Elgine

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC
MỤC LỤC.. 2
PHẦN MỞ ĐẦU..... 4
Lý do chọn đề tài..... 4
Lịch sử nghiên cứu của vấn đề . 4
Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .... 6
Phương pháp nghiên cứu .... 6
Những đóng góp của đề tài . 6
Cấu trúc của luận văn.... 7
PHẦN NỘI DUNG 9
Chƣơng 1. Cơ sở hình thành chính sách Châu Á - Thái Bình Dƣơng của LB Nga
từ năm 2000 đến nay... 9
1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng . 9
1.2. Nhân tố tác động đến chính sách Châu Á – Thái Bình Dƣơng của Nga từ năm
2000 đến nay .... 16
2.1.1. Biến động tình hình thế giới.. 16
2.1.2. Yếu tố địa - chính trị và địa - kinh tế của LB Nga. ... 19
2.1.3. Nhân tố nội tại của Nga.. 26
Tiểu kết chƣơng 1.. 31
Chƣơng 2. Nội dung chính sách Châu Á – Thái Bình Dƣơng của Nga từ năm 2000
– đến nay .... 32
2.1. Nội dung chính sách Châu Á - Thái Bình Dƣơng của Nga 32
2.1.1. Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Nga trong 2 nhiệm kỳ đầu của Tổng
thống Putin (2000-2008)..... 32
2.1.2. Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Nga dưới thời Tổng thống
D.Medvedev (2008-2012) và nhiệm kỳ 3 của Tổng thống Putin (2012-nay).... 42
2.2. Chính sách của liên bang Nga với một số cƣờng quốc trong khu vực 48
2.2.1. Chính sách của Nga với Mỹ.. 48
2.2.2. Chính sách của Nga với Trung Quốc 54
2.2.3. Chính sách của Nga với Ấn Độ... 58
2.2.4. Chính sách của Nga với Nhật Bản.... 60
2.3. Chính sách của liên bang Nga với các quốc gia Đông Nam Á . 67
Tiểu kết chƣơng 2.. 68
Chƣơng 3. Kết quả và tác động chính sách Châu Á - Thái Bình Dƣơng của Nga từ
năm 2000 đến nay và triển vọng trong thời gian tới 69
3.1. Kết quả đạt đƣợc và một số hạn chế từ quá trình triển khai chính sách của
Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. . 69
3.2. Tác động chính sách của Nga ở Châu Á - Thái Bình Dƣơng đối với một số
quốc gia và tổ chức trong khu vực .... 82
3.3. Vị trí của Việt Nam trong chính sách của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình
Dƣơng... 85
3.4. Triển vọng chính sách của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng thời
gian tới..98
Tiểu kết chƣơng 3103
PHẦN KẾT LUẬN ...104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....105
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khái niệm Châu Á - Thái Bình Dương đã được nói đến từ lâu, nhưng trong
khoảng một thập kỷ trở lại đây nhiều nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh và học giả nổi
tiếng trên thế giới, khi đánh giá vai trò và triển vọng phát triển của khu vực này đã
khẳng định: “Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ Châu Á - Thái Bình Dương” và ý kiến này được
nhiều người chấp nhận như một định lý. Nhiều người cho rằng trọng tâm kinh tế thế
giới đang dịch chuyển từ Đại Tây Dương sang Châu Á - Thái Bình Dương nhất là
trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, khi các tính toán địa chính trị đang nhường
chỗ cho địa kinh tế, thì yếu tố quốc gia, khu vực sẽ đóng vai trò quyết định trong đời
sống quốc tế.
