coleminhdaquen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
Đề tài : LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM QUA HAI NĂM 2007- 2008, NGUYÊN NHÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LỜI MỞ ĐẦU

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm và phân loại lạm phát
a. Các khái niệm
b. Phân loại lạm phát
2. Nguyên nhân của lạm phát
a. Lạm phát theo thuyết tiền tệ
b. Lạm phát theo thuyêt Keynes ( lạm phát cầu kéo )
c. Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy
d. Lạm phát dự kiến
e. Các nguyên nhân khác
3. Những tác động của lạm phát
a. Đối với lĩnh vực sản xuất
b. Đối với lĩnh vực lưu thông
c. Đối với lĩnh vực tiền tệ- tín dụng
d. Đối với chính sách kinh tế- tài chính của nhà nước

II. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG HAI NĂM 2007 – 2008
1. Lịch sử của lạm phát
2. Đặc trưng của lạm phát ở nước ta
3.Thực trạng
4. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng nhanh trong hai năm
2007 – 2008
III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở NƯỚC TA
1. Các quan điểm về khắc phục lạm phát
2. Những bài học về kiềm chế lạm phát ở Trung Quốc
3. Những giải pháp chống lạm phát ở nước ta
3.1. Những giải pháp cơ bản
a. Giải pháp đầu tiên
b. các biện pháp về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng trong việc chống lạm phát
c. Nhà nước thả nổi về giá cả
d. Tạo điều kiện phát triển kinh tế ngoài quốc doanh
e. Nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu mở cửa biên giới

