daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Đóng góp luận văn ..................................................................................... 6
7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRẦN
THUẬT VÀ ĐÔI NÉT VỀ NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM ........................... 7
1.1. Những vấn đề chung về nghệ thuật trần thuật ........................................ 7
1.1.1. Khái niệm trần thuật ......................................................................... 7
1.1.2. Các yếu tố cơ bản của trần thuật ....................................................... 9
1.2. Vài nét về Nhật ký Đặng Thùy Trâm .................................................... 15
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời và quá trình lƣu hành.......................................... 15
1.2.2. Hiệu ứng của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm ................................ 18
CHƢƠNG 2. NGƢỜI TRẦN THUẬT TRONG NHẬT KÝ ĐẶNG

THÙY TRÂM ................................................................................................... 20
2.1. Ngôi kể .................................................................................................. 20
2.2. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................. 24
2.2.1. Điểm nhìn của ngƣời trần thuật ...................................................... 24
2.2.2. Sự kết hợp đan xen điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời
gian ......................................................................................................... 28


2.2.3. Sự kết hợp linh hoạt điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên
ngoài ......................................................................................................... 32
2.2.4. Điểm nhìn đánh giá tƣ tƣởng cảm xúc............................................ 36
CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT ................... 38
3.1. Ngôn ngữ trần thuật .............................................................................. 38
3.1.1. Ngôn ngữ quy ƣớc, ẩn dụ................................................................ 38
3.1.2. Ngôn ngữ hƣớng nội ....................................................................... 41
3.1.3. Ngôn ngữ trữ tình sâu lắng ............................................................. 43
3.1.4. Ngôn ngữ ngắn gọn, giản dị, gần gũi tự nhiên ............................... 45
3.2. Giọng điệu trần thuật ............................................................................ 48
3.2.1. Giọng điệu di chúc .......................................................................... 48
3.2.2. Giọng điệu thống thiết, chân thành ................................................. 50
3.2.3. Giọng điệu hào hùng, đanh thép ..................................................... 51
3.2.4. Giọng lạc quan, tin tƣởng ............................................................... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhật ký là một thể loại khá đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. So
với nhiều thể loại văn học khác, thể loại nhật ký xuất hiện muộn hơn, thành

tựu đạt đƣợc của thể loại này cũng chƣa thật đáng kể. Hơn nữa, số lƣợng nhật
ký đƣợc xuất bản hiện nay ở nƣớc ta còn quá ít ỏi, nên chƣa tạo đƣợc sự quan
tâm của bạn đọc và giới nghiên cứu. Vì vậy, lí thuyết thể loại về nhật ký trong
văn học Việt Nam còn nhiều khoảng trống cần đƣợc bù đắp kịp thời để góp
phần làm phong phú cho diện mạo nền văn học dân tộc.
Trong những năm gần đây, nhật ký đã nhận đƣợc sự quan tâm của dƣ
luận. Và dƣờng nhƣ có sự quan tâm hơn hơn đối với những cuốn nhật ký viết
trong thời kỳ chiến tranh. Cụ thể là cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã cho thế
hệ mai sau biết về chiến tranh một cách chân thực nhất sống động nhất về
những khó khăn gian khổ, những mất mát hy sinh của thế hệ cha anh đã sống
và chiến đấu giành độc lập tự chủ cho Tổ quốc. Hơn thế, đó lại chính là
những trang viết của ngƣời trong cuộc, cho nên những di bút của tác giả rất
chân thực và chính xác, phản ánh đƣợc đời sống tinh thần của thế hệ thanh
niên Việt Nam thời đó và tác động nhất định đến xã hội hiện tại. Vì lẽ đó, việc
nghiên cứu về Nhật ký Đặng Thùy Trâm vừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang
ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Hơn nữa, giá trị của Nhật ký Đặng Thùy Trâm tƣởng chừng nhƣ chỉ
mang tính chất riêng tƣ đối với cá nhân ngƣời viết, song đặt vào những hoàn
cảnh cụ thể, thì cuốn nhật ký bỗng trở thành những kỷ vật vô giá không chỉ
đối với đời sống tình cảm của con ngƣời mà là những hiện vật vô giá trong
nhiều lĩnh vực khác nữa. Trong những trƣờng hợp nhƣ thế, Nhật ký Đặng
Thùy Trâm trở thành những chứng nhân đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối

