Nam_Peo

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh). ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chương trình đào tạo thí điểm)
Nhà xuất bản: Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Ngày: 2013
Chủ đề: Chất lượng giáo dục
Đánh giá giáo dục
Yêu cầu công việc
Nhà tuyển dụng
Miêu tả: Trình bày các quan điểm của các nhà giáo dục học, nhà giáo lão thành về khái niệm "đào tạo theo nhu cầu xã hội" được hệ thống hóa và trình bày theo từng chủ đề. Từ những công trình nghiên cứu này, ba thực thể có quan hệ với nhau trong tiến trình đào tạo nhân lực bậc đại học là "trường - sinh viên - doanh nghiệp" được nhận dạng một cách đầy đủ hơn và tam giác đào tạo nhân lực được đề xuất để trực quan hóa các quan hệ giữa các thực thể, và làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu các phương pháp thu thập thông tin, các công cụ đo lường, các phương pháp kiểm tra độ tin cậy, độ hiệu lực của công cụ đo lường được trình bày như là những phương pháp nghiên cứu chính của luận văn. Trình bày kết quả xử lý dữ liệu theo các câu hỏi mục tiêu như vị trí việc làm, đào tạo bổ sung cho sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, và đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp.
Luận văn ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) -- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................3
3.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................3
3.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................4
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................4
3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ...........................................................5
4. Cấu trúc của luận văn.............................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ...........................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN...................................7
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài..........................................................................7
1.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài..............................13
1.3. Khung lý thuyết của đề tài ...................................................................20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................24
2.1. Xây dựng công cụ đo lường.................................................................24
2.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu................................................................25
2.3. Kiểm tra độ tin cậy của công cụ đo lường ...........................................27
2.4. Kiểm tra độ hiệu lực của công cụ đo lường.........................................32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................37ii
3.1. Vị trí việc làm sau khi được tuyển dụng của sinh viên mới tốt nghiệp37
3.2. Tổ chức đào tạo sau khi tuyển dụng cho sinh viên mới tốt nghiệp .....41
3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ...............48
3.4. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc........................53
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................66
PHỤ LỤC
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiiii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ số Cronbach’s Alpha trên mẫu điều tra thử nghiệm..................29
Bảng 2.2: Hệ số Cronbach’s Alpha trên mẫu điều tra chính thức ..................31
Bảng 2.3: Tươngquanđiểmgiữacáctiểuthangđo mức độ đáp ứng về kiến thức
của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng ..................................................................33
Bảng 2.4: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về kỹ
năng của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng ........................................................33
Bảng 2.5: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về thái độ
của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng ..................................................................34
Bảng 2.6: Tươngquanđiểmgiữacáctiểuthangđo mức độ đáp ứng về kiến thức
của phiếu khảo sát sinh viên ............................................................................34
Bảng 2.7: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về kỹ
năng của phiếu khảo sát sinh viên..................................................................35
Bảng 2.8: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về thái độ
của phiếu khảo sát sinh viên ............................................................................35
Bảng 3.1: Vị trí việc làm sau khi được tuyển dụng .........................................38
Bảng 3.2: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp
và vị trí việc làm...............................................................................................40
Bảng 3.3: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và
vị trí việc làm....................................................................................................41
Bảng 3.4: Tổ chức đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp .......................................42iv
Bảng 3.5: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và
đào tạo bổ sung.................................................................................................43
Bảng 3.6: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và đào tạo bổ sung ..........44
