daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. LỜI MỞ ĐẦU
Truyền thống giáo duc của dân tộc ta là “tiên học lễ, hậu học văn” và sau này
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã khẳng định quan điểm đúng đắn này: “có tài mà
không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
trên cơ sở kế thừa va phát hu`y truyền thống tốt đep đó Đảng và nhà nước ta đã xác
định muốn phát triển con người toàn diện, muốn đào tạo nhân tài cho đất nước
chúng ta không chỉ dạy cho học sinh của mình về văn hóa mà còn phải làm tốt công
tác giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh. Đặc biệt , với sinh viên ở các trường đại
học, cao đẳng thì vấn đề này lại càng quan trọng và cấp thiết hơn. Đây là nguồn
nhân lực trực tiếp xây dựng và phát triển trong xã hội. Là một sinh viên chuyên
ngành giáo dục chính trị, em càng cảm giác việc giáo dục hành vi đạo đức cho sinh
viên trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “giáo dục
hành vi đạo đức cho sinh viên chuyên ngành giáo dục chính trị”. Trong quá trình
làm không tránh khỏi được những thiếu sót, em mong cô đóng góp và bổ sung cho
bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Làm rõ nội dung giáo dục đạo đức và hành vi đạo đức cho sinh viên chuyên
ngành giáo dục chính trị và giải pháp thực hiện mục đích đó.
Bài tiểu luận của em gồm 3 phần:
A. Lời mở đầu
B. Nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Các giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục hành vi đạo đức
cho sinh viên chuyên ngành chính trị.
C. Kết luận

B. PHẦN NỘI DUNG

1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1

Khái niệm đạo đức – hành vi đạo đức

1.1.1 Đạo đức
Dưới góc độ Triết học, đạo đức được coi là một hình thái của ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, quyết định đạo đức. Đây là cách hiểu khái
quát về đạo đức, song dưới góc độ giáo dục đạo đức cách hiểu này chưa cụ thể.
Dưới góc độ đạo đức học, đạo đức là hệ thống chuẩn mực biểu hiện thái độ
đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của xã hội.
Mỗi cá nhân là một thành viên của xã hội và bao giờ cũng tồn tại trong một
xã hội nhất định. Mọi hoạt động sống của cá nhân luôn diễn ra mối quan hệ hai
chiều với các cá nhân khác và với cả xã hội. Trong quá trình quan hệ qua lại với
nhau các cá nhân thường đưa ra những yêu cầu, nguyên tắc, đòi hỏi cho mình, cho
người khác và cho xã hội nhằm làm cho các mối quan hệ qua lại với nhau được diễn
ra và đảm bảo lợi ích của các cá nhân tham gia vào các mối quan hệ đó. Những yêu
cầu, nguyên tắc, đòi hỏi,… mà con người tự giác đưa ra và tự giác tuân thủ đó còn
được gọi là các chuẩn mực đạo đức.
Như vậy, đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá
quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của cả xã hội.
Những chuẩn mực đạo đức sẽ chi phối và quyết định hành vi, cử chỉ của cá
nhân khi họ tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Những chuẩn mực đạo đức chính
là những chỉ bảo, gợi ý cho con người nên làm gì, không nên làm gì, nên tỏ thái độ
như thế nào… Các chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng thể hiện quan niệm về cái thiện,
cái ác, lòng nhân ái, nghĩa vụ, lương tâm, hạnh phúc, danh dự, lòng tự trọng…
Đạo đức của một xã hội nhất định biểu thị cụ thể thành một hệ thống chuẩn
mực đạo đức tương ứng của tất cả các nội dung nói trên, tạo thành ý thức đạo đức
của một xã hội nhất định, phản ánh một tồn tại nhất định. Ý thức đạo đức xã hội
thay đổi tùy theo hình thái kinh tế - xã hội và chế độ chính trị - xã hội khác nhau vì

tồn tại xã hội bao giờ cũng qui định ý thức xã hội. Tuy nhiên, trong đạo đức của các
chế độ chính trị - xã hội khác nhau cũng có một số vấn đề đạo đức giống nhau, như
2


