bangnhan_3010

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Các điều khoản trong Incoterms 2000





MỤC LỤC

Lời mở đầu.1

Chương I: Những nét chung của luật thương mại quốc tế.2

1. Điều ước quốc tế.2

2. Luật quốc gia.3

3. Tập quán thương mại quốc tế.4

Chương II: Các điều khoản trong Incoterms 2000.6

I. Điều kiện “E”.6

II. Các điều kiện “F”.7

1. Điều kiện FCA: Giao cho người chuyên chở.7

2. Điều kiện FAS : Giao dọc man tầu.8

3. Điều kiện FOB: Giao hàng trên tầu.8

III. Các điều kiện “C”.9

1. Điều kiện CRF: Tiền hàng và cước phí.9

2. Điều kiện CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước.9

3. Điều kiện CIT: Cước phí trả tới.9

4. Điều kiện CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới.10

IV. Các điều kiện “D”.10

1. Điều kiện DAF: Giao tại biên giới.10

2. Điều kiện DES: Giao tại tàu.11

3. Điều kiện DEQ: Giao tại cầu cảng.11

4. Điều kiện DDU: Giao chưa nộp thuế.12

5. Điều kiện DDP: Giao đã nộp thuế.12

Kết luận.13

Tài liệu tham khảo.14

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời mở đầu
Trong quá trình hội nhập và phát triển của một nền kinh tế thì luật pháp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Luật pháp tri phối tất cả các hoạt động thương mại từ nội địa đến quốc tế. Trong hệ thống pháp luật Việt nam, luật Thương mại quốc tế là một bộ luật điều chỉnh các quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá, các dịch vụ xúc tiến thương mại có yếu tố nước ngoài .
Trong mua bán quốc tế, bên mua và bên bán phải có những thoả thuận cụ thể với nhau về nghĩa vụ của từng bên trong việc giao hàng và thanh toán theo các cam kết trong hợp đồng. Bên mua và bên bán là những cá nhân hay tổ chức thuộc các quốc tịch khác nhau hay cư trú ở các nước khác nhau. Người mua và người bán ngoài việc phải tuân thủ luật pháp nước mình, còn phải tôn trọng luật pháp của nước đối tác và làm theo pháp luật và các tập quán quốc tế, hay luật pháp của một nước khác nếu hai bên có thoả thuận.
Nền kinh tế toàn cầu mang đến những cơ hội cho các doanh nghiệp tìm được các thị trường ở khắp nơi. Hàng hoá được bán ra tại nhiều nơi hơn, với số lượng lớn và phong phú về chủng loại hơn. Để đáp ứng được các giao dịch ngày càng nhiều và phức tạp, Phòng Thương mại Quốc tế đã soạn thảo ra các “Điều kiện thương mại quốc tế” (International Commercial Terms, viết tắt là “Incoterms”) với mục đích giải thích các điều kiện thương mại, tránh khả năng dẫn đến hiểu nhầm và tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.
Incoterms, soạn thảo lần đầu tiên năm 1936 và thường xuyên được cập nhật để đáp ứng kịp thời với nhịp độ phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và bản sửa đổi mới nhất là vào năm 2000 gồm 13 điều kiện thương mại quốc tế.
Sau quá trình học tập môn Luật Thương mại và tìm hiểu về Incoterms 2000 qua môn Ngoại thương em xin trình bày những kiến thức đã tiếp thu được về Luật Thương mại Quốc tế và Incoterms 2000.
Chương i
những nét chung của
luật thương mại quốc tế
Luật thương mại quốc tế chính là toàn bộ các qui phạm điêu chỉnh các quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hoá, các dịch vụ xúc tiến thương mại có yếu tố nước ngoài. Nội dung của pháp luật trong hoạt động thương mại quốc tế có mối liên hệ hết sức mật thiết với luật quốc tế và với các ngành luật khác của quốc gia như Luật kinh tế, Luật dân sự, Luật đầu tư nước ngoài...
Pháp luật trong trong hoạt động thương mại quốc tế được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Điều kiện quốc tế mà nhà nước Việt Nam tham gia, ký kết hay thừa nhận; Hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế; Các tập quán thương mại quốc tế.
Điều ước quốc tế:
Điều ước quốc tế là sự thoả thuận bàng văn bản được ký kết giữa nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, với tổ chức kinh tế hay với các chủ thể khác của luật pháp quốc tế không phụ thuộc vào tên gọi như hiệp định, hiệp ước, công ước,... trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm thiết lập những nguyên tắc pháp lý nhất định để xác lập, thay đổi hay huỷ bỏ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia điều ước và nó có giá trị bắt buộc đối với các bên tham gia, ký kết.
Theo quy định của pháp luật Việt nam hiện nay thì có hai cách áp dụng điều ước quốc tế về thương mại :
Đối với các diều ước quốc tế về thương mại mà Nhà nước đã tham gia, ký kết hay phê chuẩn, thì sẽ áp dụng điều ước quốc tế đó.
Đối với các điều ước quốc tế mà Nhà nước chưa tham gia, ký kết hay phê chuẩn thì có thể áp dụng các điều khoản không trái với pháp luật Viêt nam.