Bảng 3.7: Thời gian đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp sau khi tuyển dụng .....45
Bảng 3.8: Nội dung đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp sau khi tuyển dụng......46
Bảng 3.9: Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức...........................................48
Bảng 3.10: Đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ năng...........................................50
Bảng 3.11: Đánh giá mức độ đáp ứng về thái độ.............................................52
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt
nghiệp...............................................................................................................53
Bảng 3.13: Thời gian tìm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp....................56
Bảng 3.14: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp
và mức độ đáp ứng...........................................................................................58
Bảng 3.15: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp
và mức độ đáp ứng...........................................................................................58
Bảng 3.16: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ đáp ứng đối
với công việc ....................................................................................................59
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tam giác đào tạo nhân lực "trường - sinh viên - doanh nghiệp".....21
Hình 1.2: Tam giác năng lực sinh viên cần có để làm việc cho các doanh nghiệp .21
Hình 1.3: Trường đào tạo năng lực cho sinh viên phù hợp yêu cầu doanh nghiệp .22
Hình 2.1: Số lượng doanh nghiệp được khảo sát.............................................26
Hình 3.1: Vị trí việc làm sau khi được tuyển dụng..........................................38
Hình 3.2: Tổ chức đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp........................................42
Hình 3.3: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và đào tạo bổ sung...........44
Hình 3.4: Thời gian đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp sau khi tuyển dụng......45
Hình 3.5: Nội dung đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp sau khi tuyển dụng ......47
Hình 3.6: Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt
nghiệp...............................................................................................................53
Hình 3.7: Thời gian tìm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp ......................57
Hình 3.8: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ đáp ứng đối với
công việc ..........................................................................................................601
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, khi sự cạnh tranh diễn ra ngày
cànggay gắt thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao
đóng vai tròrất quan trọng. Do đó, thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu và
hoạch định chính sách đang rất quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực vì đó
là chìa khóa để tăng trưởng, phát triển bền vững, cạnh tranh hiệu quả trong kỷ
nguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa kinh tế.
Thị trường lao động khu vực kinh tếtrọng điểm phía Nam, chủ lực là
Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu nhân lực cao về số lượng và chất lượng.
Theo thống kê và dự báo của Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong giai đoạn 2010- 2015, với tốc độ tăng chỗ làm
việc mới là 3-3,5%/năm, thành phố sẽcó nhu cầu chung về nhân lực là
280.000 - 300.000 chỗ làm việc/năm (Trần Anh Tuấn, 2010). Ngành công
nghệ thông tinlà một trong những ngành có nhu cầu nhân lực lớn. Theo dữ
liệu của Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, mỗi năm, các cơ sở
đào tạo công nghệ thông tin trên cả nước đào tạo được 10.000 sinh viên với
tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, trong khi đó nhu cầu nhân lực ngành công
nghệ thông tin hiện tại là 30.000 người(Trần Anh Tuấn, 2010). Do đó, các
doanhnghiệp công nghệ thông tin đangthiếulaođộng mộtcáchtrầmtrọng. Quyết
định 1755/QĐ-TTg, ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề
án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và
truyền thông” đã chỉ ra rằng công nghệ thông tin là một ngành mũi nhọn của
quốc gia, ngành có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
quốc gia. Quyết định cũng chỉ ra rằng để đạt yêu cầu tăng trưởng, nhu cầu lao
động ngành công nghệ thông tin hàng năm là rất cao, đến năm 2020 “80%
sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học
đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc
tế. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công
nghệ thông tin đạt một triệu người”.
Trong khi đó, nhữngnămgầnđây,tìnhtrạngsinhviên công nghệ thông
tinsaukhitốtnghiệp không tìmđượcviệclàmhoặcviệc làmkhông phùhợpchuyên
môn vẫn còn nhiều.Theosốliệukhảosátcủadựángiáo
dụcđạihọcvềviệclàmchosinhviênsautốt nghiệp, chỉ có 30%đápứngđượcyêu
cầucủanhàtuyển dụng trong khoảng 200.000 sinhviêntốt nghiệp đại
họchàngnăm (Dự án Giáo dục Đại học 2, 2005).Trong đó, sinh viên tốt
nghiệp ngành công nghệ thông tin cũng không thoát khỏi tình trạng này. Như
vậy, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin được
tuyển dụng vào các doanh nghiệp công nghệ thông tin quá ít.