lòng nhân ái, tính tự trọng, khiêm tốn, lễ độ,…Nhưng trong lĩnh vực đạo đức căn
bản vẫn là “xã hội nào thì đạo đức ấy”. Đạo đức của xã hội ta là đạo đức XHCN.
Điểm đặc trưng của nền đạo đức XHCN là được xây dựng trên nền tảng công bằng,
không cố người bóc lột người, trên nền tảng kết hợp thỏa đáng giữa lợi ích cá nhân
với lợi ích xã hội, lợi ích tập thể với lợi ích của nhà nước.

1.1.2 .Hành vi đạo đức
1.1.2.1 Khái niệm

Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có
ý nghĩa về mặt đạo đức. Hành vi đạo đức được biểu hiện trong cách đối nhân xử
thế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói… của mỗi con người.
Hệ thống chuẩn mực đạo đức, quan niệm đạo đức của một xã hội nhất định
chỉ có thể tồn tại dưới hình thức những hành vi đạo đức sống động của các cá nhân
cụ thể. Song hành vi đạo đức của cá nhân sống trong một nền văn hóa nhất định nào
đó thì vẫn thường xảy ra hiện tượng có sự “pha tạp” trong hành vi đạo đức của họ.
Vì ở mỗi hoàn cảnh xã hội cụ thể luôn tồn tại nhiều nên đạo đức bên cạnh nên đạo
đức chính thống tương ứng với xã hội đó. Do vậy nhiệm vụ của giáo dục đạo đức
XHCN là giúp cho người được giáo dục có được hành vi đọc đức phù hợp với nền
đạo đức XHCN và kế thừa những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đpej của dân
tộc, thoát khỏi những tàn dư đạo đức của các chế độ xã hội cũ đã lỗi thời.
1.1.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức

Để đánh giá một con người có đạo đức hay không, người ta căn cứ vào hành
vi của người đó. Giá trị đạo đức của hành vi được xem xét theo những tiêu chuẩn sau:

Tính tự giác của hành vi thể hiện ở chỗ cá nhân có hiểu biết, có thái độ, có ý
chí đạo đức, nói cách khác là có ý thức đạo đức về hành vi của mình. Những hành
vi của con người nếu như chủ thể của hành vi đó chưa ý thức về hành vi của mình,
chưa tự giác hành động, hành động đó còn có tính chất bắt buộc thì không thể coi
đó là hành vi đạo đức. Ví dụ, một người do sự cưỡng bức của những người xung
quanh mà phải miễn cưỡng nhường chỗ cho người già trên ô tô, thì không được
xem đó là hành vi đạo đức.

3


Hành vi của con người chỉ được coi là hành vi đạo đức khi được chủ thể
hành động ý thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa về hành vi của mình và chủ thể hoàn
toàn tự mình hành động dưới sự thúc đẩy của những động cơ trong nội tâm mình.
Chẳng hạn tự nguyện, vui lòng nhường chỗ cho người khác trên ô tô, đó là hành vi
có đạo đức.
Tính có ích của hành vi là hành động của cá nhân đem lại lợi ích cho xã hội.
Tính có ích của hành vi phụ thuộc vào thế giới quan của chủ thể hành vi, nhất là
nhân sinh quan. Chủ nghĩa vị kỷ của giai cấp tư sản đặt lợi ích của giai cấp mình lên
trên hết, do đó trong xã hội tư bản người có đạo đức là người làm sao thu được
nhiều lợi nhuận nhất. Trong xã hội XHCN chúng ta, một hành vi được gọi là hành
vi đạo đức tùy thuộc ở chỗ nó có thúc đầy xã hội tiến lên theo hướng có lợi cho
công cuộc đổi mới trong việc xây dựng xã hội XHCN hay không?
Tính không vụ lợi của hành vi là hành động có mục đích vì người khác, vì xã
hội. Người có hành vi đạo đức trong tính toán của mình không bao giờ lấy lợi ích cá
nhân làm trung tâm. Các chiến sỹ ngoài mặt trận, các anh hùng… là những con
người đã thể hiện tính không vụ lợi trong hành vi của mình.
1.1.2.3 Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức

