vesau8x

New Member
1)rò rỉ thông tin:
Có lẽ chưa bao giờ người ta nói nhiều đến chuyện rò rỉ thông tin, chuyện cạnh tranh thiếu lành mạnh... của một bộ phận tham gia thị trường chứng khoán như hiện nay. Một quy chuẩn đạo đức tin cậy cho thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang được giới đầu tư mong đợi. Sóng ngầm sau bảng giá Q.N, một nhà đầu tư chứng khoán cá nhân tại TP.HCM, tiết lộ rằng tháng 7 vừa qua có người chào hàng với anh một thông tin hấp dẫn về Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) với giá cả tính bằng đơn vị triệu đồng. Q.N đã bỏ tiền ra mua thông tin về việc một quỹ đầu tư đã mua vào một lượng lớn cổ phiếu của Tribeco, và đằng sau đó là một tổ chức khác. Sau khi đã mua khoảng 2.000 cổ phiếu, N. chia sẻ thông tin cho vài người bạn và tất cả đã mua một lượng kha khá cổ phiếu Tribeco. Thời điểm đó, giá cổ phiếu này khoảng 21.000 đồng/cổ phiếu và nay đã lên 30.900 đồng/cổ phiếu. Rò rỉ thông tin được coi là một trong những vấn đề đạo đức nguy hại nhất trên thị trường chứng khoán. Nó thường bắt nguồn từ những người có trách nhiệm trong các công ty niêm yết, công ty chứng khoán và cả nhân viên làm việc trên sàn chứng khoán. Q.N cho biết, không ít người, đặc biệt là những người giữ trọng trách tại các công ty niêm yết, thông qua một buổi ăn nhậu có thế tiết lộ cho những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về kế hoạch kinh doanh trong quí, tháng và cả những vấn đề nội bộ trong doanh nghiệp chưa công bố. hay khi các nhân viên của các công ty chứng khoán nắm được thông tin trước các nhà đầu tư, họ có thể mua bán trước làm lợi cho cá nhân hay báo cho người thân quen mua dưới nhiều hình thức (vì nhân viên công ty chứng khoán không được phép mua bán ngắn hạn). Bên cạnh đó, không ít trường hợp người môi giới đã “lái” nhà đầu tư theo hướng có lợi cho mình hay một nhóm người nào đó bằng những thông tin không đầy đủ. Lãnh đạo một công ty chứng khoán cũng thừa nhận rằng, đã có công ty chứng khoán vì mục đích lợi nhuận đã thổi phồng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp lên để phát hành cổ phiếu giá cao. Sau đó bỏ mặc các nhà đầu tư với những thua lỗ của doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu. Tính minh bạch của các doanh nghiệp và cá nhân tham gia là sự sống còn của thị trường chứng khoán, nhưng hiện nó đang bị coi nhẹ. Giới đầu tư cũng chỉ biết bất bình khi có công ty giải thích lý do chậm nộp báo cáo quyết toán là “hỏng máy tính”. Bên cạnh vấn nạn rò rỉ thông tin còn là chuyện cạnh tranh không lành mạnh. Tại diễn đàn liên quan đến thị trường chứng khoán gần đây, ông Hồ Công Hưởng, Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), cho biết cuộc chiến thầm lặng giữa các công ty chứng khoán vẫn đang xảy ra với sự đôi co về phí dịch vụ môi giới, phí tổ chức đấu giá... Theo quy định Nhà nước ban hành, phí môi giới chứng khoán là 0,5% nhưng hiện nay, các công ty đã giảm xuống mức 0,4%; 0,3% và có công ty chỉ còn 0,15%. Cũng chính do cách cạnh tranh bằng giảm phí nên chất lượng dịch vụ chứng khoán không đảm bảo. Thêm vào đó, có công ty chứng khoán gặp phải trường hợp cán bộ của mình sau khi bị kéo sang công ty khác đã tiết lộ thông tin nội bộ của doanh nghiệp cho đối thủ cạnh tranh. Ông Hưởng nói: “Chúng tui rất cần một quy chế đạo đức nghề nghiệp cho những người hành nghề chứng khoán”. Giới đầu tư lên tiếng Các nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết họ đã nhiều lần kiến nghị về hiện tượng “làm giá” và rò rỉ thông tin trên thị trường chứng khoán. Nhưng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nói chưa phát hiện trường hợp nào rõ ràng. “Một phần vì không có căn cứ, phần khác vì chưa có tiêu chí xác định đó là hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán”, một quan chức của Ủy ban nói.