Thực trạng trên cho thấy hiện trạng công tác đào tạo của trường đại
họcchưa đồng bộ với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Do đó, mức độ đápứng của
sản phẩm đào tạo theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp đã và đang được
cáclãnh đạo, nhà khoa học, nhà giáo và các chuyên gia trong lĩnh vực giáo
dục đào tạo phân tích, trao đổi và bàn bạc.Điển hình có các nghiên cứu của
Nguyễn Kim Dung (2005), Bùi Mạnh Nhị (2006),Trần Anh Tài (2009), Lê
Văn Hảo (2010)...Ngoài ra, các nghiên cứu, phát biểu về đánh giá nhằm tìm
biện pháp nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học còn được trình
bày trong các hội thảo, hội nghị.3
Cho đến nay, có rất nhiều bìnhluận liên quan đến mức độđápứng đối
vớicông việccủasinhviêntốtnghiệp đạihọc nhưng chưa có nhiều nghiên cứu
chuyên biệt cho sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. Do đó, đề tài
“Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học
ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh)”được đặt ra nhằm nghiên cứu, phân tích các đánh
giá của doanh nghiệp, cụ thể là nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp, về mức
độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông
tin.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là đánh giá mức độ đáp ứng đối với công
việc củasinhviên mới tốtnghiệp đạihọc ngành công nghệ thông tin.
Mục tiêu cụ thể của luận văn là khảo sát các đánh giá của nhà tuyển
dụng về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp
đạihọcngành công nghệ thông tin, xét trên các phương diện kiến thức, kỹ
năng, và thái độ của sinh viên.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải đáp các câu hỏi sau đây:
- Sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin thường
được bố trí vào vị trí nào sau khi được tuyển dụng?
- Sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin được tuyển dụng
vào doanh nghiệp có cần đào tạo bổ sung không, nếu cần thì đào tạo nội dung
gì, và thời gian đào tạo là bao lâu?
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
- Những kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên hệ chính quy
ngành công nghệ thông tin được nhà trường trang bị đáp ứng ở mức độ nào
trước những yêu cầu của công việc trong doanh nghiệp công nghệ thông tin?
- Các nhà tuyển dụng đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công
việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin như thế
nào?
3.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Khách thểnghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận văn là nhà tuyển dụng trong các doanh
nghiệp công nghệ thông tin và sinh viên mới tốt nghiệp đại học hệ chính quy
ngành công nghệ thông tin.
3.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ đáp ứng đối với công việc
của sinh viên mới tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành công nghệ thông tin.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tra cứu tài liệu: được áp dụng để đọc và nghiên cứu các bài
viết của những nhà khoa học và nhà giáo dục học liên quan đến tiêu chuẩn và
phương pháp đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng trong nghiên cứu này
để phân tích và tổng hợp những câu hỏi khảo sát nhà tuyển dụng và sinh viên
tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin.5
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để khảo sát ý kiến đánh giá của nhà
tuyển dụng và sinh viên công nghệ thông tin đang làm việc tạidoanh nghiệp
công nghệ thông tin.
Phương pháp phỏngvấn sâu bán cấu trúc để phỏng vấncác nhà tuyển
dụng và sinh viên công nghệ thông tinđang làm việc tại doanh nghiệp
đểthuthậpthông tin nhằm khẳng định thêm kết quả của phương pháp khảo sát
bằng bảng hỏi.
3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo sát doanh nghiệp công nghệ
thông tin trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian khảo sát của đề tài từ tháng 9/2012 đến tháng 01/2013.