Tri thức và niềm tin đạo đức

Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức
qui định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.
Để hành vi của mình có giá trị đạo đức trước hết con người phải có tri thức
đạo đức, phải biết đạo lý đòi hỏi ở họ điều gì họ cần làm gì và điều gì không
được làm. Cũng có trường hợp đạo đức không phải thể hiện ở chỗ là một hành vi
nào đó, mà thể hiện ở chỗ kìm hãm hành động đó. Con người phải hiểu tất cả những
điều nói trên trước khi hành động. Sự hiểu biết như thế chính là tri thức đạo đức.
Tri thức đạo đức có được là dựa trên cơ sở của quá trình tư duy sâu sắc và
độc lập của cá nhân khi họ tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức. Việc nhận thức
được kết quả, hậu quả có thể có được của hành vi đạo đức là một điều kiện quan
trọng đối với hành vi đạo đức, vì nó là cái để khẳng định hành động đó của con
người là có tính tự giác hay chỉ là hành động mù quáng. Hiểu như vậy, chúng ta
thấy tri thức đạo đức là yếu tố quan trọng của hành vi đạo đức.

4


cần phân biệt việc hiểu tri thức đạo đức khác với việc học thuộc lòng
một cách hình thức các chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức. Không ít các trường hợp,
con người thuộc những khái niện đạo đức (trung thực là gì? Vì sao phải trung thực?),
những chuẩn mực đạo đức (sinh viên phải trung thực trong thi cử), nhưng họ vẫncos
những lúc không có những hành vi đạo đức tương ứng (chẳng hạn quay cóp).
Việc hiểu biết về chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức là quan trọng nhưng
chưa hoàn toàn đảm bảo để có hành vi đạo đức. Ngoài tri thức đạo đức, còn có sự
tin tưởng nào đó của cá nhân về lợi ích của các chuẩn mực đạo đức đối với xã hội.
Sự tin tưởng này chính là niềm tin đạo đức của cá nhan. Niềm tin đạo đức là sự tin
tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của con người vào tính chính nghĩa và tính
chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt
để các chuẩn mực ấy.
Niềm tin đạo đức là một trong những yếu tố quyết định hành vi đạo đức của

con người, là cơ sở để làm bộc lộ những phẩm chất ý chí của đạo đức như lòng
dũng cảm cứu người bị nạn, tính kiên quyết đấu tranh chống thói hư tật xấu, tính
kiên trì khắc phục nhược điểm của bản thân…
Việc hình thành niềm tin đạo đức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trang bị
những khái niệm về đạo đức, thể nghiệm những hiểu biết trong cuộc sống và trong
sinh hoạt, tổ chức giáo dục gia đình, dư luận tập thể… là những yếu tố quan trọng.
Động cơ và tình cảm
Để có được hành vi đạo đức không chỉ có tri thức và niềm tin đạo đức mà
cần có động cơ đạo đức.
Động cơ đạo đức là nhu cầu đạo đức được con người ý thức đầy đủ về đối
tượng để thỏa mãn nhu cầu đạo đức đó. Động cơ đạo đức là động cơ bên trong, đã
được con người ý thức và nó trở thành động cơ chính làm cơ sở cho hành động của
con người trong các mối quan hệ xã hội, biến hành động của con người thành hành
vi đạo đức.
Hành vi đạo đức là loại hành động luôn gắn với động cơ đạo đức, động cơ
như thế nào thì hành động như thế ấy. Ví dụ như, anh công an nghe thấy tiếng kêu
thất thanh “cướp” đã nhanh chóng lao về phía có tiếng kêu, không sợ tên cướp có
vũ khí để bắt tên cướp đó. Nguyên nhân của hành động dũng cảm đó là tinh thần