Luật quốc gia:
Luật quốc gia được áp dụng khi không có điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ buôn bán, trao đổi quốc tế hay trong điều ước quốc tế không quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động thương mại quốc tế, vì vậy các chủ thể phải dựa vào luật quốc gia nào đó để giải quyết các vấn đề liên quan đến các hoạt động thương mại quốc tế. Các chủ thể của hợp đồng có thể lựa chọn luật của nước người bán, luật của nước người mua, luật của nước thứ ba hay luật của bất kỳ nước nào khác có mối liên quan với hoạt động thương mại quốc tế. Việc lựa chọn luật áp dụng cho hoạt động mua bán ngoại thương do các bên thoả thuận và đưa thành một điều khoản trong hợp đồng, gọi là điều khoản về luật áp dụng.
Các ngành luật trong luật quốc gia có các điều khoản điều chỉnh tới các giao dịch thương mại quốc tế như:
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một phần quan trọng hình thành nên luật thương mại quốc tế vì nó quy định những quy tắc liên quan đến lĩnh vực thương mại quốc tế: Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, nguyên tắc cùng có lợi, mở rộng quan hệ hợp tác, quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 cũng quy định các nguyên tắc của thương mại quốc tế như: Nguyên tắc áp dụng luật nước ngoài, xung đột về việc xác định năng lực pháp luật, năng lực pháp luật của cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 cũng quy định các nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài trong lĩnh vực hành hải quốc tế, tập quán hàng hải quốc tế và điều ước quốc tế.
Luật hàng không dân dụng Việt Nam có nhiều quy định liên quan đến thương mại quốc tế như quy định về áp dụng Điều ước quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (có sửa đổi và bổ xung trong năm 2000) có nhiều quy định về việc bảo hộ quyền và nghĩa vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam v.v...
Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 có quy định riêng nhằm điều chỉnh các hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như hình thức hoạt động, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, hợp đồng mua bán hàng hoá với đối tác nước ngoài, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, gia công cho thương nhân nước ngoài.
Luật Hải quan năm 2001 và một số văn bản pháp luật khác cũng có những quy đinh nhằm điều chỉnh các quan hệ trong thương mại với đối tác có yếu tố nước ngoài.
Tập quán thương mại quốc tế:
Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen thương mại được áp dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, được nhiều nước công nhận và áp dụng rộng rãi. Một tập quán thương mại luôn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Là thói quen phổ biến và được áp dụng nhiều lần.
Là thói quen duy nhất về từng vấn đề ở địa phương quốc gia hay khu vực.
Thói quen này phải có nội dung rõ ràng để có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Tập quán thương mại chỉ được áp dụng khi các bên dẫn chiếu trong hợp đồng hay thoả thuận bàng một văn bản riêng sau khi ký kết hợp đồng, hay khi các điều ước quốc tế có liên quan qui định, hay khi luật thực chất do các bên thoả thuận lựa chọn không có hay có nhưng không đầy đủ về vấn đề liên quan đến hợp đồng. Theo...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C [Free] Phát triển các loại hình dịch vụ quốc tế ở công ty Tranco trong điều kiện Việt Nam là thành v Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Thực tiễn các điều khoản ký kết và thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC tại tổng công ty lắp máy Luận văn Kinh tế 0
J [Free] Điều tra thực trạng bảo quản thóc ở các nông hộ tại huyện Gia Lâm và đề xuất các biện pháp cả Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Các phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong điều kiện Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Tiểu luận Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Tiểu luận Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Phân tích các điều khoản của incoterms 2010 áp dụng với vận chuyển hàng hóa đường biển, trên Tài liệu chưa phân loại 2
N [Free] Tiểu luận Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động, kèm tình huống Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Tiểu luận Bản chất của quảng cáo thương mại và các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quả Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top