daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lý luận chung về công tác dân vận, công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số, công tác tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh ST hiện nay
như: “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư”,
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc,... Kết quả, trong giai đoạn
2011 - 2020 đã tổ chức được 1.480 cuộc tuyên truyền, vận động, với 116.232
lượt người tham dự.
Bên cạnh đó, NCUT cũng phát huy tốt vai trị trung tâm đồn kết
trong đồng bào DTTS, trực tiếp tham gia phối hợp cùng các cấp ủy Đảng,
chính quyền, Mặt trận, các đồn thể giải quyết ổn thỏa các mâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân, nhất là các vụ việc khiếu kiện, tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài
có liên quan đến dân tộc, tơn giáo; cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi, người đang
chấp hành án tại cộng đồng dân cư; kịp thời nắm bắt tình hình, phát hiện, cung
cấp nhiều thơng tin có giá trị giúp các ngành chức năng và chính quyền địa
phương đấu tranh, ngăn chặn không để các phần tử xấu tuyên truyền, kích động,
gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


22

Thứ năm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

NCUT cũng đã phát huy vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác giữ
gìn và phát huy băn sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trên địa bàn
tỉnh. Không chỉ am hiểu sâu sắc về ngơn ngữ, văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập
qn của dân tộc, NCUT còn tham gia nghiên cứu, sưu tầm, phục chế và bảo tồn
các loại hình văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống, đồng thời là lực lượng
nòng cốt trong việc tuyên truyền, phổ biến các giá trị văn hoá và tham gia truyền
đạt lại cho các thế hệ sau, đặc biệt là đối với lớp trẻ, bởi đây sẽ là lực lượng kế
cận quyết định việc duy trì và phát huy bản sắc văn hố dân tộc. Qua đó, nhiều
di sản văn hóa vật thể, phi vật thể như: ngôn ngữ, chữ viết, các phong tục, lễ hội
văn hóa truyền thống tốt đẹp, các loại hình nghệ thuật của các DTTS như: Nghệ
thuật sân khấu Dù Kê, Nghệ thuật sân khấu Rơ Băm, Nghệ thuật trình diễn dân
gian nhạc Ngũ âm, Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa Rom Vong, lễ hội Oóc
Om Bóc - Đua ghe Ngo (của đồng bào Khmer), lễ hội Phước Biển, vía ơng Bổn,
vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (của đồng bào dân tộc Hoa),… đã được lưu giữ và
phát huy. Bên cạnh đó, NCUT cịn đẩy mạnh cuộc vận động “Tồn dân đồn kết
xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư”, tuyên truyền, vận động đồng bào các
DTTS thực hiện tốt các quy ước, hương ước cộng đồng, xây dựng nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội nhằm từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc
hậu, mê tín, dị đoan trong vùng đồng bào DTTS.
Trong phát triển và khơi phục ngành nghề truyền thống, NCUT cịn là
người “giữ lửa” đối với việc bảo tồn, phát triển các ngành nghề truyền thống
như: nghề đan lát, dệt chiếu, vẽ tranh trên kiếng, bánh pía, lạp xưởng,... Đối với
việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết DTTS, NCUT đã phối hợp với cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương vận động con em đồng bào DTTS tham gia học chữ
DTTS nhằm giữ gìn chữ viết, tiếng nói của các DTTS.
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Những tồn tại, hạn chế
Trên đây là các kết quả nổi bật trong phát huy vai trò NCUT đối với đồng
bào DTTS tỉnh ST thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về vị trí, vai trị


23

đối với NCUT trong đồng bào DTTS tỉnh ST vẫn cịn nhiều hạn chế; các cơ
quan chức năng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, Trung ương chưa có ban hành
quy chế, quy định cụ thể để hướng dẫn cơ sở trong việc phát huy vai trò, nhiệm
vụ của NCUT đối với địa phương một cách rõ ràng. Do đó, vai trò và khả năng
của những NCUT trong các dân tộc chưa được phát huy tốt, làm ảnh hưởng đến
việc tập hợp, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình hiện nay.
Mặc khác, vai trị của các đoàn thể cơ sở trong việc tham mưu các cấp ủy, chính
quyền địa phương chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần đối với NCUT trong
đồng bào DTTS có lúc, có nơi chưa thường xuyên, thiếu kịp thời.
Kết quả cho thấy, trong thời gian qua việc tranh thủ NCUT chưa tương
xứng với yêu cầu đặt ra và chưa phát huy được hết vai trị, nhiệm vụ, vị trí, khả
năng, trách nhiệm, nghĩa vụ của NCUT tham gia đối với địa phương… Vẫn cịn
đâu đó tình trạng bỏ sót những NCUT cần tranh thủ nên hiệu quả công tác chưa
cao, các cấp chính quyền đồn thể cơ sở ở một số nơi vẫn chưa phối hợp chặt
chẽ với NCUT trong việc tham gia sâu vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,
AN - QP. Tại một số địa phương, ngược lại vẫn cịn tình trạng một số NCUT
chưa phát huy hết vai trị của mình trong việc tham gia thực hiện nhiệm vụ chính
trị của địa phương….
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch và phản động bên ngoài, đặc biệt là sự
chỉ đạo ráo riết của các đối tượng phản động trong các hội, nhóm “Khmer
Kampuchia Krom”, làm cho cơng tác dân tộc nói chung và cơng tác phát huy vai
trị NCUT trong đồng bào DTTS tỉnh ST chưa đạt được kết quả như mong
muốn. Một số nơi vùng đồng bào DTTS, nhất là trong đồng bào dân tộc Khmer,
cịn nhiều vấn đề bất cập, có nhiều biểu hiện diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến
an ninh chính trị, TTATXH. Trong những năm gần đây, vùng đồng bào Khmer ở
ST nổi lên một số vấn đề phức tạp như sau:
Một là, hoạt động tuyên truyền xuyên tạc nhằm gây chia rẽ giữa người

Kinh với người Khmer của các thế lực thù địch vào vùng đồng bào Khmer.
Hai là, tình hình người Khmer ST qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia
diễn biến phức tạp, nhất là tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay.

MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..........................................2
5. Ý nghĩa của đề tài................................................................................2
6. Kết cấu tiểu luận..................................................................................2

NỘI DUNG.....................................................................................................3
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN ĐỐI VỚI
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA ĐẢNG......................................3
1.1. Lý luận chung về công tác dân vận của Đảng..................................3
1.2. Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng..................8
1.3. Cơng tác tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu
số.............................................................................................................11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CƠNG TÁC
TRANH THỦ NGƯỜI CĨ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ TỈNH ST.....................................................................................14
2.1. Khái quát tỉnh ST.............................................................................14
2.2. Thực trạng về cơng tác tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân
tộc thiểu số tỉnh ST..................................................................................16
2.3. Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao cơng tác tranh thủ người
có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh ST...................................23
KẾT LUẬN....................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................30


1

MỞ ĐẦU
*
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trị và vị trí đặc biệt quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Có thể khẳng định, chính
sách dân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán
trong suốt hơn 90 năm qua theo ngun tắc: bình đẳng, đồn kết, tương trợ trên
tinh thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, hướng tới mục tiêu xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, chính sách dân tộc của Việt

Nam ln được bổ sung, sửa đổi, hồn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và
sự phát triển của đất nước. Chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng đã làm
nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Rồi chính sức mạnh của đại đồn kết tồn
dân tộc lại là sức mạnh to lớn làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chủ
trương thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những tư tưởng cốt lõi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta qua mọi thời kỳ cách mạng đất nước.
Ngày nay, trong tình hình mới, để xây dựng và phát triển đất nước đi theo định
hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), thì khơng có sức mạnh nào khác là trên cơ sở
đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày nay, trong một quốc gia đa dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc Việt Nam XHCN thì cả nước cũng như ở từng địa phương, việc thực hiện
đúng đắn công tác dân tộc, chính sách dân tộc, nhất là đối với đồng bào dân tộc
thiểu số (DTTS) là nhiệm vụ chính trị cơ bản nhất của Đảng và Nhà nước ta. Do
đó, các giải pháp nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở từng địa phương
trong cả nước cũng là giải pháp cơ bản nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ tổ
quốc Việt Nam XHCN, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta trong
tình hình mới. Cho nên, làm tốt công tác dân tộc, vận động phát huy vai trị
người có y tín (NCUT) trong đồng bào DTTS tỉnh ST hiện nay cũng là giải pháp
góp phần xây dựng quê hương, đất nước, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, ngay từ cơ sở và từng địa phương trong cả nước.


2

Xuất phát từ vai trò quan trọng như trên, đồng thời cũng là nhiệm vụ cơ
bản của công tác dân tộc ở một địa phương có đơng đồng bào DTTS như tỉnh
ST, vì vậy, qua việc học tập mơn Cơng tác dân vận của Đảng trong giai đoạn
hiện nay, người viết lựa chọn đề tài “Lý luận chung về công tác vận động đồng
bào dân tộc thiểu số và giải pháp nâng cao cơng tác tranh thủ người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh ST hiện nay” để làm bài tiểu luận điều

kiện.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài làm rõ những lý luận cơ bản về công tác dân vận đối với đồng bào
DTTS của Đảng ta trong tình hình mới. Đồng thời liên hệ với thực trạng cũng
như giải pháp nâng cao công tác tranh thủ NCUT trong đồng bào DTTS tỉnh ST
hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác dân vận của Đảng đối với
đồng bào DTTS, công tác tranh thủ NCUT tại địa phương.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống cơ sở lý luận về công tác dân
vận của Đảng và liên hệ công tác này với công tác dân vận đối với đồng bào
DTTS hiện nay tại địa phương tỉnh ST.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dưa trên cơ sở lý luận là phương pháp luận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của
Đảng Cộng sản Việt Nam cơng tác dân vận của Đảng.
Bên cạnh đó đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phân
tích, thống kê, tổng hợp….
5. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài giúp người học nắm rõ lý luận chung về công tác
vận động của Đảng ta về vấn đề DTTS. Đồng thời đánh giá thực trạng, giải pháp
của công tác này tại địa phương tỉnh ST.
6. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận được kết cấu thành 2 chương.


3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN ĐỐI VỚI

ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA ĐẢNG
1.1. Lý luận chung về công tác dân vận của Đảng
1.1.1. Khái niệm dân vận và công tác dân vận
1.1.1.1. Khái niệm dân vận

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ CỦA BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY THÀNH PHỐ CAO BẰNG Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh covid19 của người dân tại phường nhật tân quận tây hồ - Hà Nội Y dược 1
D Đề cương môn công tác dân vận của Đảng Môn đại cương 0
D thực trạng công tác bố trí sắp xếp nhân lực tại uỷ ban nhân dân huyện cao phong Văn hóa, Xã hội 0
D Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại ủy ban nhân dân Văn hóa, Xã hội 0
D Đổi Mới Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cho Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ Ở Đơn Vị Cơ Sở Các Binh Đoàn Chủ Lực Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay Văn hóa, Xã hội 0
D TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA VIETTEL TRONG CÔNG CUỘC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Quản trị Nhân lực 0
D Sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự và liên hệ thực tiễn tại cơ quan, đơn vị Luận văn Luật 0
D Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại khách sạn Dân Chủ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top