bebyhoneylovely

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang





MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG THANH GIANG 9

1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang. 9

1.2 Mô hình tổ chức 10

1.3. Đặc điểm kinh doanh và các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang. 14

1.3.1 Mặt hàng kinh doanh. 14

1.3.2 Thị trường kinh doanh và khách hàng. 16

1.3.3 cách kinh doanh. 17

1.3.4 Đặc điểm về lao động 19

1.3. Đặc điểm về vốn kinh doanh 21

1.3.6 Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. 23

1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh. 28

1.5 Tình hình thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang. 30

1.5.1 Phát triển thị trường tiêu thụ theo tiêu thức sản phẩm. 30

1.5.2 Phát triển thị trường theo khách hàng. 31

1.5.3 Phát triển thị trường theo phạm vi địa lý. 32

1.5.4 Kết quả hoạt động phát triển thị trường. 33

1.5.5 Đánh giá những thành tựu, hạn chế và phân tích nhân tố ảnh hưởng 35

 

 

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GỖ NGUYÊN LIỆU 37

1. Xu hướng vận động thị trường và định hướng phát triển của doanh nghiệp. 37

2. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu. 40

3. Hệ giải pháp phát triển thị trường. 43

4. Điều kiện thực hiện giải pháp. 49

KẾT LUẬN. 52

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng ty là những người sinh ra và lớn lên tại tỉnh nhà và đã từng làm việc tại công ty cổ phần Lâm Sản và Xây Dựng tỉnh Tuyên Quang.
Nguồn lao động của công ty bao gồm cả lao động phổ thông và lao động chuyên môn, lao động phổ thông chủ yếu là sử dụng nguồn lực tại địa phương. Với việc mở rộng kinh doanh của mình, công ty đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động và nhận được sự ủng hộ từ phía nhân dân cũng như chính quyền địa phương.
Cơ cấu lao động : Tổng số lao động hiện nay : 205 người
- Hợp đồng : + Lao động hợp đồng dài hạn : 102 người
+ Lao động hợp đồng có thời hạn: 103 người
- Chuyên môn : + Lao động chuyên môn kỹ thuật : 90 người
+ Lao động phổ thông :115 người
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của công ty theo trình độ năm 2009
Trình độ
Số lượng
Tỉ lệ(%)
Đại học
16
7.8
Cao đẳng và trung cấp
20
9.8
Dưới trung cấp
169
82.4
Tổng
205
100
(Nguồn : Phòng hành chính- nhân sự công ty TNHH TM và XD Thanh Giang)
Nhận xét sơ bộ:
- Tình hình lao động khá hợp lý có xu hướng tinh giảm bộ máy quản lý, giúp cho công tác quản lý gọn nhẹ, năng động.
- Số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học còn tương đối ít, trong thời gian tới Công ty cần có phương án nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên đặc biệt là cán bộ quản lý.
- Lực lượng lao động của Công ty có trình độ chuyên môn tương đối thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, sở dĩ như vậy là do nhiều giai đoạn sản xuất không thể tự động hoá.
Giáo dục, đào tạo và phát triển người lao động
- Tất cả các nhân viên của công ty đều có cơ hội được đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề hàng năm.
- Công ty căn cứ vào chiến lược phát triển dài hạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh để làm cơ sở xác định nhu cầu đào tạo.
1.3. Đặc điểm về vốn kinh doanh
Bảng 1.2:Tình hình vốn và sử dụng vốn của công ty TNHH TM và XD Thanh Giang năm 2009
Đơn vị: đồng
Tài sản
Nguồn vốn
I. TSLĐ Và đầu tư ngắn hạn
15.656.262.302
I. Nợ phải trả
3.968.372.866
1. Tiền và các khoản tương đương
713.306.065
1. Nợ ngắn hạn
3.133.316.87
3. Phải thu ngắn hạn
9.845.276.017
2.Nợ dài hạn
835.056.000
4.Hàng tồn kho
2.419.526.812
5. Tài sản ngắn hạn khác
1.078.153.408
II. Tài sản dài hạn
11.472.197.300
II. Vốn chủ sở hữu
23.160.086.74
1. Tài sản cố định
5.776.535.142
1. Vốn chủ sở hữu
23.160.086.74
3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
4.050.000.000
2. Qũy khen thưởng phúc lợi
4. Tài sản dài hạn khác
645.662.158
Tổng
27.128.459.602
27.128.459.602
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009- Phòng kế toán)
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xây dựng là chủ yếu do vậy nguồn vốn kinh doanh của công ty được chi phân bổ đều cho tài sản lưu động ngắn hạn và tài sản cố định đầu tư dài hạn.
Trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn được đầu tư sẽ bao gồm các khoản phải thu, khoản tiền mặt dùng để mua hàng, các khoản đầu tư tài chính, hàng hóa dự trữ tại kho và các khoản dự phòng khác. Trong đó các khoản phải thu từ khách hàng và tiền mặt để mua hàng là chủ yếu.