3.2. Nhóm giải pháp của chính phủ nhằm giảm lạm phát

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lời mỏ đầu
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế thế giới
I/ Lý luận chung về lạm phát:
1. Khái niệm và phân loại lạm phát:
a. Các khái niệm:
- Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hoá không được tôn trọng, nhất là quy luật lưu thông tiền tệ. ở đâu còn sản xuất hàng hoá , còn tồn tại những quan hệ hàng hoá tiền tệ thì ở đó còn ẩn náu khả năng lạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật của lưu thông tiền tệ bị vi phạm.
- Trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C. Mác viết: "Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hay bạc thực sự lưu thông nhờ các thay mặt tiền giấy của mình". Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó thay mặt thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện.
- Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường : "Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian"
- Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số lạm phát. Nó chính là GNP danh nghĩa/ GNP thực tế. Trong thực tế nó được thay thế bằng tỷ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá bán buôn Ip = ip.d
ip: chỉ số giá cả của từng loại nhóm hàng
d: tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại hàng.
b) Phân loại lạm phát:
- Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xẩy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn...
Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.
- Lạm phát phi mã: lạm phát xẩy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hay 3 con số một năm. ở mức phi mã, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế , các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát: xẩy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xẩy ra.
Lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển thường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hiệu quả của nó phức tạp và trầm trọng hơn. Vì vậy các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại.
Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dướ 50% một năm; lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50%; siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm.
2. Nguyên nhân lạm phát:
a) Lạm phát theo thuyết tiền tệ: kinh tế đi vào lạm phát, đồng tiền mất giá... có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Chẳng hạn thời tiết không thuận, mất mùa, nông dân thu hoạch thấp, giá lương thực tăng lên. Giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá cả hàng tiêu dùng tăng lên. Khi tiền lương tăng, chi phí sản xuất cũng tăng theo, dẫn đến giá các mặt hàng cũng tăng. Tăng lương đẩy giá lên cao. Tóm lại, lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung và có thể giải thích theo 3 cách.
- Theo học thuyết tiền tệ, lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền.
- Theo học thuyết Keynes, lạm phát xẩy ra do thừa cầu về hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế (do cầu kéo).
- Theo học thuyết chi phí đẩy, lạm phát sinh ra do tăng chi phí sản xuất (chi phí đẩy)
Trên thực tế lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗi nguyên nhân có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau.
Mức cung tiền là một biến số duy nhất trong đẳng thức tỷ lệ lạm phát, mà dựa vào đó ngân hàng Trung ương đã tạo ra ảnh hưởng trực tiếp. Trong việc chống lạm phát, các ngân hàng Trung ương luôn giảm sút việc cung tiền.
Tăng cung tiền có thể đạt được bằng hai cách:
- Ngân hàng trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi suất thấp và điều kiện kinh doanh tốt). hoặc
- Các ngân hàng thương mại có thể tăng tín dụng
Trong cả hai trường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư và chi phí. Về mặt trung hạn và dài hạn, điều đó dẫn tới cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng. Nếu cung không tăng tương ứng với cầu, thì việc dư cầu sẽ được bù đắp bằng việc tăng giá. Tuy nhiên, giá cả sẽ không tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2-3 năm. In tiền để trợ cấp cho chi tiêu công cộng sẽ dẫn đến lạm phát nghiêm trọng.
Ví dụ:
Năm 1966 - 1967 chính phủ Mỹ đã sử dụng việc tăng tiền để trả cho những chi phí leo thang của cuộc chiến tranh tại Việt Nam, lạm phát tăng từ 3% (năm 1967) đến 6% (năm 1970).
Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (y) ổn định. Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi. Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên với tỷ lệ tương ứng. Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Đây là lý do tại sao ngân hàng Trung ương rất chú trọng đến nguyên nhân này.
b) Lạm phát theo thuyết Keynes (lạm phát cầu kéo):
Tăng cung tiền không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tăng cầu về hàng hoá, dịch vụ. Tăng tiêu dùng, chi phí công cộng và tăng dân số là những nhân tố phi tiền tệ, sẽ dẫn đến tăng cầu. áp lực lạm phát sẽ tăng sau 1 đến 3 năm, nếu cầu về hàng hoá vượt quá mức cung, song sản xuất vẫn không được mở rộng hay do sử dụng máy móc với công suất tiến tới giới hạn hay vì nhân tố sản xuất không đáp ứng được sự gia tăng của cầu. Sự mất cân đối đó sẽ được giá cả lấp đầy. Lạm phát do cầu tăng lên hay lạm phát do cầu kéo được ra đời từ đó. Chẳng hạn ở Mỹ, sử dụng công suất máy móc là một chỉ số có ích phản ánh lạm phát trong tương lai ở Mỹ, sử dụng công suất máy móc trên 83% dẫn tới lạm phát tăng.
c) Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy:
Lạm phát chi phí đẩy vừa lạm phát, vừa suy giảm sản lượng tăng thêm thất nghiệp nên còn gọi là lạm phát "đình trệ" Hình thức của lạm phát này phát sinh ra từ phía cung, do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng. Điều này chỉ có thể được trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn.
Ví dụ:
Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ. Nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo thành vòng xoáy lượng giá.
Một yếu tố chi phí chính khác là giá cả nguyên vật liệu đặc biệt là dầu thô. Trong năm 1972 - 1974 hầu như giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6% đến 13,5% bình quân trên toàn thế giới.
Ngoài ra sự suy sụp của giá dầu (1980) làm cho lạm phát giảm xuống mức thấp chưa từng thấy.
Bên cạnh những yếu tố gây nên lạm phát đó là giá nhập khẩu cao hơn được chuyển cho người tiêu dùng nội địa. Nhập khẩu càng trở nên đắt đỏ khi đồng nội tệ yếu đi hay mất giá so với đồng tiền khác. Ngoài ra yếu tố tâm lý dân chúng, sự thay đổi chính trị, an ninh quốc phòng... Song nguyên nhân trực tiếp vẫn là số lượng tiền tệ trong lưu thông vượt quá số lượng hàng hoá sản xuất ra. Việc tăng đột ngột của thuế (VAT) cũng làm tăng chỉ số giá.
d) Lạm phát dự kiến:
Trong nền kinh tế, trừ siêu lạm phát, lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp này tăng đều một cách ổn định. Mọi người thể dự kiến được trước nên còn gọi là lạm phát dự kiến
Và nhóm giải pháp cuối cùng cần tạo ra sự thống nhất cao trong tất cả các nghành,các cấp để thực hiện mục tiêu chống lạm phát.
Song song với từng nhóm giải pháp, các doanh nghiệp cũng đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ để thực hiện triệt để công cuộc chống lạm phát.
Điều được các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất đó là việc kiến nghị chính phủ tăng cường các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hạn chế sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp này gây tác động xấu đến vấn đề công ăn việc làm.
Ngoài ra, các DN cũng kiến nghị các cơ quan Nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư để khuyến khích thành lập DN, chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên DN để tăng cường hiệu quả kinh doanh, khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế ba bên trong quá trình giải quyết các tranh chấp lao động; sớm ban hành Nghị định về hiệp hội DN để những tổ chức này có đủ điều kiện, hành lang pháp lý để tập hợp doanh nghiệp,cùng Chính phủ giải quyết những vấn đề kinh tế vĩ mô…
Nhiều DN kiến nghị chính phủ cần giảm thuế suất nhập khẩu một số mặt hàng, ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay, ưu tiên tạo điều kiện về vốn cho hoạt động xuất khẩu, ngăn chặn tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại; có chiến lược dự trữ quốc gia đối với một số mặt hàng thiết yếu, tích cực kiểm soát dịch bệnh trong nông nghiệp, hỗ trợ các DN nhỏ và vừa trong
việc thay thế trong việc thay thế các thiết bị công nghệ tiêu hao năng lượng.