1


với cuộc đời con ngƣời, đối với lịch sử của một quốc gia. Có khi nó còn vƣợt
ra khỏi khuôn khổ của một quốc gia, xứng đáng là chứng nhân lịch sử quan
trọng của nhân loại trong một giai đoạn lịch sử. Tâm hồn ngƣời viết, nhân
cách ngƣời viết, những biến động của một thời đại lịch sử hiển hiện qua rất

nhiều trang nhật ký. Do đó, khi tiếp nhận nhật ký chúng ta sẽ khám phá đƣợc
nhiều góc khuất chân thực của đời sống và tâm tƣ con ngƣời mà dƣờng nhƣ ở
các thể loại văn học khác, ta không dễ gì bắt gặp.
Chọn nghiên cứu về Nghệ thuật trần thuật trong Nhật ký Đặng Thùy
Trâm, chúng tui rất mong muốn đƣợc góp phần vào việc tìm hiểu một cách
chuyên sâu hơn về thể loại nhật ký.
2. Lịch sử vấn đề

2.1. Những bài viết đề cập đến một số phương diện của Nhật ký Đặng
Thùy Trâm
Sự ra đời cuốn sách Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã nhận đƣợc sự đồng
tình ủng hộ và sự đón nhận nhiệt thành của độc giả. Phó giáo sƣ - Tiến sĩ Xã
hội học Mai Quỳnh Nam cho biết: “Nhật ký của anh Thạc, chị Trâm và nhiều
liệt sỹ trẻ vô danh khác đã nói lên tiếng nói của cả một thế hệ. Việc xuất bản
các cuốn hồi ký, nhật ký từ thời chiến tranh, cũng nhƣ việc đăng tải các tác
phẩm đó trên báo chí là rất cần thiết. Bởi nó làm cho ngƣời ta có điều kiện
sống lại lịch sử, khẳng định lại giá trị cơ bản của dân tộc. Việc làm đó nên
tiến hành thƣờng xuyên, có hệ thống, và đi vào thế tƣơng đối ổn định, gắn với
giáo dục truyền thống yêu nƣớc, nhân sinh quan, quan niệm lý tƣởng đối với
ngƣời trẻ, đặc biệt là nghĩa vụ của họ đối với đời sống xã hội và quan hệ cá
nhân của họ đối với cộng đồng. Điều này cần đặc biệt nhấn mạnh trong bối
cảnh của nền kinh tế thị trƣờng” [15].
Trang giới thiệu của blogsach. Com cũng đã khẳng định hiện tƣợng kỳ
lạ mà cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã mang đến cho văn hóa đọc hiện nay:

2


“Giờ đây có thể nói gì thêm về Nhật ký Đặng Thùy Trâm? Rằng đó là một
cuốn sách kỳ lạ, phá kỷ lục xuất bản của Việt Nam. Rằng đó là tác phẩm đánh