5


trách nhiệm, đó là động cơ thúc đẩy cho hành vi đạo đức. Nguyên nhân như thế
cũng chính là mục đích của hành động.
Động cơ đạo đức vừa bao hàm ý nghĩa về mặt mục đích hành động vừa bao
hàm ý nghĩa nguyên nhân của hành động.
Động cơ với ý nghĩa là nguyên nhân hành động sẽ trở thành động lực lâm lý,
có tác dụng phát động mọi sức mạnh tinh thần và vật chất của con người(như ví dụ
trên, ta thấy anh công an quên nguy hiểm), thúc đẩy con người hành động (liều
mình, tay không bắt kẻ cướp có vũ khí) theo tri thức và niềm tin của bản than đối

với các chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức (tinh thần trách nhiệm). Do vậy, muốn có
hành vi đạo đức tất yếu phải có động cơ đạo đức.
Động cơ đạo đức với ý nghĩa là mục đích của hành vi đạo đức sẽ qui định
chiều hướng tâm lý của hành động, qui định chiều hướng tâm lý của hành động, qui
định thái độ cá nhân đối với hành động của mình. Giá trị đạo đức của hành vi được
thể hiện ở mục đích của nó. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều khi động cơ của hành
động có thể mâu thuẫn với bản than hành động. Chẳng hạn việc học sinh học tốt có
thể chỉ là kết quả của những ham thích địa vị; việc sinh viên làm một điều tốt, có lợi
cho tập thể lại do tính hiếu danh, kiêu ngọa hay do một sự cầu lợi riêng nào đó.
Vì vậy, giáo dục đạo đức không chỉ là rèn luyện những hành vi đạo đức mà
điều quan trọng hơn cả là xây dựng những động cơ đạo đức vững bền. Hệ thống
những kích thích liên thục thúc đẩy hành vi đạo đức của con người là nhiệm vụ cơ
bản của công tác giáo dục đạo đức.
Cùng với nhu cầu đạo đức với tư cách là nguồn phát sinh động cơ đạo đức
thì thái độ tích cực của cá nhân trọng mối quan hệ giữa mình với người khác và với
xã hội cũng là một trong những yế tố tham gia vào việc tạo ra động cơ đạo đức.
Thái độ đánh giá đó được gọi là tình cảm đạo đức.
Tình cảm đạo đức là thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của ngươi
khác và hành vi của chính mình trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với người
khác và với xã hội.
Tình cảm đạo đức sẽ khơi dậy những nhu cầu đạo đức, thúc đẩy con người
hành động một cách có đạo đức trong mối quan hệ giữa nó với người khác, với tập
thể, với xã hội. Xuất phát từ vai trò của tình cảm đạo đức mà nhà thơ, nhà cách

6


mạng dân chủ người Nga Nicolai Đôbrôliubốp đã nói rằng: “Niềm tin và tri thức chỉ
coi là có thật khi nó đã đi vào trong con người, đã hòa lẫn với tình cảm và ý chí của
con người”. Với ý nghĩa như vậy, tình cảm đạo đức được xem như là một trong

