poolking2409

New Member

Download Cạnh tranh thuế và tranh luận định giá chuyển giao qua mô hình cân bằng Nash miễn phí





trong tiến trình hội nhập kinh tếtoàn cầu, ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia xem xét
việc tăng đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) và thành lập các chi nhánh mới ởnước ngoài. Sựmởrộng
này tất yếu dẫn đến những chuyển giao tài sản hữu hình và vô hình (kểcảdịch vụ) giữa công ty mẹvà
các chi nhánh của nó ởnước ngoài. Một vấn đềphát sinh trong điều kiện này đó là làm thếnào đểxác
định giá cảcho các giao dịch xuyên quốc gia. Cơchế định giá chuyển giao, vềnguyên tắc, vừa tạo ra
nguồn thu cho các quốc gia có liên quan và cùng lúc đó hợp lý hóa nghĩa vụthuếcho toàn công ty. Với những lý do này định giá chuyển giao ngày càng trởthành một vấn đềquan trọng và thường gây ra những bất đồng vềmặt chính sách giữa nước nhận đầu tưvới nước chủ đầu tưcũng nhưvới các công ty đa quốc gia, vì các phương pháp định giá chuyển giao tác động trực tiếp đến lợi nhuận mà công ty báo cáo tại nước chủ đầu tưvà tiếp đó ảnh hưởng đến nguồn thu thuếcủa cảhai nước chủnhà và chủ đầu tư.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