Tài sản cố định được đầu tư bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, chi phí xây dựng cơ bản…
Từ bảng số liệu trên có thể thấy công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang có nguồn vốn huy động chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Khoản nợ phải trả bao gồm vay từ các ngân hàng, nợ phải trả của người bán và khoản thuế còn phải nộp. Nguồn vốn này sử dụng cho tài sản ngắn hạn và dài hạn là tương đối đồng đều do đặc tính kinh doanh bao gồm cả thương mại và xây dựng, các hoạt động thương mại sẽ chiềm phần lớn là tài sản lưu động, khoản phải thu, hàng tồn kho… Các hoạt động sản xuất và xây dựng sẽ bao gồm phần lớn chi phí dài hạn như máy móc, nhà cửa…
Nguồn vốn của công ty bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu kinh doanh và vốn huy động từ các nguồn như vay ngắn hạn và dài hạn tại ngân hàng và đối tác, các khoản còn giữ của nhà cung cấp, cán bộ nhân viên và khoản thuế còn phải nộp của doanh nghiệp.
Có thể theo dõi tình hình biến động vốn của công ty qua những năm gần đây qua bảng dưới đây.
Bảng 1.3: Tình hình vốn và cơ cấu vốn qua các thời kì từ 2005-2008
Đơn vị: nghìn VNĐ
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Nguồn vốn
3.602.451
5.126.021
17.669.530
20.121.659
27.128.459
Vốn chủ sở hữu
2.505.572
4.005.572
16.398.716
17.523.342
23.160.086
Hệ số cơ cấu nguồn vốn
0.69
0.78
0.93
0.87
0.85
Như vậy có thể thấy nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh có sự thay đổi rõ rệt, năm 2005 là năm thứ 2 hoạt động sau khi thành lập, khi đó nguồn vốn tương đối ít, hơn 3 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu là hơn 2 tỷ còn lại là các khoản nợ phải trả.
Năm 2006 nguồn vốn tăng lên hơn 5 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 4 tỷ đồng.
Năm 2007 nguồn vốn tăng rõ rệt so với năm 2006 hơn 200%, đây chính là giai đoạn mở rộng hoạt động kinh doanh và tận dụng tối đa nguồn lực của doanh nghiệp. Số vốn chủ sở hữu ở mức hơn 16 tỷ, duy trì khoản phải trả chỉ là hơn 1 tỷ đồng. đây là thời điểm doanh nghiệp đầu tư những dây truyền máy móc mới nhằm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và khai thác khoáng sản.
Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu luôn ở mức tương đối cao, năm 2005 chiếm 69%, tăng dần đến năm 2007 là 93% và giảm năm 2008 là 87%, con số này thể hiện tình hình tài chính của công ty là ổn định, các tài sản của công ty được đầu tư bằng nguồn vốn ổn định.
1.3.6 Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Môi trường văn hoá xã hội, dân số, xu hướng vận động dân số
Yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như sự hình thành đặc điểm thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Các thông tin về môi trường văn hoá - xã hội cho phép doanh nghiệp hiểu biết ở những mức độ khác nhau (từ khái quát đến cụ thể) về đối tượng phục vụ của mình. Qua đó, có thể đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng.
Các tiêu thức được nghiên cứu khi phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hóa xã hội đến thị trường của công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Thanh Giang bao gồm:
- Dân số và xu hướng vận động của dân số ảnh hưởng chủ yếu tới hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ.Với quy mô dân số càng lớn thì cơ hội kinh doanh của công ty càng nhiều do các nhu cầu xây dựng các công trình tăng cao hơn, nhu cầu đi lại, du lịch cũng tăng thêm.
Riêng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp mà khách hàng là những người tiêu thụ trung gian như các tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy thì tiêu thức này được đánh giá theo số lượng các tổ chức sử dụng sản phẩm và xu hướng vận động của nó. Khi số lượng các doanh nghiệp sử dụng gỗ nguyên liệu để sản xuất tăng, thì cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
- Hộ gia đình và xu hướng vận động về độ lớn hộ gia đình. Quy cách của các tổ chức và xu hướng vận động. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nói chung điều này sẽ ảnh hưởng tới sản phẩm mà doanh nghiệp thiết kế, có phù hợp với nhu cầu ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng đầu tư phát triển nông thôn Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top