những loại động cơ thúc đẩy và điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhan.
Thường người ta chia tình cảm đạo đức tích cực và tình cảm đạo đức tiêu
cực. Chẳng hạn, tình đồng đội là tình cảm đạo đức tích cực, lòng ghen tỵ là tình
cảm đạo đức tiêu cực.
Thiện chí và thói quen đạo đức
Con người có tri thức đạo đức, tình cảm đọa đức chưa thể có hành vi đạo
đức thật sự mà còn phải có khả năng biến ý thức đạo đức trở thành hành vi đạo đức.
Như trên đã trình bày, giá trị đạo đức không phải ở tri thức đạo đức mà ở chỗ lựa
chọn động cơ đạo đức, ở ý định của hành vi đạo đức, tức là ở tính xác định của ý
chí. Hành vi đạo đức bao giờ cũng đứng trước một tình huống giữa một bên là điều
muốn làm và bên kia là điều phải làm. Chẳng hạn khi làm bài thi có sinh viên quên
mất kiến thức đã học, lúc này ở sinh viên đó sẽ nẩy ra ý định dở tài liệu ra để xem
(muốn làm), nhưng cũng ở thời điểm đó hình như nội qui học tập đang nhắc nhở
trong họ(phải làm). Như vậy, trong nội tâm sinh viên này diễn ra cuộc đấu tranh
động cơ, họ đang đứng trước câu hỏi: “Nên hành động theo hướng nào?”. Để giải
quyết tình huống đó, trong mối tương quan giữa “cái muốn làm” và “cái phải làm”
con người phải có ý chí đạo đức.
Ta có thể xem ý chí con người hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức là ý chí
đạo đức, hay còn gọi là thiện chí.
Để ý thức đạo đức biến thành hành vi đạo đức có thiện chí vẫn chưa đủ. Một
hành vi đạo đức chỉ có thể xảy ra thực sự khi có một sức mạnh tinh thần, sức mạnh
của thiện chí mà người ta thường gọi là nghị lực. Nghị lực là năng lực phục tùng ý
thức đạo đức của con người. Không có nghị lực con người không vượt qua giới hạn
của động vật, hành động của con người sẽ bị những nhu cầu của bản than chế ước
một cách tuyệt đối. Nghị lực cho phép con người buộc những nhu cầu, nguyện
vọng, ham muốn của mình phục tùng ý thức đạo đức. Con người có thể có thiện chí
mà không có nghị lực để thể hiện thiện chí đó. Trong trường hợp này người ta gọi
anh ta là người nhu nhược.

7



Như vậy, ở đây ta thấy ý chí con người vừa có tính chất xác định về chất
(thiện chí), vừa có tính chất xác định về lượng (nghị lực). Có thiện chí không hẳn là
có nghị lực.
Ngược lại, nghị lực không phải bao giờ cũng là dấu hiệu của tính xác định
đạo đức của cá nhân.
Do vậy, trong giáo dục đạo đức, cần hình thành cho con người những thiện
chí và làm cho họ có nghị lực biến thiện chí đó thành hành vi đạo đức thực sự.
Trong quan hệ hàng ngày với người khác, với xã hội, những qui cách ứng
xử đòi hỏi con người phải có những hành vi sẵn sàng. Nghĩa là hành vi đạo đức
không chỉ dừng lại ở mức độ thực hiện một thiện chí nào đó nhờ sự thức đầy của
nghị lực mà trở thành hành động tự động hóa, trở thành thói quen đạo đức.
Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở
thành nhu cầu đạo đức của người đó và nếu nhu cầu này được thỏa mãn con người
cảm giác dễ chịu, nếu nhu cầu không được thỏa mãn con người cảm giác khó chịu.
Trong thực tế giáo dục đạo đức, người ta thường thấy có sự không ăn khớp
giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức. Nguyên nhân của sự không ăn khớp đó
không hoàn toàn do ý thức đạo đức, mà một phần là do con người thiếu thói quen
đạo đức. Dựa trên kinh nghiệm giáo dục thanh thiếu niên của mình mà nhà giáo dục
nổi tiếng người Nga – A.X. Macarencô đã nhấn mạnh: “Dù anh có xây dựng được
bao nhiêu những quan niệm đúng đắn về điều phải làm, tui có quyền nói với anh
rằng, anh chẳng giáo dục gì hết nếu anh không giáo dục thói quen cho các em”.
1.1.2.4 Mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý trong cáu trúc

của hành vi đạo đức
Các yếu tố nằm trong cấu trúc của hành vi như trình bày ở trên có mối tương
quan với nhau.
Tri thức đạo đức chính là tiền đề, là cơ sở để đưa ra mục đích của hành vi
đạo đức. Tuy nhiên nếu xét tri thức một cách biệt lập thì đó không thể là yếu tố

quyết định có hay không có hành vi đạo đức. Mà tình cảm đạo đức, thiện chí mới là
yếu tố phát động mọi sức mạnh vật chất và tinh thần của con người. Thiện chí là
điều kiện đảm bảo cho con người có hành vi đạo đức, những cũng nhiều khi hành vi
đạo đức vẫn chưa được thực hiện nếu như con người chưa có sự hiểu biết về những