Với tư cách là “quốc gia kế tục Liên Xô” trên trường quốc tế, Liên bang Nga
được kế thừa phần lớn tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực
trình độ cao của Liên Xô, ảnh hưởng chính trị quốc tế của Liên Xô, cộng với những ưu
đãi đặc biệt do thiên nhiên ban tặng, liên bang Nga có đầy đủ những tố chất làm nên
sức mạnh và vị thế của một cường quốc thế giới thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Và điều
này được hiện thực rõ hơn khi Putin lên nắm quyền lãnh đạo vào năm 2000. Tương lai
của Nga đã mở ra đầy triển vọng với một vị thế cường quốc, thu hút được mọi sự quan
sát của thế giới với chiến lược đối ngoại cân bằng Đông - Tây, điển hình là chiến lược
của liên bang Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Xuất phát từ lợi ích quốc gia quan trọng của mình, liên bang Nga đã đặc biệt
chú ý tới sự phát triển năng động của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường
phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược với một loạt các quốc gia trong khu vực, điều
chỉnh chiến lược để có cách tiếp cận mới không chỉ trên cơ sở cân bằng lực lượng, mà
còn phải tính toán tới lợi ích của các cường quốc trong khu vực. Để làm rõ những vấn
đề nêu trên, tác giả đi sâu tìm hiểu về những những giá trị, lợi ích của Nga ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương, làm sáng tỏ mục tiêu, chính sách của Nga, từ đó làm cơ sở
quan trọng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
nhằm cân bằng giữa các nước lớn, loại trừ nhân tố bất lợi, tận dụng tối đa cơ hội thuận
lợi trong quan hệ đối tác với các nước lớn nói chung và với Nga nói riêng phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường
quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Nghiên cứu về chính sách của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
không phải là đề tài hoàn toàn mới. Đã có rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã
nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Nga, các mối quan hệ đối tác chiến lược của
Nga ở nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có chính sách Châu Á - Thái Bình Dương
như TS Nguyễn Cảnh Toàn, GS.TS Bùi Huy Khoát, PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn,
PGS.TS Nguyễn An Hà, TS. Hà Mỹ Hương… Những công trình nghiên cứu đã được
công bố gồm:
Cuốn “Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI” do TS. Nguyễn An Hà chủ
biên, được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 2011. Trong cuốn sách này,
tác giả tập trung phác họa diện mạo chính trị, kinh tế xã hội của liên bang Nga trong
thập niên đầu thế kỷ, phân tích chính sách đối ngoại của Nga, sự tác động và một số
điều chỉnh chính sách của Nga trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, xu thế vận
động phát triển của Nga trong giai đoạn 2011 – 2020 và đưa ra dự báo chính sách đối
ngoại của Nga, cũng như các tác động của chính sách nay tới thế giới, khu vực và Việt
Nam giai đoạn 2011-2020.
Cuốn “Các giải pháp phát triển quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh quốc tế
mới” do PGS. TS. Nguyễn Quang Thuấn chủ biên (Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa
phát hành năm 2009) chủ yếu đánh giá thực trạng quan hệ Nga – ASEAN trên tất cả
các các lĩnh vực; đánh giá vai trò của Việt Nam trong khu vực, làm cầu nối để Nga
tiếp cận với các thị trường khác trong khu vực; từ đó tác giả đưa ra giải pháp thúc đẩy
quan hệ Nga – ASEAN, Nga – Việt ngày càng hợp tác hiệu quả.
Ngoài ra, còn rất nhiều công trình như cuốn “Liên bang Nga trên con đường
phát triển những năm đầu thế kỷ XXI” PGS.TS. Nguyễn An Hà, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội Hà Nội 2008; “Tác động của chiến lược Nga – Trung – Mỹ đối với khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam. Triển vọng” của TS. Nguyễn Cảnh Toàn;
“Hợp tác chiến lược Việt – Nga, những quan điểm, thực trạng và triển vọng” của
PGS.TS. Vũ Đình Hòe và PGS.TS. Nguyễn Hoàng Giáp đồng chủ biên…; Cuốn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Nội dung chính sách thương mại quốc tế của liên minh Châu Âu (EU) và những điểm cần lưu ý đối với do Luận văn Kinh tế 0
T Hệ thống chính sách Marketing tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
Q Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái bình dương giai đoạn 2000 - 2004 Luận văn Kinh tế 0
K Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế k Luận văn Kinh tế 2
W Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - t Luận văn Kinh tế 0
N Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay Kinh tế quốc tế 0
A Sự chuyển biến trong chính sách "trung lập" của một số nước Châu Âu sau chiến tranh lạnh Kinh tế quốc tế 0
T Sự tác động của chính sách xã hội tới hộ nghèo ở tỉnh Lai Châu Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện chính sách tái định cư dự án Thủy điện Sơn La (Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lai Châu) Tài liệu chưa phân loại 0
T Vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phối hợp các chính sách kinh tế của Liên minh châu Âu Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top