dấu cả một thời đại trong cách nghĩ và sống? Và chính vì lẽ ấy mà có nguyên
giá trị trong khi dòng đời đã đổi và lòng ngƣời đã khác? Rằng mỗi thế hệ, mỗi
cá nhân vẫn hoàn toàn có thể lật giở những ngày sống của Thùy với những
nhìn nhận riêng và vô cùng khác biệt? Rằng đó là tác phẩm của một thời song
lại nhƣ hƣớng đến một số phận toàn thể và vì thế phi thời?” [9].
Trên khắp các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong ba năm 2005 2008, việc giới thiệu sự xuất hiện của các cuốn nhật ký đã trở thành tâm điểm
của nhiều tờ báo, nhiều chƣơng trình phát thanh và truyền hình. Điều này đã
đƣợc công chúng đặc biệt quan tâm và đón nhận.
2.2. Tìm hiểu về giá trị cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Từ năm 2005 trở lại đây, nhật ký chiến tranh đã tạo đƣợc ấn tƣợng mạnh
mẽ trong lòng bạn đọc, lý giải về điều này, nhà sử học Dƣơng Trung Quốc
cho rằng: “Nhật ký chiến tranh đang gây cảm xúc mạnh mẽ với thế hệ @. Lý
giải điều này rằng: nhƣ thế nào? Thời đại đã thay đổi rất nhiều, và cuộc sống hiện
tại thì “cuốn” mọi ngƣời theo rất nhanh, sức “cuốn” đó tạo nên những khoảng
trống làm cho các bạn trẻ thấy hẫng hụt. Phải chăng các bạn trẻ đã tìm đƣợc
trong những trang nhật ký chiến tranh những điều thực sự rất gần gũi với
mình và đã chấp nhận ngay?” [15].
Trƣớc hiện tƣợng nhật ký chiến tranh của Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn
Văn Thạc, tác giả Lê Minh Tiến đã bộc lộ rất chân thành suy nghĩ của anh về
hiện tƣợng này: “Từ đây cũng làm nảy sinh một câu hỏi vì sao trong thời buổi
bị phê phán là thực dụng này mà “nhật ký chiến tranh” vẫn có một sức thu hút
lớn đến nhƣ vậy? Có thể là vì trong hai cuốn nhật ký ấy đều “có lửa”, chứa
đựng những giá trị nhân văn cao đẹp làm lay động lòng ngƣời, những thông
điệp “từ trái tim” Nhƣng nếu lý giải nhƣ thế thì hóa ra trƣớc đây chúng ta

3


chƣa có, chƣa đọc đƣợc những cuốn nhật ký chiến tranh nhƣ thế sao?” [24].
Tác giả Tôn Phƣơng Lan trong bài viết Nguồn tư liệu đáng quý qua

nhật ký chiến tranh nhận định: “Cuộc chiến tranh đã đi qua hơn ba mƣơi năm.
Nhiều bức màn bí mật đã đƣợc vén lên cho thấy chiều kích cuộc chiến đấu
một thời cụ thể hơn. Vẫn biết những sáng tác văn chƣơng của ta chƣa thật
xứng tầm với những hy sinh của nhân dân ta và nhật ký chiến tranh chúng ta
thấy rõ hơn điều đó. Đến bây giờ chắc chẳng ai còn ngủ trong hào quang
chiến trận. Nhƣng hãy nhìn vào những gì dân tộc đã trải qua để đốt lên trong
lòng mỗi ngƣời ngọn lửa yêu nƣớc, để đƣa dân tộc ta vƣợt qua đói cùng kiệt là
việc cần làm. Trên ý nghĩa đó, nhật ký chiến tranh sẽ là cơ sở để cho hậu thế
viết lại lịch sử bằng văn. Sâu xa hơn, có thể đó là một bài học kinh nghiệm
trong cuộc hội nhập hôm nay” [10]. Qua những lời nhận định xác đáng, tác
giả Phƣơng Lan đồng thời cũng going lên một hồi chuông cảnh tỉnh mỗi
chúng ta hiện nay: Hãy có cái nhìn đúng đắn về quá khứ của dân tộc ta bởi đó
sẽ là nền tảng cho công cuộc phát triển đất nƣớc trong hiện tại và tƣơng lai
sau này.
Giáo sƣ Phong Lê đã phát hiện ra “sau khoảng lặng ba mƣơi năm”, nhật
ký chiến tranh của Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc vẫn có một sức sống
kỳ lạ bởi hai cuốn nhật ký này có một giá trị đặc biệt: “Ba mƣơi năm đã qua, tính
từ 30 tháng Tƣ năm 1975, và trƣớc đó là ba mƣơi năm trong chiến tranh, chúng
ta đã có một nền văn học viết về chiến tranh của một đội ngũ ngƣời viết - dẫu
chuyên hay không chuyên, đều có chung một tâm nguyện là viết sao cho vừa
chân thực, vừa có đóng góp tích cực cho cuộc chiến đấu đòi hỏi tận cùng
những nỗ lực và hy sinh của toàn dân tộc. Và với hai cuốn nhật ký này, chúng
ta lại có dịp thử nghiệm lại tính chân thực của nền văn học ấy; một thử nghiệm
cho thấy độ tin cậy cao nhất về những gì đã đƣợc viết; cả độ tin cậy về sự đón
nhận, sự bàn luận và đánh giá của các thế hệ đến sau khi chiến tranh đã lùi vào
lịch sử” [11].

