí dưới
bản quyền của tổ chức GNU (Gnu’s Not Unix). Mặc dù các hệ thống này thường
được gọi là Linux nhưng tên chính xác cho các hệ thống này là Hệ điều hành
GNU/Linux.
Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386 Intel với khả năng
đa tác vụ. Hiện tại tất cả các phiên bản của Linux đều có chung phần kernel
(nhân) và các chức năng đặc trưng cùng với các ứng dụng mang tính chuyên dụng
và phổ cập như:
- Open Office: Gồm các công cụ văn phòng cơ bản tương tự như Microsoft
Office nhưng hoàn toàn miễn phí.
- Mozilla Firefox: Trình duyệt web tương tự như phiên bản trên windows.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LINUX 4
VLC: Công cụ chơi nhạc, video nổi tiếng với rất nhiều người dùng Hệ điều
hành windows.
- Pidgin: Trình nhắn tin, chat hỗ trợ nhiều giao thức như Yahoo Messenger,
Google talk, MSN, ...
- Scim-Unikey: Trình gõ tiếng Việt rất phổ biến trên Ubuntu.
Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất
khiêm tốn so với Windows vì các trình điều khiển thiết bị tương thích với
Windows nhiều hơn là Linux. Nhưng trong tương lai số lượng phần cứng được
hỗ trợ cho Linux sẽ tăng lên.
1.2. Các bản phân phối của Linux
Hiện tại Linux có nhiều bản phân phối khác nhau, một phần bởi vì tính chất
“mã nguồn mở” của Linux.
Bảng1: Một số bản Linux phổ biến (Cập nhật tháng 10/2012)
Tên bản phân phối Phiên bản
mới nhất
Trang web
Ubuntu 12.04
Fedora 17
ct.org
SUSE Linux Enterprise
Desktop
12.1 .
org/
Red Hat Enterprise Linux 6.0
rhel
Knoppix 7.0.2
m
Debian GNU/Linux 6.0.5
Mint 13
om
1.3. Ứng dụng của HĐH Linux.
1.3.1. Linux vận hành hệ thống đường sắt cao tốc của Nhật
Bản5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LINUX 5
Đường sắt cao tốc là một kiểu vận tải hành khách đường sắt hoạt động
nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ đường sắt thông thường. Liên minh châu Âu
đã định nghĩa chi tiết tốc độ của đường sắt cao tốc là 245 km/h cho đường nâng
cấp và 295 km/h trở lên với đường mới. Do đó, hệ thống vận hành đường sắt cao
tốc đòi hỏi luôn phải có tốc độ xử lý cao và tính ổn định. Linux đã được Cơ quan
đường sắt Nhật Bản tin dùng để điều khiển cả một hệ thống cực kỳ đồ sộ và phức
tạp của mạng lưới đường sắt cao tốc.
1.3.2. Hệ thống kiểm soát không lưu
Các máy tính của hệ thống kiểm soát không lưu đã tin tưởng và sử dụng
Linux để điều hướng các chuyến bay nhằm mang lại sự an toàn tối đa.
1.3.3. Google, Amazon và Facebook sử dụng Linux cho web và
các dịch vụ đám mây.
Ngoài các dịch vụ web truyền thống, Linux cũng được nhiều ông lớn như
Google, Amazon và Facebook tin dùng trên các dịch vụ đám mây của mình.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
CHƯƠNG II: QUẢN LÍ HỆ THỐNG FILE TRÊN LINUX 6
CHƯƠNG II: QUẢN LÍ HỆ THỐNG FILE TRÊN LINUX
1. Cơ bản về file và thư mục
1.1. Khái niệm:
Hệ thống file là một cơ sở dữ liệu các file và thư mục, được đính kèm vào
thư mục gốc hay một thư mục bất kỳ của một hệ thống file khác đã được đính
kèm trước đó. Việc đính kèm một hệ thống file được gọi là mount. Mỗi phân
vùng là một hệ thống file. Đĩa CD hay USB cũng là một hệ thống file. Linux
quản lý tất cả các phân vùng và hệ thống file khác dưới dạng cây thư mục, có gốc
là thư mục /. Một hệ thống file mà chưa được mount thì không thể truy cập được
các file và thư mục trong đó. Không giống như trên Windows, trên Linux không
có khái niệm ổ đĩa logic là C hay D. Tất cả điều được "treo" lên một cái cây (đặt
sau thư mục gốc), gọi là "cây thư mục" . Mọi thư mục khác điều là con, cháu của
gốc (/)
Một số thư mục tiêu biểu như:
- /: Thư mục root, lưu ý phân biệt với thư mục home của user root (/root)!
- /bin, /sbin: Chứa các lệnh hệ thống.