4. Cấu trúc của luận văn
Nội dung luận văn được cấu trúc thành ba chương và phần mở đầu, phần
kết luận. Trong chương một, các quan điểm của các nhà giáo dục học, nhà
giáo lão thành về khái niệm "đào tạo theo nhu cầu xã hội" được hệ thống hóa
và trình bày theo từng chủ đề. Từ những công trình nghiên cứu này, ba thực
thể có quan hệ với nhau trong tiến trình đào tạo nhân lực bậc đại học là
"trường - sinh viên - doanh nghiệp" được nhận dạng một cách đầy đủ hơn và
tam giác đào tạo nhân lực được đề xuất để trực quan hóa các quan hệ giữa các
thực thể, và làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Trong chương hai, các
phương pháp thu thập thông tin, các công cụ đo lường, các phương pháp kiểm
tra độ tin cậy, độ hiệu lực của công cụ đo lường được trình bày như là những
phương pháp nghiên cứu chính của luận văn. Chương ba trình bày kết quả xử
lý dữ liệu theo các câu hỏi mục tiêu như vị trí việc làm, đào tạo bổ sung cho
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, và đánh giá mức độ đáp
ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên mới tốt nghiệp ngành công
nghệ thông tin đối với doanh nghiệp. Trong phần kết luận, luận văn tóm tắt lại
những kết quả nghiên cứu một cách cô đọng, súc tích, gồm tam giác đào tạo
nhân lực, kết quả đánh giá mức độ đáp ứng của sinh viên mới tốt nghiệp
ngành công nghệ thông tin đối với nhà tuyển dụng về vị trí công tác, về đào
tạo bổ sung, về mức độ đáp ứng kiến thức, kỹ năng, và thái độ.7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Mục tiêu chính của luận văn là phân tích các đánh giá của nhà tuyển
dụng về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại
học ngành công nghệ thông tin. Trong đó, "đáp ứng" được hiểu là phản hồi lại
đúng với một đòi hỏi, một yêu cầu xác định; "mức độ" được hiểu là một mức
nào đó trên một thang độ đo được xác định rõ ràng; "công việc" là việc cụ thể
phải bỏ công sức ra để làm (Từ điển Tiếng Việt phổ thông, 2002). Một cách
tổng quát, “mức độ đáp ứng đối với công việc” là thuật ngữ được dùng để xác
định sự hoàn thành các yêu cầu, các đòi hỏi của công việc đạt đến mức nào
trên thang đánh giá. Trong luận văn này, mức độ đáp ứng đối với công việc
chỉ định mức độ thích hợp của sinh viên đối với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Năng lực là khả năng, là điều kiện chủ quan hay tự nhiên sẵn có để
thực hiện một hoạt động nào đó. Năng lực cũng được hiểu là phẩm chất tâm
lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào
đó với chất lượng cao (Từ điển Tiếng Việt phổ thông, 2002). Nói cách khác,
năng lực được hiểu là toàn bộ khả năng của con người, tổ chức và xã hội để
thực hiệnthành công công việc (OECD/DAC, 2006). Tháp năng lực được xây
dựng bởi Potter và Brough chỉ ra rằng nhu cầu năng lực gồm bốn lĩnh vực lớn
là công cụ, kỹ năng, nhân viên và cơ sở vật chất, vai trò cấu trúc và hệ thống
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
(Potter C va Brough R, 2004). Một cách tổng quát, năng lực là khả năng của
các cá nhân, tổ chức và xã hội để thực hiện chức năng, giải quyết vấn đề, thiết
lập và đạt được những mục tiêu lâu dài (UNDP, 2006). Trong nghiên cứu này,
thuật ngữ "năng lực" được dùng ở mức cá nhân để chỉ kiến thức, kỹ năng, và
thái độ của mỗi sinh viên.
Kiến thức là một hợp phần của năng lực, kiến thức liên quan đến sự hiểu
biết, ý nghĩa, thông tin, giảng dạy, giáo dục, giao tiếp, diễn tả, học hỏi, suy
luận, nhận thức và kích thích trí óc. Kiến thức được định nghĩa là những điều
hiểu biết có được do từng trải, hay do học tập, gồm ba tiêu chí khả tín, xác
thực, và chứng minh được (Từ điển Tiếng Việt phổ thông, 2002). Nói cách
khác, định lượng kiến thức được tính bằng “biết điều gì”, có bốn phạm trù là
thực tế, khái niệm, tiến trình, và siêu nhận thức. Kiến thức thực tế gồm những
kiến thức riêng biệt và kiến thức về những chi tiết cụ thể. Kiến thức thuộc về
khái niệm bao hàm hệ thống thông tin, như những sự phân loại và những
phạm trù. Kiến thức tiến trình bao gồm những thuật toán, phương pháp giải
quyết vấn đề bằng rút kinh nghiệm (hay là dựa trên kinh nghiệm), công nghệ,
và những phương pháp cũng như những kiến thức về việc khi nào chúng ta
nên sử dụng tiến trình này. Kiến thức siêu nhận thức là những kiến thức trong
quá trình tư duy và những thông tin về cách vận dụng quá trình này một cách
có hiệu quả (Lorin Anderson, 1999). Trong nghiên cứu này, kiến thức được
hiểu là những điều hiểu biết có được trong học tập hay trong cuộc sống.