3.2.2. Tám nhóm giải pháp của chính phủ
1. Thắt chặt tiền tệ
2. Cắt giảm đầu tư, chi phí không cần thiết;
3. Đẩy mạnh sản xuất;
4. Đảm bảo cân đối các mặt hàng chủ yếu, đẩy mạnh xuất khẩu, chống nhập siêu;
5. Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng
6. Quản lý thị trường, chống đầu cơ;
7. Triển khai mở rộng các chính sách an sinh xã hội;
8. Đồng tâm hiệp lực để ổn định tình hình kinh tế xã hội
Bên cạnh 8 nhóm giải pháp này, chính phủ cũng đưa ra 4 nhiệm vụ dành cho khối doanh nghiệp nhà nước.
1. Rà soát và đẩy mạnh sản xuất;
2. Quyết liệt chống lại việc đầu tư không cần thiết và kém hiệu quả;
3. Đảm bảo tốt cân đối lớn của nền kinh tế, không để xảy ra khủng hoảng;
4. DNNN là lực lượng nòng cốt giữ bình ổn giá.


Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc chống lạm phát nhờ áp dụng các giải pháp nêu trên. Điều đó không có nghĩa là những giải pháp mẫu mực hoàn hảo đủ để quyết định vấn đề chống lạm phát một cách hoàn hảo đủ để quyết định vấn đề chống lạm phát một cách căn bản. Tuỳ từng hoàn cảnh, từng giai đoạn mà chúng ta có thể linh hoạt sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm đạt được hiệu quả kinh tế lớn. Vì phát triển kinh tế có hiệu quả lại liên quan đến những vấn đề to lớn và rộng như chiến lược kinh tế - xã hội hay đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Kết luận
Chúng ta nhận thức rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát không đơn giản ngày một ngày hai. Nó là căn bệnh kinh niên nhưng việc xoá bỏ hoàn toàn lạm phát thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ích đem lại.
Tình hình diễn biến lạm phát và khắc phục nó tại Việt Nam rất phức tạp. Lạm phát đã hoành hành công khai khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế xã hội, xoá bỏ cơ chế bao cấp, quan liêu. Sự cải cách không đồng bộ giữa giá cả và quản lý kinh tế dẫn đến khủng hoảng trầm trọng. Thành công trong công cuộc chống lạm phát 1989 đưa đất nước vượt lên chính là sự đổi mới trong nhận thức quản lý kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Kinh tế ổn định đã làm tiền đề cơ sở cho sự thành công của các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, chính trị... Những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt đựơc trong công cuộc chống lạm phát cũng không vì thế mà làm chúng ta chủ quan, nới lỏng. Lạm phát luôn rình rập và đe doạ chúng ta bất cứ lúc nào. Chính vì vậy Đảng và nhà nước cần luôn thận trọng trong mỗi bước đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng để phát triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Điều này không chỉ của riêng ai mà một phần không nhỏ dành cho các nhà doanh nghiệp trẻ góp phần làm rạng danh đất nước trong nhiều năm tới này.
Lạm phát đã và đang sẽ là vấn đề nổi cộm trong lý thuyết Tài chính - Tiền tệ. Tuy vậy, em đã cố gắng tới mức cao nhất hoàn thành đề án trong khả năng của mình. Bài viết này chỉ là những thu nhặt bước đầu mang tính chất cơ sở cho việc phát triển nhận thức sau này.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Lí luận về lạm phát kinh tế .Thực trạng giải quyết lạm phát của nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
J Sự ảnh hưởng của lạm phát - Lãi suất - tỷ giá đến tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Kiến trúc, xây dựng 0
Y Ảnh hưởng của lạm phát tới thị trường chứng khoán và biện pháp khắc phục Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng lý luận về lạm phát để phân tích chích sách quản lý tiền tệ chống lạm phát của chính phủ Vi Luận văn Kinh tế 0
H Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam - Mộ Luận văn Kinh tế 0
N Lạm phát và vấn đề xử lý lạm phát của một số nước trên thế giới học tập và áp dụng vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Lạm phát, tiền lương cũng như giá cả và ảnh hưởng của chúng, tác động của chúng đến hoạt động tài ch Luận văn Kinh tế 0
C Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát Luận văn Kinh tế 0
N Đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị dưới tác động của lạm phát Văn hóa, Xã hội 0
M [Free] Lạm phát và hậu quả của lạm phát ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top