1. / – Root
- Mỗi một file và thư mục điều bắt đầu từ root directory
- Chỉ có user root có quyền trên các thư mục ở cấp bên dưới
- Còn /root là home directory của user root7
CHƯƠNG II: QUẢN LÍ HỆ THỐNG FILE TRÊN LINUX 7
2. /bin – User Binaries
- Chứa file thực thi dạng binary
- Các lệnh sử dụng thông thường trong linux được sử dụng single-user
mode được đặt dưới cấu trúc thư mục này
- Các câu lệnh được sử dụng bởi tất cả các user trong hệ thống sẽ được đặt
trong đây. Ví dụ một số lệnh như ps, ls, ping, grep, cp
3. /sbin – System Binaries
- Giống như /bin, bên trong /sbin cũng chứa đựng các file thực thi dạng
binary. Các lệnh bên trong /sbin thường được sử dụng bởi system administrator
và dùng cho các mục đích là duy trì quản trị hệ thống.
- Một số lệnh trong đây ví dụ như iptables, reboot, ifconfig...
4. /etc – Configuration Files
- Thông thường ở /etc sẽ chứa file cấu hình cho các chương trình hoạt động
- Ở /etc cũng thường chứa các scripts dùng để start, stop, kiểm tra status
cho các chương trình.
- Ví dụ /etc/resolv.conf (cấu hình dns-server), hay /etc/network dùng để
quản lý dịch vụ network
5. /dev – Device Files
- Chứa các file device để thay mặt các hardware
- Ví dụ /dev/tty1 hay /dev/sda
6. /proc – Process Information
- Chứa đựng thông tin về quá trình xử lý của hệ thống
- Đây là một pseudo filesystem chứa đựng các thông tin về các process
đang chạy
- Đây là một virtual filesystem chứa đựng các thông tin tài nguyên hệ
thống. Ví dụ: /proc/cpuinfo cung cấp cho ta thông số kỹ thuật của CPU
7. /var – Variable Files
- Chứa đựng các file có sự thay đổi trong quá trình hoạt động của hệ điều
hành
- Ví dụ system log sẽ được đặt tại vị trí này
+ System log file /var/log
+ database file /var/lib
CHƯƠNG II: QUẢN LÍ HỆ THỐNG FILE TRÊN LINUX 17
Minix, ext2 và iso9660). Nếu gắn kết vẫn không thể xác định các kiểu hệ thống
file, nó sẽ thử tất cả các kiểu mà các trình điều khiển bao gồm trong nhân Kernel
(như được liệt kê trong /proc/filesystems). Nếu điều này vẫn không dẫn đến
thành công, mount thất bại. device already mounted: các thiết bị đã được lắp vào
thư mục khác.
Chúng ta có thể tìm ra những thiết bị được gắn kết, ở đâu, bằng cách sử
dụng lệnh mount không có đối số:
rutabaga# mount
/dev/hda2 on / type ext2 (rw)
/dev/hda3 on /windows type vfat (rw)
/dev/cdrom on /cdrom type iso9660 (ro)
/proc on /proc type proc (rw, none)
Ở đây, chúng ta thấy hai phân vùng ổ cứng, kiểu ext2 và vfat, một đĩa CD
được gắn kết vào /cdrom, và hệ thống file /proc. Các trường cuối cùng của mỗi
dòng (ví dụ (rw)) liệt kê các tùy chọn theo hệ thống file được gắn kết. Lưu ý
rằng các thiết bị CD-ROM được gắn kết vào /cdrom. Nếu sử dụng đĩa CD
thường xuyên, sẽ thuận tiện nếu tạo ra một thư mục đặc biệt như /cdrom và gắn
kết với thiết bị đó. /mnt thường được sử dụng tạm thời để gắn kết hệ thống file
như đĩa mềm.
Lỗi mount-point busy có nghĩa là một số hoạt động đang diễn ra tại mountpoint đó ngăn cản chúng ta gắn kết hệ thống file ở đó, có một tệp tin đang mở
dưới thư mục này, hay quá trình đã có một số thư mục hiện hành làm việc dưới
mount-point. Khi sử dụng mount, hãy chắc chắn root không nằm mount-point;
dùng lệnh cd/ để vào thư mục cấp cao nhất, hay filesystem khác có thể được gắn
kết với cùng mount-point. Sử dụng mount không có đối số để tìm hiểu.
Đĩa mềm đặc biệt dễ bị các khuyết tật về thể chất và đĩa CD bị bụi bám,
trầy xước và dấu vân tay, cũng như được đưa lộn ngược. (Nếu chúng ta cố gắng
để gắn kết các định dạng Stan Rogers CD như ISO 9660, chúng ta có thể sẽ đi
vào các vấn đề tương tự)
Ngoài ra, hãy chắc chắn điểm lắp chúng ta đang cố gắng sử dụng (chẳng
hạn như là /mnt) tồn tại. Nếu không, chúng ta có thể tạo ra nó bằng lệnh mkdir.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top