daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi

MỞ ĐẦU
1. Tài liệu tham khảo
1, Đào Duy Anh (2003), Việt Nam văn hoá sử cương, H.VHTT.
2, Nguyễn Thừa Hỷ (2001), Văn hóa Việt Nam truyền thống giản yếu, H. ĐHQGHN, HN.
3, Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, H.Văn học.
4, Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TH TP HCM.
5, Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, H. Văn học.
, Trần Quốc Vượng (cb) (2007), Cơ sở văn hoá Việt Nam, H.GD.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Nghiên cứu về lịch sử văn hoá Việt Nam được chính thức ra đời từ những năm 30 TK XX. Đó là thời điểm ra đời của hàng loạt những cuốn sách viết về văn hoá Việt Nam như: “Việt Nam văn hoá sử cương” của GS Đào Duy Anh (1938), “Nếp cũ” của Toan Ánh, “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính… Đây được xem là những công trình đầu tiên nghiên cứu về văn hoá Việt Nam truyền thống cùng với những sự biến đổi của nó trong quá trình lịch sử, đặc biệt là trong cuộc hội ngộ Đông – Tây khi thực dân Pháp xâm lược.
- Lịch sử văn hoá Việt Nam tức là nghiên cứu về sự biến đổi của các giá trị văn hoá trong một diễn trình lịch sử nhất định. Có thể đó là những giá trị văn hoá truyền thống vẫn được bảo lưu trước những biến cố của lịch sử (truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm…), đồng thời là sự tiếp xúc, tiếp biến văn hoá dẫn đến sự xuất hiện những nét văn hoá mới trong đời sống của dân tộc (nếp ăn, ở, nhà cửa, quan hệ gia đình, xã hội, nghề nghiệp…).
- Lịch sử văn hoá Việt Nam nghiên cứu về văn hoá ở một không gian nhất định (Việt Nam) trong một thời gian cụ thể là tiến trình lịch sử của dân tộc. Qua đó thấy được quá trình hình thành, phát triển, sự bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống trước những biến cố lịch sử, quá trình giao lưu, giao thoa văn hoá xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Từ đó cho ta thấy bản lĩnh của văn hoá Việt Nam được các thế hệ người Việt vun đắp qua nhiều thế hệ.
3. Mục đích nghiên cứu
- Đặt văn hóa vào nền tảng KT – CT – XH, điều kiện tự nhiên để thấy được văn hóa không thoát khỏi hiện thực mà nó chịu sự tác động chính của những yếu tố trên. “Văn hóa là vì lẽ sinh tồn” (HCM).
- Quá trình tiếp xúc, giao lưu đónh vai trò quan trọng trong tiến trình văn hóa Việt Nam, là tác nhân của sự biến đổi. Những yếu tố bên ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam thông qua quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp biến và chọn lọc.
- Vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của ngườiViệt được đặt ra bức thiết, nhất là trong điều kiện giao lưu, hội nhập như hiện nay. Bản lĩnh văn hoá dân tộc cần được phát huy hơn bao giờ hết.
4. Nội dung nghiên cứu
- Những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Sự chuyển biến của những giá trị văn hoá qua từng thời kỳ lịch sử và những tác động của nó tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị…
- Bản lĩnh của văn hoá Việt Nam trước những tác động của những nền văn hoá lớn trong khu vực và trên Thế giới, đặc biệt trong điều kiện nước ta nằm giữa hai nền văn minh lớn của nhân loại: văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Những giá trị văn hoá ngoại lai được tiếp nhận vào nền văn hoá truyền thống.
- Sự chối từ văn hoá đối với những giá trị văn hoá không phù hợp với đặc điểm tâm lý, tính cách của dân tộc.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo qua những sách báo về văn hoá.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, nhận diện những giá trị văn hoá truyền thống và những giá trị văn hoá ngoại lai.



BÀI 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM
1. Con người - chủ/ khách thể của văn hoá
- Với tư cách là một chủ thể thì con người sáng tạo ra văn hoá và con người chỉ thực sự là người bởi nguồn gốc văn hoá của mình, bởi sự khác biệt giữa loài người với loài vật là ở chỗ con người có một nền văn hoá.
Mỗi dân tộc có những đặc trưng văn hoá riêng. Do đó văn hoá mang tính dân tộc, thời đại và tính thời sự.
CN→ chủ thể, là trung tâm của văn hoá

TN XH
- Con người XH: con người là một sinh vật xã hội, sống cùng và sống với. Tuy vậy, con người không độc quyền ở tính xã hội của mình, bởi con vật cũng có tính xã hội. Nhưng tính xã hội của con người với con vật khác nhau ở chỗ: Tính xã hội của con người vừa được di truyền theo bản năng (di truyền sinh học), vừa được hình thành qua tác động của văn hoá, giáo dục. Tính xã hội của con người được phát triển cùng với quá trình trưởng thành của mình. Do vậy mà con người là sinh vật có tính xã hội cao nhất.