8


hình thức và phương pháp của hành vi đạo đức. Có thiện chí mà không có tri thức
đạo đức đầy đủ thì con người không thể tránh khỏi lúng túng, bế tắc trong cách ứng
xử. Nhất là trong xã hội các tình huống xảy ra luôn biến động, phức tạp.
Con người có tri thức và niềm tin đạo đức, có tình cảm và động cơ đạo đức,
nghĩa là có ý thức đạo đức, có thiện chí nhưng cũng chưa đủ để đảm bảo luôn luôn
có hành vi đạo đức, Có thể nói một cách khác, giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo
đức còn có một khoảng cách. Nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải nối liền khoảng
cách đó, làm cho ý thức đạo đức và hành vi đao đức của người được giáo dục đạt
tới sự thống nhất cao nhất. Yếu tố làm cho ý thức đạo đức được thể hiện trong hành
vi đạo đức chính là thói quen đạo đức.
Muốn có thói quen đạo đức thì phải tổ chức hoạt động của người được giáo
dục đảm bảo cho hành vi đạo đức được lặp đi lặp lại thường xuyên một cách có hệ
thống. Một trong những yếu thố tâm lý đảm bảo cho ý thức biến thành thói quen
trong hành vi đạo đức là nghị lực cá nhân. Nghị lực của cá nhân chỉ có được khi họ
có hiểu biết sâu sắc về các chuẩn mực đọa đức, có niềm tin đạo đức bền vững, có
tình cảm đạo đức mãnh liệt và có động cơ đạo đức cao cả.
Giáo dục đạo đức, thực chất là hình thành những phẩm chất cho người được
giáo dục và tạo ra ở họ đồng bộ các yếu tố tâm lý nói trên
1.1.2.5 Nhân cách là chủ thể của hành vi đạo đức

Qua những vấn đề trình bày ở trên về hành vi đạo đức chúng ta thấy một
hành vi đạo đức cụ thể, xét đến cùng bao giờ cũng do nhưng con người cụ thể, do

những nhân cách trọn vẹn thực hiện. Bởi hành vi đạo đức được thực hiện bao gồm
tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức, thiện chí, nghị lực, thói quen.
Toàn bộ hệ thống phẩm chất, năng lực cùng với sự tự ý thức về bản thân của con
người đều tham gia vào hành vi đạo đức. Do đó, ta có thể kết luận rằng, chủ thể của
hành vi đạo đức là toàn bộ nhân cách của một con người cụ thể. Giáo dục đạo đức
phải thông qua tổ chức hành vi đạo đức để giáo dục toàn bộ nhân cách con người.
Tuy nhiên, nói nhân cách trọn vẹn thực hiện hành vi đạo đức không có nghĩa
là mọi đặc điểm nhân cách của cá nhân đều có tác dụng ngang nhau đối với hành vi
đạo đức. Trong nhân cách có các yếu tố sau chi phối rõ nét nhất đối với hành vi đạo
đức:

9


Tính sẵn sàng của hành vi đạo đức
Con người khi đã chuyển hóa tri thức xã hội – lịch sử biến thành tri thức của
bẩn thân và chỉ những tri thức nào được cá nhân kiểm nghiệm trong thực tiễn mới
tạo nên niềm tin đạo đức của họ. Niềm tin đạo đức là yếu tố chiếm ưu thế trong hệ
thống thứ bậc động cơ của nhân cách và biểu hiện thành xu hướng đạo đức nhân
cách. Niềm tin đạo đức sẽ định hướng cho mọi hành động có tính đạo đức. Như
vậy, xu hướng đạo đức của nhân cách là cơ sở đầu tiên, cơ bản để có tính sẵn sang
hành động có đạo đức.
Tuy nhiên xu hướng đạo đức của nhân cách cũng chưa đủ để tạo ra tính sẵn
sang hành động có đọa đức, vì xu hướng cũng mới chỉ ở dạng vạch chiều hướng
cho hành động, do vậy còn có các thành phần khác nữa mới đủ tạo nên tính sẵn
sàng của hành động đạo đức như phẩm chất ý chí và cách hành vi.
Phẩm chất ý chí như tính mục địch, tính quyết đoán, tính kiên trì… là yếu tố
cần thiết để chuyển những thuộc tính của xu hướng thành hành động.
Mọi hành vi đạo đức đều là hành vi tự giác và phần nhiều hành vi đạo đức là
hành động có ý chí, có đấu tranh động cơ.