4


Nhìn chung, đó mới chỉ là những ý kiến, những nhận định mang tính
chất tản mạn, chƣa đƣợc tập hợp lại thành một hệ thống về thể loại nhật ký
chiến tranh, cũng chƣa có bài viết nào nghiên cứu sâu về Nhật ký Đặng Thùy
Trâm. Nhằm mục đích kế thừa và phát huy những đánh giá về Nhật ký Đặng
Thùy Trâm qua những bài viết đã đƣợc tham khảo, chúng tui mong muốn
đƣợc góp phần vào việc làm rõ hơn những giá trị của cuốn nhật ký trên
phƣơng diện nghệ thuật trần thuật trong văn học Việt Nam hiện đại.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Dƣới lăng kính của văn chƣơng, thể loại nhật ký nói chung đã góp phần
hoàn chỉnh bức tranh hiện thực đời sống của con ngƣời, phản ánh thực tại
cuộc sống trên nhiều bình diện, đa chiều và đa sắc, giúp cho độc giả có cái
nhìn toàn diện hơn về con ngƣời và xã hội. Nhật ký Đặng Thùy Trâm nói
riêng đã mở ra thế giới tâm hồn sâu lắng cảm xúc và chất chứa suy tƣ, tình
cảm của chủ thể sáng tạo khi đánh giá, nhận xét về hiện thực cuộc sống dƣới
cái nhìn trực diện.
Bên cạnh đó, chúng tui mong muốn với những giá trị tinh thần sâu sắc
mà Nhật ký Đặng Thùy Trâm mang đến sẽ nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam
nhất là thế hệ trẻ về những ngày tháng hào hùng của dân tộc, về lý tƣởng sống
cao đẹp của cha anh… để từ đó hình thành nhân cách sống cao đẹp xứng đáng
với sự hy sinh của lớp cha anh vì sự nghiệp vẻ vang của dân tộc. Thông qua
đề tài nghiên cứu đã giúp cho chúng ta nhận thức đƣợc và có cái nhìn chân
thực, rõ nét hơn về những gì cuộc chiến đã đi qua và ý nghĩa của dòng sách
đặc biệt này trong đời sống văn học Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tui sẽ đi sâu vào tìm hiểu cuốn Nhật ký
Đặng Thùy Trâm của liệt sỹ - Anh hùng Đặng Thùy Trâm trên phƣơng diện
nghệ thuật trần thuật.

5



4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, ngoài ra còn tham
khảo thêm nhật ký chống Mỹ nhằm làm nổi bật ý nghĩa thể loại cũng nhƣ ý
nghĩa xã hội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp khảo sát, thống kê.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu.
6. Đóng góp luận văn
Với đề tài Nghệ thuật trần thuật trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm, chúng
tui mong muốn luận văn sẽ mang lại cái nhìn toàn diện về những đóng góp
của cuốn sách này trên nhiều phƣơng diện nhƣ ngƣời trần thuật, điểm nhìn
trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật cũng nhƣ ý nghĩa hiệu ứng đối với
đời sống tinh thần Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: Những vấn đề lí luận về nghệ thuật trần thuật và đôi nét về
Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Chƣơng 2: Ngƣời trần thuật trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Chƣơng 3: Ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật trong Nhật ký Đặng Thùy
Trâm

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
VÀ ĐÔI NÉT VỀ NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM

1.1. Những vấn đề chung về nghệ thuật trần thuật
1.1.1. Khái niệm trần thuật
Trần thuật (narration) là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện và
nhân vật theo một thứ tự nhất định, theo một cách nhìn nào đó. Trần thuật
đƣợc sử dụng phổ biến trong các loại thể văn học, song ở tác phẩm truyện,
trần thuật trở thành một tiêu điểm, một nguyên tắc chủ yếu để cấu tạo thế giới
nghệ thuật.
Trần thuật học là hạt nhân cơ bản của tự sự học, bởi vậy ngay từ đầu
thế kỷ XX, trần thuật đã là một vấn đề lý thuyết tự sự thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia trên thế giới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top