Khái niệm “Nhập thân văn hoá”: là sự tham gia của một cá nhân vào một hình thức cụ thể của văn hoá, nắm vững những đặc điểm của tư duy, các hành động, các mô hình hành vi tạo ra văn hoá. Nói tóm lại: “Nhập thân văn hoá” là cơ chế tạo ra con người văn hoá. Ở phương Đông quan niệm rằng, con người nhập thân văn hoá từ trong trứng nước (trong cách tính tuổi mụ).
- Con người nhiều chiều (multidimensions)
Chiều: chiều kích quan hệ của con người.
+ Chiều cao: biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên. Trong đó có hai phần: tự nhiên ngoài ta (môi trường) và tự nhiên trong ta (bản năng).
+ Chiều rộng: biểu thị mối quan hệ của con người với xã hội. Đó là mối quan hệ đa dạng, phức tạp, bởi “con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, trong đó xã hội cũng có hai khía cạnh: cá nhân và cộng đồng. Ở phương Đông, vai trò của cá nhân bao giờ cũng được đặt trong mối quan hệ với cộng đồng.
+ Chiều sâu: biểu thị mối quan hệ của con người với chính mình. “Tự mình phải biết mình” (Ngạn ngữ Pháp), tự mình phải đánh giá được mình. “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”.
+ Chiều lịch sử: chỉ có con người mới quan tâm đến quá khứ. Vì vậy, tính lịch sử là đặc điểm riêng của loài người. Con người nghiên cứu lịch sử là để cho hiện tại và tương lai. Riêng đối với người Việt Nam, họ càng đặc biệt quan tâm đến quá khứ, được thể hiện ở tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và mang tính thực tế cao (phù hộ cho con cháu). Ngoài ra còn thể hiện mối quan hệ của con người với tâm linh.
- Biểu tượng hay khả năng biểu trưng hoá của tư duy con người: là ranh giới đích thực nhất phân biệt con người với các động vật cao cấp khác. Khả năng biểu trưng hoá trong hoạt động ý thức là khả năng con người dùng những công cụ vận chuyển bằng biểu trưng khác nhau khi biểu đạt và thông tin các nghĩa.
Con người sống đồng thời trong ba thế giới:
+ Thế giới thực tại: tồn tại khách quan ngoài con người. Đó là môi trường tự nhiên, là cái có trước, là thế giới hữu hình, hữu hạn và khả tri.
+ Thế giới ý niệm: là những hiện thực khách quan được phản ánh vào trong đầu óc của con người và sau đó lại tiếp cận lại với thực tế. Đó là thế giới vô hình, vô hạn, vô khả tri, nó không có kích thước bao la như vũ trụ mà chỉ thu hẹp lại ở trong đầu óc của con người. Mong muốn của con người là biểu đạt những nhận biết của mình về thế giới khách quan, do vậy mà cần viện tới các biểu tượng - khả năng biểu trưng hoá những ý niệm về thế giới khách quan của con người.
+ Thế giới biểu tượng: là sự hiện thực hoá thế giới ý niệm về thế giới hiện thực trong đầu óc của con người. Do đó, biểu tượng là vật trung gian giữa thế giới ý niệm và thế giới thực tại bằng cách đưa cái vô hình, vô hạn, vô khả tri vào cái hữu hình, hữu hạn, khả tri, làm cho con người có thể cảm nhận được cái thế giới ý niệm.
“Biểu tượng”: nghĩa gốc của nó là một vật được cắt làm đôi để qui ước và để làm tin. Biểu tượng có thể là một vật, một tên gọi, một con số… mà ngoài nghĩa thực của nó còn có một ý nghĩa khác mang tính biểu trưng cao.
Nghĩa của biểu tượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử… Biểu tượng là đa nghĩa với một hình thức biểu hiện và một hình thức biểu hiện có thể mang nhiều ý nghĩa. Do vậy mà “giải mã” biểu tượng là một việc làm hết sức khó khăn. Ta chỉ có thể nắm bắt được một phần ý nghĩa của một biểu tượng nhất định. Nếu một biểu tượng được giải mã hết, có nghĩa là nó đã được “giải thiêng”, không còn vai trò trong đời sống văn hoá cộng đồng, điều đó có nghĩa nó trở thành một biểu tượng chết.
Biểu tượng là đa giá trị, đa chức năng, phụ thuộc vào đời sống văn hoá, lịch sử và tâm lý của cộng đồng tộc người.
VD về biểu tượng: hình ảnh thằng Cuội trong tâm thức dân gian Việt Nam
+ “Cuội”: là một hòn đá không có phụ gia, được bào mòn hết những lớp phủ bên ngoài.
