daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tóm lược
Trong lịch sử, việc dùng chữ Hán chính thức trong tầng lớp cai trị đất nước là điều dễ hiểu,
nhưng chữ Hán là thứ chữ ngoại lai, nên sự hình thành, phát triển và sử dụng chữ Nôm như là
một loại chữ viết thích hợp hơn cho dân tộc là một điều không thể thiếu và bức thiết. Chữ Nôm
hình thành từ lúc nào còn đang là đề tài nghiên cứu, nhưng không ai phủ nhận được rằng chữ
Nôm đã đơm hoa kết trái bắt đầu từ thời đại nhà Trần huy hoàng trong lịch sử ở thế kỷ thứ 13.
Chữ Nôm và sự phát triển các tác phẩm Nôm biểu hiện rõ rệt sự lớn mạnh về ý thức tinh thần
quốc gia dân tộc. Ý thức này không tùy thuộc vào sự biến đổi của vương triều vua chúa. Dù triều
đại đổi thay nhưng nền văn học chữ Nôm vẫn lớn mạnh theo ý thức tinh thần quốc gia dân tộc.
Qua một thời gian rất dài trong lịch sử chữ Nôm, dù chính là phương tiện cần thiết của các tầng
lớp nhân dân trong xã hội ta, chữ Nôm chỉ lưu hành rộng rãi trong dân gian, nhưng chưa được
điển chế đẻ trở thành chữ viết chính thức của quốc gia. Rõ ràng sau mỗi lần đương đầu với
ngoại xâm thì chữ Nôm lại phát triển mạnh. Sau khi đánh đuổi được quân Minh thì nền văn học
Nôm cũng lớn mạnh thêm lên, điển hình là Nguyễn Trãi với Quốc Âm Thi Tập. Sau khi nhà
Thanh bị đánh bại, thì chữ Nôm lại được trọng dụng vào thời Tây Sơn. Trong thời gian dài không
có ngoại xâm thì chữ Nôm là phương tiện truyền đạt tình cảm, và sinh hoạt làng xã. Với ý thức
hệ “phép vua thua lệ làng” thì dù tầng lớp vua chúa có ép buộc chăng nữa, như chúa Trịnh đã có
lần cấm đoán, thì chữ Nôm vẫn có môi trường bành trướng mạnh mẽ.
Ý thức quốc gia cũng thấy rõ rệt trong việc cải tiến chữ Nôm qua suốt thời kỳ từ Trần cho đến
thời Nguyễn. Vào thời Trần và các thời đại về sau như Lê sơ, Mạc thì chữ Nôm vẫn còn dùng rất
nhiều chữ giả tá, nghĩa là chữ Nôm mượn hình dáng chữ Hán có sẵn để ghi âm Nôm, nhưng đến
thời sau này thì số lượng chữ Nôm giả tá giảm nhiều trong lúc loại chữ Nôm hình thanh, là loại
chữ có một không hai của Việt Nam thì cứ tăng dần rõ rệt. Nhìn từ phía cấu trúc chữ Nôm,
những phép cấu tạo chữ của chữ Nôm đã vượt qua khỏi phép Lục thư của chữ Hán, đã nói lên
sự cố gắng tạo chữ đặc thù khác với phương pháp dùng cho chữ Hán, mang một tinh thần dân
tộc riêng chứ không nhất nhất đều phải rập theo khuôn khổ chữ Hán.
Với bối cảnh lịch sử mới vào đầu thế kỷ 20, chữ Nôm lùi bước nhường cho chữ Quốc ngữ. Vì
tính cách dễ học, dễ nhớ, so với chữ Nôm khó học, khó nhớ nên dễ dàng được chấp nhận.
Trong quan niệm thông thường, đó không phải là hai loại chữ Pháp và chữ Hán ngoại lai, lại là
phương tiện nhanh chóng để nâng cao dân trí, cho nên sự việc chữ Nôm tàn lụi cũng phù hợp
với tinh thần dân tộc.
Qua đầu thế kỷ 21, với kỹ thuật máy tính mới, chữ Quốc ngữ và chữ Nôm đều được dần dà đưa
lên xử lý và hiển thị được trên máy tính. Việc bảo tồn và phát huy tinh thần dân tộc tiềm tàng
trong di sản Nôm sẽ có cơ hội phát triển nhanh chóng. Ðây là môi trường thích hợp và là cơ hội
tốt cho những ai có lòng hoài bão đến di sản quý báu và đang dần dà bị vùi lấp này.