Một trong ba hợp phần của năng lực cá nhân là kỹ năng. Kỹ năng là khả
năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó
vào thực tế (Từ điển Tiếng Việt phổ thông, 2002). Kỹ năng của một cá nhân
giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống và được biểu hiện rất đa dạng, phức
lực tiềm ẩn của mình nên cho dù chưa thực sự đáp ứng tốt và đầy đủ các yêu
cầu của nhà tuyển dụng, nhưng đa số các sinh viên đều rất tự tin để tự đánh
giá các kỹ năng của mình luôn luôn bằng hay cao hơn đánh giá của doanh
nghiệp.
Một trong những nguyên nhân chênh lệch giữa năng lực của sinh viên tốt
nghiệp và yêu cầu của doanh nghiệp có thể được diễn giải bằng tam giác đào
tạo nhân lực. Khi phân tích tam giác đào tạo nhân lực, không khó để nhận ra
rằng quan hệ "trường - doanh nghiệp" chưa được xác lập trong thực tế. Nói
khác đi, quan hệ này chưa được nhận thức đầy đủ từ cả hai phía, phía trường
và phía doanh nghiệp. Đối với trường, sinh viên là đối tượng để đào tạo, hay
xa hơn sinh viên là đối tượng để tiếp nhận tri thức từ trường, từ thầy cô. Hầu
hết các trường đều chưa đặt sinh viên vào vị trí "sinh viên là sản phẩm của
trường", nên vai trò của người tiếp nhận sản phẩm là doanh nghiệp chưa được
đặt vào vị trí đúng của nó. Vì vậy, trường chưa thực sự lắng nghe yêu cầu của
người sử dụng sản phẩm của trường là doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh
nghiệp cũng chưa quan tâm đến quá trình đào tạo của các trường, rất ít doanh
nghiệp thực sự quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ nhân lực mà doanh nghiệp
tuyển dụng, nhà tuyển dụng chỉ đánh giá từng sinh viên tốt nghiệp theo những
tiêu chí tuyển dụng không cao để sẵn sàng đào tạo bổ sung sau khi tuyển
dụng.
Nghiên cứu này đã nhận dạng được nguyên nhân sinh viên tốt nghiệp
ngành công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp ở mức trung
bình là vì quan hệ giữa trường và doanh nghiệp chưa được xác lập. Tuy nhiên,
đề tài chỉ mới khảo sát khoảng 10% trên tổng số doanh nghiệp tại Thành phố
Hồ Chí Minh. Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là mở rộng địa
bàn với số doanh nghiệp được khảo sát nhiều hơn để khẳng định những kết
quả phân tích trên. Trên cơ sở đó, chúng tui có thể phát triển nghiên cứu nâng
cao vai trò và cải thiện quan hệ "trường - doanh nghiệp" trong tam giác đào
tạo nhân lực để nâng cao số tiêu chí được các doanh nghiệp đánh giá mức tốt
và rất tốt đối với sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát hệ vi sinh vật và đánh giá mức độ an toàn vi sinh trong bia Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng và mô phỏng mức độ ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh Khoa học Tự nhiên 1
D Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
M Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu EximBank An Giang tại Thành phố Long Xuyên Kiến trúc, xây dựng 2
D Điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo mức độ tổn thương môi trường nước và trầm tích đáy do ô nhi Luận văn Sư phạm 0
T Dự án Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam Luận văn Sư phạm 1
C Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao S Luận văn Sư phạm 0
Q Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của kỹ sư ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp tại Trường Luận văn Sư phạm 0
S Đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô hệ trung cấp tr Luận văn Sư phạm 0
Y Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân giáo dục đặc biệt - trường Đại Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top