daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHẤM THI BẢNG C

Hướng dẫn thí sinh khi làm bài thi
1. Thí sinh phải viết họ, tên, ngày tháng năm sinh và số báo danh vào tờ bìa của bài thi.
(Vì đây là phách của bài thi).
2. Các trang bên trong của bài thi không được viết bất cứ thông tin cá nhân nào, mà chỉ
làm bài bằng bút xanh hay đen, không được dùng bút đỏ. Tất cả các kết quả trả lời
mỗi câu hỏi phải được viết trong khung quy định của bài thi. Làm khác quy định sẽ
không được chấm điểm.
3. Bài thi gồm 07 câu, 17 trang. Khi làm bài xong thí sinh phải nộp toàn bộ bài thi và ký
xác nhận trước khi ra về.
4. Thí sinh có 180 phút để làm bài thi.
5. Thí sinh không được sử dụng tài liệu tham khảo, chỉ được sử dụng máy tính không có
thẻ nhớ.

Bài Thi Lý Thuyết - Bảng C
2


Các hằng số và công thức cần thiết
NA = 6.0221×1023 mol–1

Phương trình khí lý
tưởng:

PV = nRT

8.314 J⋅ K–1⋅ mol–1
0.08205 atm⋅ L⋅ K–1⋅ mol–1
62400 mmHg.mL. K–1⋅ mol–1
OLYMPIC HOÁ HỌC SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ IX
HỘI HÓA HỌC VIỆT NAM


NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THI LÝ THUYẾT
OLYMPIC HOÁ HỌC SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ
CAO ĐẲNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ IX(4/2016) TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BẢNG A
HOÁ HỌC ĐẠI CƯƠNG - VÔ CƠ – PHÂN TÍCH - HÓA HỌC XANH – HÓA HỮU CƠ
I. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
1. Thuyết lượng tử Planck - Hiệu ứng quang điện.
2. Lướng tính sóng - hạt của electron - Hệ thức de Broglie – Nguyên lý bất định Heisenberg.
3. Hàm sóng – Phương trình Schrodinger và nguyên tắc giải.
Kết quả giải phương trình Schrodinger cho nguyên tử hiđro và hệ một electron.
Nguyên tử nhiều electron : Phương pháp gần đúng một electron, Spin electron. Bốn số lượng tử đặc trưng cho trạng thái của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử (AO). Quy luật phân bố các electron trong nguyên tử (nguyên lý loại trừ Pauli, quy tắc Kleckopxki hay nguyên lý vững bền, quy tắc Hund).
Quy tắc Slater về hiệu ứng chắn và năng lượng MO.
4. Quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Sự biến thiên bán kính nguyên tử, ion, năng lượng ion hoá thứ nhất, ái lực với electron, độ âm điện, tính kim loại, phi kim và số oxi hoá theo điện tích hạt nhân tăng dần.
II. LIÊN KẾT HOÁ HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ
1. Liên kết ion : Bản chất và đặc tính.
2. Liên kết cộng hoá trị : Phương pháp liên kết hoá trị (VB). Các kiểu lai hoá sp, sp2, sp3, sp3d, sp3d2. Trạng thái hoá trị của các nguyên tố. Công thức Lewis và các cấu trúc cộng hưởng.
3. Mô hình đẩy các cặp electron hoá trị (thuyết Gillespie).
4. Phương pháp Obitan phân tử (MO) : áp dụng cho phân tử hai nguyên tử của chu kỳ 1 và chu kỳ 2.
5. Phân tử có cực và không cực. Momen lưỡng cực của phân tử. Độ ion của liên kết.
III. CẤU TẠO TINH THỂ
1. Các hệ tinh thể và mạng Bravais.
2. Các lỗ trống trong tinh thể, Số phối trí, Số mắt, Độ đặc khít, Khối lượng thể tích (khối lượng riêng).
3. Cấu trúc kim cương, cesi clorua, natri clorua, sphalerit (blende), florin.
IV. NHIỆT ĐỘNG HỌC CỦA CÁC QUÁ TRÌNH HOÁ HỌC
1. Nguyên lí thứ nhất của nhiệt động học. Nhiệt phản ứng đẳng áp (entanpi), nhiệt phản ứng đẳng tích và mối liên hệ giữa hai đại lượng này. Sự phụ thuộc của nhiệt phản ứng vào nhiệt độ (định luật Kirchhoff). Định luật Hess và các hệ quả.
2. Nguyên lí thứ hai của nhiệt động học – Entropi - Sự biến thiên entropi của một số quá trình (chuyển pha, giãn nở đẳng nhiệt khí lý tưởng, biến thiên theo nhiệt độ).
3. Nguyên lí thứ ba của nhiệt động học – Entropi tuyệt đối - Sự biến thiên entropi phản ứng hoá học và ảnh hưởng của nhiệt độ.
4. Thế đẳng nhiệt - đẳng áp : mối liên hệ với phản ứng hoá học và các đại lượng ∆H, ∆S của phản ứng, Sự phụ thuộc ∆G của phản ứng vào nhiệt độ và áp suất. Sự phụ thuộc của hàm G vào thành phần của hệ. Hoá thế. Sự phụ thuộc của hoá thế vào áp suất và thành phần của hệ. Hoá thế và sự tự diễn biến của các quá trình.
5. Cân bằng hoá học : Các hằng số cân bằng Kp, Kc, Hx và Kn. Sự chuyển dịch cân bằng (nguyên lý Le Chatelier). Phương trình đẳng áp và phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff.
6. Cân bằng pha : Hệ một cấu tử. Quy tắc pha Gibbs, áp dụng quy tắc pha cho các hệ cụ thể (hệ một cấu tử, cân bằng hoá học).
V. DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY
Sự điện li các chất trong nước. Thuyết axit – bazơ của Arrhenius và Bronsted – Lowry. Tính pH của các dung dịch axit, bazơ và muối. Tích số tan, sự thuỷ phân của muối.
VI. ĐỘNG HOÁ HỌC
Tốc độ trung bình. Tốc độ tức thời. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. Bậc phản ứng, phân tử số và cơ chế phản ứng. Phương trình Arrhenius về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. Phương trình động học của phản ứng bậc một và bậc hai.
VII. PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ VÀ CÁC QUÁ TRÌNH ĐIỆN HOÁ
Pin điện hoá. Các loại điện cực. Thế điện cực chuẩn. Công thức Nernst. Chiều phản ứng oxi hoá khử trong dung dịch. Hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá khử trong dung dịch.
VIII. HOÁ HỌC CÁC NGUYÊN TỐ s, p, d
1. Cấu hình electron nguyên tử.
2. Các hợp chất với oxi, hiđro, hiđroxit, muối.
IX. HOÁ HỌC PHỨC CHẤT
1. Khái niệm về phức chất.
2. Liên kết hoá học trong phức chất : phương pháp VB, thuyết trường tinh thể, phương pháp MO.
3. Hằng số tạo thành ion phức (từng nấc và chung).
X. HOÁ HỌC PHÂN TÍCH
1. Chuẩn độ axit – bazơ, chuẩn độ tạo phức, chuẩn độ oxi hoá - khử, chuẩn độ kết tủa, phân tích khối lượng.
2. Nguyên tắc các phương pháp phân tích công cụ:
- Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử
- Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử
- Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên.
- Phương pháp phân tích điện hóa: Điện thế, điện lượng , cực phổ-von-ampe
- Phương pháp phân tích sắc ký
XI. HÓA HỌC XANH
1. Khái niệm cơ bản về hóa học xanh
2. Nội dung cơ bản của hóa học xanh
3. Định hướng nghiên cứu và phát triển hóa học xanh trên tế giới và ở nước ta
Tài liệu tham khảo:
• Giáo trình Hóa học xanh của GS Phan Thanh Sơn Nam –Đại học Bách khoa –ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
• Hóa học xanh của Phùng Hà, Tạp chí Công ngiệp Hóa chất số 3, 2004.
• Paul T. Anastas, Green Chemistry : Theory and Practice , Oxford University , Press. New york , 1998.
• Các thông tin về Hóa học xanh trên internet.
HOÁ HỮU CƠ
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỮU CƠ
1. Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học.
2. Đồng phân không gian trong hóa hữu cơ. Các loại cấu hình E, Z, D, L, R, S.
3. Các hiệu ứng electron trong các hợp chất hữu cơ.
4. Mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất của hợp chất hữu cơ.
5. Các loại phổ dùng để xác định cấu trúc hợp chất hữu cơ.
II. HIĐROCACBON

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 

Các chủ đề có liên quan khác

Top