Nguyễn Hữu Vinh 1Chữ Hán, chữ Nôm
Từ thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên và
cho đến khoảng thế kỷ thứ 10, chữ
Hán thâm nhập vào hoạt động văn hóa,
tinh thần của người Việt nhờ vào một
hoàn cảnh đặc biệt đó là sự truyền bá
đạo Phật. Có thể nói, vì do việc hấp
thụ giáo lý đạo Phật nên việc học tập
chữ Hán trong giai đoạn này là điều
cần thiết. Ðến thế kỷ thứ 10 về sau, khi
Nho giáo truyền vào Việt Nam, nếu
như trong giai đoạn trước việc học tập
chữ Hán chủ yếu dùng để hiểu biết
giáo lý, tra cứu kinh điển của đạo Phật
thì sau này việc học tập chữ Hán trở
thành một nhu cầu chính thống và rộng
rãi, không những chỉ dùng để ghi chép
các công việc quản lý hành chính mà
nó còn có vai trò quan trọng trong hệ
thống thi cử nho học xưa kia. Sự kiện
quan trọng trong quá trình du nhập của
Nho giáo đó là việc được ghi trong Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư "Năm Canh Tuất,
niên hiệu Thuần Vũ thứ hai năm 1070
đời Lý Thánh Tông, mùa thu tháng tám
cho xây Văn Miếu, dựng tượng Khổng
Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng 72
người hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng
thái tử đến học ở đây”. Việc cho xây
dựng Văn Miếu đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc học tập và sử dụng chữ
Hán. Từ đó, chữ Hán đã trở thành chữ
viết chính thức trong gần 1000 năm,
kể từ năm 1075 sau khi vua Lý Nhân
Tông cho mở khoa thi Nho học đầu
tiên, cho đến năm 1919 là năm mở
khoa thi cuối cùng ở Huế.
Việc dùng chữ Hán chính thức trong
tầng lớp cai trị đất nước là điều dễ
hiểu, nhưng chữ Hán là 1 loại chữ
ngoại lai, không thích hợp với đại đa
số dân chúng dùng để biểu đạt ý
tưởng trong cuộc sống thường ngày.
Ngay cả trong cung đình, nơi tập trung
các quan lại văn hay chữ tốt, chữ Hán
là công cụ chính thức để truyền đạt tư
tuởng, nhưng cũng không phải là
không gặp trở ngại. Sự việc vua Trần
Nhân Tông dùng quan Hành Khiển để
dịch những lời truyền dụ của vua quan
cho dân chúng thì rõ. Sau khi đại thắng
quân Nguyên, vua Trần Nhân Tông
tuyên cáo cho dân chúng biết, Đại Việt
Sử Ký Toàn Thư ghi rằng … Lệ cũ,
mỗi khi tuyên đọc lời vua, thì viện Hàn
lâm lĩnh đưa bản thảo tờ chiếu cho
quan Hành Khiển để giảng tập trước.
Đến khi tuyên đọc, thì giảng cả âm
nghĩa cho dân thường dễ hiểu…
Sau này, Nguyễn Trường Tộ (1828-
1871) trong “Tế cấp bát điều “, có nêu
rõ sự bất tiện của chữ Hán và đề nghị
dùng chữ Nôm như chữ chính thức.
Gần hơn nữa, Tuy Lý Vương, một nhà
Hán học, văn hay chữ tốt, nhưng cũng
ý thức được sự tiện lợi trong việc
truyền đạt tư tưởng bằng chữ Nôm
cho quần chúng nên đã viết “Nữ Phạm
Diễn Nghĩa Từ” bằng chữ Nôm. Cũng
như Hường Nhung, con của Tuy Lý
Vương đã viết “Việt Sử Tứ Tự Ca”,
tóm tắt sử Việt bằng chữ Nôm với lời
văn đơn giản để cho con cháu hiểu
biết được một cách dễ dàng và nhanh
chóng.
Chính vì chữ Hán là thứ chữ ngoại lai,
nên sự hình thành, phát triển và sử
2 Nguyễn Hữu Vinh
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phidụng một loại chữ viết thích hợp hơn
cho dân tộc là một điều không thể
thiếu và bức thiết. Do vậy chữ Nôm
xuất hiện song song với sự phát triển
việc dùng chữ Hán.
Tinh Thần dân tộc thúc đẩy chữ Nôm ra đời
Chữ Nôm là một sáng tạo rất có ý
nghĩa của tổ tiên cha ông ta. Sự xuất
hiện của chữ Nôm là một sự kiện lớn
đánh dấu sự tiến triển của nền văn
hóa của dân tộc trong gần 2000 năm
qua. Sự hình thành của chữ Nôm có
thể do sự bức bách cần thiết trong việc
giáo hóa dân chúng ở vào thời đại xa
xưa, Văn Ða cư sĩ (1) cho rằng Nhâm
Diên đã dùng chữ Nôm trong công việc
giáo hóa quần chúng. Càng về sau,
mỗi lần đất nước bị kẻ thù phương
Bắc xâm lược thì trong những thời kỳ
đó, chữ Nôm lại đóng vai trò tích cực
hơn trong việc chống trả ngoại xâm và
xây dựng đất nước. Có người căn cứ
trên hai chữ Bố Cái cho rằng chữ Nôm
có từ thời Bố Cái Ðại Vương Phùng
Hưng. Có người căn cứ trên ba chữ
Ðại Cồ Việt để cho rằng Nôm có từ
thời Ðinh Tiên Hoàng. Ðào Duy Anh
cho rằng chữ Nôm có thể hình thành
ngay vào lúc họ Khúc dấy nghiệp (8),
rồi dần dà phát triển mạnh ở các thời
đại về sau. Cho đến hôm nay, nguồn
gốc và diễn biến của chữ Nôm vẫn là
chuyện tồn ngh

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top