+ “Cuội” = hình tròn = quả đất, mặt trăng, mặt trời = giọt nước mắt…
→ Đứng trước những biến động của lịch sử, của những cái gì phù phiếm, là bên ngoài, cái gì là vật trang trí sẽ bị trôi đi hết để lại cái tận cùng là cái thô mộc, là những cái cốt lõi của mình = viên cuội.
+ Là hình ảnh thay mặt cho người Kinh (con trâu, cây đa, thằng Cuội). (“Cây đa, bến nước, sân đình” là cảnh sắc vùng quê bên kia sông Đuống, sông Hồng, từ vùng Gia Lâm đến Hải Phòng, không xuất hiện trong khu vực Hà Nội).
+ Là một hình ảnh mang tính xấu “nói dối như Cuội”. “Cuội” hiện hữu trong mỗi con người (tính nói dối). “Với người Việt Nam, nói dối mới tồn tại được trong lịch sử Việt Nam” (NHKế). Bản lĩnh của người Việt Nam tồn tại được là nhờ tính trí trá, hư hư, thực thực đó.
Nghịch lý của con người là điều kiện quan trọng để biểu tượng xuất hiện. “Phàm là người thì sống trong nghịch lý”, “Trong khi làm văn hóa thực chất là đi tìm nghịch lý vậy!” (TQVượng), mà nghịch lý cơ bản nhất là nghịch lý giữa phần “con” và phần “người” trong mỗi chúng ta, bởi phần “con” (phần sinh vật) là hữu hạn, nhưng phần “người” (phần XH - VH) lại muốn mình trở thành vô hạn. Phần con là trần tục, tham lam, phần người lại có ước vọng muốn mình trở thành thánh thiện, cao đẹp. Một trong những động lực để văn hoá ra đời chính là để giải quyết nghịch lý đó.
Để giải quyết nghịch lý này mà con người có 3 biện pháp cơ bản:
+ Con người đã vẽ ra một thế giới bên ngoài mình, đó là thế giới tốt đẹp hơn, vĩnh hằng hơn. Thế giới đó nằm trong truyện cổ tích, trong các huyền thoại, trong các tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Con người chúng ta luôn có ước vọng mình sẽ làm được một việc gì đó để lưu danh cho đời sau. Đó trở thành động lực phấn đấu suốt cả cuộc đời của mỗi con người.
+ Sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống và giữ gìn văn hoá gia đình, họ tộc. “Con cái là để nối dài đời cha mẹ”, bởi “con nhà tông không giống lông thì giống cánh” là ở chỗ đó.
2. Khái niệm văn hoá
Dĩ nhiên khuynh hướng thứ hai là chủ đạo và trên cơ sở đó, trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, đất nước ta không bị diệt vong, dân tộc ta không bị đồng hoá, mà còn lớn lên về mọi mặt để có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần chiến thắng chủ nghĩa bành trước Đại Hán, giành lại độc lập dân tộc.
Đối lập với chủ nghĩa “bình thiên hạ” của kẻ thù, nhân dân ta ra sức khắc phục tư tưởng bộ lạc, khuynh hướng tản mạn trong lòng xã hội cũ, phát huy mạnh mẽ những tư tưởng lớn của Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, tinh thần tự lập tự cường.
Đối lập với bộ máy nhà nước đế chế và tổ chức chính quyền đô hộ theo quận, huyện, nhân dân ta lo bảo tồn và củng cố cộng đồng xóm làng, biến thành những pháo đài xanh chống đồng hoá, chống Bắc thuộc, dựa vào làng và xuất phát từ làng mà giành lại nước.
Đối lập với sức mạnh của một đế chế lớn mạnh, động dân, nhiều của, đông quân, nhân dân ta đã tạo lập nên sức mạnh vô địch Việt Nam là sức mạnh đoàn kết toàn dân. Khởi nghĩa chống Bắc thuộc là khởi nghĩa nhân dân, có tính quần chíng rộng rãi, mau chóng phát triển thành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc. Nhờ đó, trong cuộc đấu tranh trường kỳ chống Bắc thuộc, lực lượng dân tộc ta về mọi mặt tư tưởng, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá, quân sự… đều trưởng thành. Và cuối cùng, thể kỷ X với chính quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương, với chiến thắng Bặch Đằng lịch sử do Ngô quyền lãnh đạo, cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ của nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang.
2.4. Thời kỳ độc lập tự chủ (TK X - 1858) (tham khảo)
2.5. Thời kỳ Pháp thuộc và chống Pháp thuộc (1858 - 1945) (tham khảo).
2.6. Thời kỳ tiến tới một VNDC mới (1945 - nay).(tham khảo).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top