1
Cạnh tranh thuế và tranh luận định giá chuyển giao
qua mô hình cân bằng Nash
PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH – TS. BÙI THỊ MAI HOÀI
1. Dẫn nhập
Chuyển giá đã trở thành hiện tượng phổ biến trong các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế của các
công ty đa quốc gia và nhóm liên kết. Các công ty đa quốc quốc gia sử dụng thủ thuật chuyển giá để có
thể làm dịch chuyển lợi nhuận chịu thuế giữa các quốc gia, qua đó làm giảm tổng nghĩa vụ thuế và tối
đa hóa lợi nhuận của toàn công ty. Chống lại sự chuyển giá, các quốc gia đưa ra khuôn khổ áp đặt giới
hạn giá chuyển giao.
Tuy nhiên, nếu như mỗi quốc gia cứ nỗ lực gia tăng nguồn thu thuế từ các công ty đa quốc gia thì khả
năng đánh thuế trùng sẽ xảy ra. Hãy hình dung, trong khi một quốc gia xuất khẩu yêu cầu nâng giá cao
đối với hàng hóa xuất khẩu nhằm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu, thì ngược lại quốc gia
nhập khẩu lại có động cơ thiết lập mức giá thấp đối với hàng nhập khẩu để gia tăng lợi nhuận và nguồn
thu thuế từ các doanh nghiệp nhập khẩu. Điều này hàm ý, các chính phủ tập trung đánh thuế chuyển giá
vào công ty đa quốc gia, có thể dẫn đến một sự cân bằng thiếu hợp tác (non – cooperative equilibrium);
kết quả là kiềm chế mức độ thương mại quốc tế. Ngược lại, các chính phủ nếu tăng cường hợp lẫn nhau
thì cả hai có thể gia tăng nguồn thu và thương mại. Bài viết này hướng đến thiết lập mô hình cân bằng
Nash trong trường hợp có hợp tác và không có hợp tác, từ đó rút ra các lý thuyết về cạnh tranh thuế liên
quan đế giải quyết vấn đề chuyển giá.
2. Khung lý thuyết và thực tiễn
Công ty đa quốc gia với đặc điểm là tổ chức mạng lưới các chi nhánh (công ty con -subsidiary) hoạt
động rộng khắp toàn cầu. Chẳng hạn, các công ty con ở nước ngoài thuộc sở hữu công ty ở Mỹ nhưng
được liên kết với nước ngoài, và vì vậy được xem như là một doanh nghiệp biệt lập xét về mặt luật
pháp. Tùy theo các nước, hay dựa vào hiệp định đánh thuế trùng hai lần, việc đánh thuế thu nhập công
ty đối với các công ty con ở nước ngoài có thể được hoãn lại. Lợi nhuận do công ty con tạo ra ở nước
ngoài được tính vào vào lợi nhuận của công ty mẹ ở Mỹ chỉ khi lợi nhuận này được chuyển về cho
công ty mẹ dưới dạng cổ tức. Vì thế, chừng nào công ty con còn hoạt động và lợi nhuận được giữ lại ở
nước ngoài thì có thể tránh được sự kiểm soát của hệ thống thuế ở Mỹ. Rất khó để xác định số thu thuế
đã bị mất bao nhiêu do sự hoãn thuế như vậy. Số mất mát này phụ thuộc vào chính sách thuế suất ở
nước ngoài. Nếu tất cả các nước khác đều có thuế suất lớn hơn thuế suất của Mỹ thì không có số thu
thuế tăng thêm cho Mỹ. Tuy nhiên, nếu thuế thu nhập công ty của nước ngoài thấp hơn thuế của Mỹ thì
điều này trở nên hấp dẫn đối với các công ty Mỹ, bởi vì được xem như là một “thiên đường thuế”.
Thông thường rất khó có thể biết được tổng thu nhập của một công ty đa quốc gia được phân bổ cho
các hoạt động của nó ở một quốc gia cụ thể nào là bao nhiêu. Quy trình phổ biến nhất được sử dụng để
phân bổ thu nhập giữa các hoạt động trong nước và ở nước ngoài là hệ thống ngang bằng thị trường
(ALTP: Arm’s length transfer prices). Về bản chất, các hoạt động ở trong nước và ở nước ngoài đều
được xem xét như những doanh nghiệp tách biệt kinh doanh (ở một chiều dài của cánh tay: “at arm
length”). Lợi tức chịu thuế của mỗi pháp nhân được tính toán bằng cách lấy doanh số bán hàng trừ đi
các chi phí của riêng chúng.
Vấn đề là không có sự rõ ràng làm thế nào để phân phối chi phí đối với những địa điểm khác nhau và
điều này dẫn đến cơ hội lớn cho việc tránh thuế. Tại sao như vậy? Hãy xem xét một công ty đa quốc
gia sở hữu bằng sáng chế về xử lý tách gene. Một trong số các công ty con sở hữu bằng sáng chế và các
công ty con còn lại trả tiền bản quyền. Công ty mẹ có động cơ phân định bằng sáng chế thuộc về một
trong công ty con ở quốc gia có thuế suất thấp với mục đích tiền bản quyền nhận được từ các công ty
2
con trong hệ thống sẽ bị đánh thuế ở mức thấp. Đồng thời, công ty mẹ cũng muốn tất cả các công ty
con sử dụng bằng sáng chế là ở trong các quốc gia có thuế suất cao, qua đó giá trị giảm trừ liên quan
đến tiền bản quyền là tối đa. Thật sự, bởi vì giao dịch này hoàn toàn là thuộc về bên trong công ty, cho
nên nó muốn thiết lập mức tiền thanh toán tiền bản quyền ở mức lớn có thể được để tối đa hóa lợi ích
từ sự sắp đặt này. Và nếu không có một thị trường tích cực để xác định giá trị bằng sáng chế bên ngoài
công ty, cơ quan thuế không có cơ sở để xác định liệu tiền thanh toán bản quyền có vượt quá mức hay
không.
Trong chuyển giá, tùy thuộc vào việc phân định chi phí của nhiều khoản mục đến các công ty con khác
nhau, nên công ty đa quốc gia và cơ quan thuế có khoảng cách nhất định trong việc xác định chuyển
giá. Điều này là một khía cạnh nhạy cảm của chính sách thuế. Các công ty đa quốc gia đưa ra nhiều
cách giải thích về chi tiêu và tính phức tạp của sự tuân thủ chi phí của họ. Hành vi chuyển giá giữa các
doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết sẽ nảy sinh cạnh tranh không công bằng cho các doanh nghiệp
khác và làm giảm nguồn thu thuế. Để chống lại sự chuyển giá, chính phủ các nước đưa ra nhiều quy
định rất nghiêm ngặt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ và kê khai. Nhật Bản là quốc gia đi đầu
trong việc áp dụng quy định chống chuyển giá, từ năm 1986, với thời hạn hồi tố kéo dài 6 năm. Các
quy định này tập trung vào các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa các công ty trong cùng tập đoàn. Các
doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các quy định chống chuyển giá cả với hàng hoá hữu hình, mà cả dịch vụ
và hàng hoá vô hình,như nhãn hiệu các quy trình quản lý nhân sự…Ở Việt Nam, theo quy định hiện
hành, các quy định về kiểm tra truy thu thuế là 5 năm. Doanh nghiệp có quyền khiếu nại và cơ quan
thuế có thể tiến hành điều tra, kiểm tra hoạt động của hoạt động của doanh nghiệp trong khoảng thời
gian 5 năm trở về trước. Do vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị rất kỹ lưỡng các tài liệu liên quan nhằm
đảm bảo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh. Thách thức đối với doanh nghiệp trong vấn đề
chuyển giá là: không có qui định về việc áp dụng thoả thuận xác định giá trước; cần tốn thêm chi phí,
thời gian, nhân lực… nhằm tuân thủ yêu cầu về việc chuẩn bị và cập nhật chứng từ, tài liệu liên quan
đến việc xác định giá chuyển giao.
Bài toán thực tiễn đặt ra ở đây, nếu như hai chính phủ cứ hành động riêng rẽ trong chính sách chống
chuyển giá thì đôi bên không có lợi mà ngược lại gây tổn thất quan hệ thương mại quốc tế, đặc biệt
trong bối cảnh toàn cầu. Thay vào đó, nếu các quốc gia hợp tác xây dựng được một quy định hợp lý về
chuyển giá, mà yếu tố hợp lý ở đây được hiểu là gần với giá của thị trường sẽ chống được h...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top