Trong xã hội, các chuẩn mực đạo đức còn được qui định cả đến cách thức
thể hiện, cả thao tác (ví dụ, như cách xưng hô, lời chảo hỏi, tư thế đứng, ngồi,…).
Do vậy, khi thực hiện hành vi đạo đức chủ thể hành vi phải thực hiện đúng qui cách
do xã hội qui định, cách mà người ta thường gọi là “hành vi văn minh”
Cuối cùng, phải làm cho cách hành vi trở thành kỹ xảo, thói quen
hành vi thì mới làm cho tính sẵn sáng của hành động có đạo đức trở nên đầy đủ và
trọn vẹn.
Tóm lại, tính sẵn sang của hành động đạo đức liên quan đến các phẩm chất
của nhân cách (mặt đức như: thái độ, tình cảm, phẩm chất ý chí…) và cả năng lực
(mặt tài như: sự hiểu biết về chuẩn mực, qui tắc đạo đức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen
đạo đức).
Ý thức bản ngã
Ý thức bản ngã là ý thức về bản thân mình. Đây cũng là một thành phần
tham gia qui định hành vi đạo đức. Trên bình diện đạo đức ý thức bản ngã xuất hiện

10


dưới hình thức như là nhu cầu tự khẳng định, lương tâm, lòng tự tọng, danh dự cá
nhân.
Nhu cầu tự khẳng định
Nhu cầu tự khẳng định là sự cần thiết khẳng định mình là một thành viên
của xã hội, thành viên của một tập thể… Nhu cầu muốn được mọi người thừa nhận
và được như vậy thì bản thân mình mới thấy yên lòng. Chẳng hạn, muốn được mọi
người chú , tôn trọng, khen ngợi… Đây là một nhu cầu cơ bản của con người (có
lúc nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu trở thành nhân cách). Cũng như mọi nhu
cầu khác, nhu cầu tự khẳng định nảy sinh và phát triển mạnh mẽ trong hoạt động và
giao lưu, đồng thời cũng biến động trong quá trình sống cùng với sự biến động vị trí
của mình trong các quan hệ xã hội của cá nhân.
Một biểu hiện rõ rệt của nhu cầu tự khẳng định là sự tự đánh giá. Tự đánh


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo thực hành sư phạm ngành giáo dục công dân Luận văn Sư phạm 0
D Báo cáo kiến tập môn thực hành kĩ năng giáo dục trường thcs, thpt Nguyễn Tất Thành Luận văn Sư phạm 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
O Giải pháp tài chính khi tiến hành cổ phần hoá ở Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I Luận văn Kinh tế 0
O Nghiên cứu nâng cao năng lực quản lý - điều hành - giảng dạy theo tín chỉ của bộ môn giáo dục thể ch Luận văn Sư phạm 0
N Ảnh hưởng của chương trình giáo dục mầm non hiện hành đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy hoc c Luận văn Sư phạm 0
Z Ảnh hưởng của giáo dục gia đình tới hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên hiện nay Văn hóa, Xã hội 2
Y Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong gia đình hiện nay Tâm lý học đại cương 0
N Biện pháp giáo dục cộng đồng nhằm giảm thiểu bạo hành trẻ em trong gia đình ở nông thôn ( Nghiên cứu Văn hóa, Xã hội 2
V Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top