Không ít nhà đầu tư đã tạo mối thân quen với những người nắm giữ thông tin để mua hay hợp tác làm ăn. Khi giao dịch nội gián có đất sống thì cũng có nghĩa công tác giám sát quá yếu. Việc quản lý yếu kém đồng nghĩa với tạo cơ hội ăn cắp cho những người làm việc trong môi trường ấy. Hậu quả là những doanh nghiệp trung thực, chân chính mất cơ hội phát triển. Tại Diễn đàn thị trường chứng khoán 2005 do Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán mới tổ chức tại Hà Nội, hơn 100 nhà đầu tư phía Bắc yêu cầu Hiệp hội cần sớm ban hành quy chế đạo đức nghề nghiệp và tổ chức thực hiện tốt để góp phần tích cực tạo niềm tin cho công chúng đầu tư vào thị trường chứng khoán. Ông Mạc Công Liêm, một nhà đầu tư tại Hà Nội, nói: “tui nghĩ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM phải cho đăng tải ngay lập tức những thông tin chính thức nhận được từ các công ty niêm yết. việc để chậm trễ đến hai, ba ngày sau mới công bố là điều khó có thể chấp nhận được, bởi đây là một trong những nguồn gốc của giao dịch nội gián. Những công ty chậm trễ trong việc công bố thông tin cần bị phạt nặng để tạo thói quen và tiền lệ tốt cho thị trường”. Ông Lê Kiên Cường, quản trị trang web Vietstock (diễn đàn đông nhất của giới chứng khoán tại Việt Nam), cho rằng nhà đầu tư nước ngoài chưa mặn mà với thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bởi họ chưa tin vào tính minh bạch của thị trường. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, cơ quan này và Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán đã ký một chương trình hợp tác, trong đó có chủ trương xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trên thị trường chứng khoán. Theo kế hoạch, trong năm 2006, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ xây dựng xong và triển khai thực hiện bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp nói trên. Còn theo Vụ Thanh tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Quy chế giám sát và thanh tra các hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung đang được gấp rút xây dựng. Nếu quy chế này được ban hành, các hành vi lũng đoạn và thao túng giá sẽ có cơ sở pháp lý để phát hiện và xử lý.
2)Hành vi phi đạo đức gây khủng hoảng
Có nhiều trường phái mới nổi lên giải thích vì sao giá thị trường không đúng, vì sao vẫn có những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage opportunities) tồn tại lâu dài, bong bóng được tạo ra và sụp đổ... trong đó viện dẫn nhiều nguyên nhân về bất cân xứng thông tin, về nhà đầu tư không hợp lý (trường phái tài chính hành vi mới nổi gần đây)... Tuy nhiên, tìm kiếm đâu đó trong các lý thuyết này, người ta ngụ ý rằng, tồn tại sự lừa gạt lẫn nhau, che giấu thông tin trên thị trường. Đó là vấn đề đạo đức, và là mầm mống căn bản của khủng hoảng. Giám đốc công ty phù phép số liệu lợi nhuận, thổi phồng giá cổ phiếu. Tổ chức tài chính bất chấp rủi ro, cứ bán sản phẩm phát sinh từ nợ dưới chuẩn vô tội vạ. Giám đốc quỹ đầu tư không cần biết là giá của các loại chứng khoán này có bất hợp lý không, cứ thấy nó đang kiếm ra tiền là mua. Ngân hàng thương mại thoải mái chiêu dụ khách hàng không đủ điểm tín dụng đi vay mua nhà...Cụ thể, trong các cuộc khủng hoảng gần đây đều bắt nguồn từ lý do đạo đức của con người. Khủng hoảng 1997, hệ thống ngân hàng góp phần bằng việc cho vay vô tội vạ, đặc biệt là cho những tập đoàn tầm cỡ “quá lớn để đổ vỡ” vay. Năm 2000, là vụ việc Enron và các công ty dotcom, và nay, là vấn đề sản phẩm phái sinh từ nợ dưới chuẩn, mà sâu xa hơn là việc người ta khuyến khích người khác vay tiền mua nhà; người người mua nhà, nhà tăng giá, lại đem nhà thế chấp vay tiền. Đó là những tình huống mà lòng tham đã tạo ra những hành động phi đạo đức, vì lợi nhuận, bất chấp tất cả.Tiêu biểu là trường hợp Peter Kraus của Merrill Lynch bị “ra đi” với khoản “lương hưu” trị giá 10 triệu đô la Mỹ, gần như cùng lúc với tin Bank of America sẽ sa thải 500 nhân viên của Merril Lynch sau khi sáp nhập. Thật là một bức tranh tương phản gây nhiều suy nghĩ.
3)Trong khi thị trường tài chính nước ta đang ngày càng hoàn thiện thì dường như vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người thẩm định dự án đầu tư lại đang bị xem nhẹ.

Chuyện kể về một sinh viên xuất sắc mới ra trường nộp đơn xin vào làm ở phòng đầu tư của công ty chứng khoán V. Không hiểu vì muốn tăng thêm sức hấp dẫn của công việc hay muốn truyền thêm cảm hứng nghề nghiệp cho nhân viên mới mà người quản lý ngồi giải thích cặn kẽ các cơ hội tham gia đầu tư cá nhân trong quá trình thẩm định công ty với các lợi thế về thông tin và đưa ra những bằng chứng về sự thành công của các nhân viên khác.

Trong khi ở các nền tài chính phát triển, nhân viên thẩm định đầu tư bị kiểm soát rất chặt chẽ các khoản đầu tư cá nhân và không được khuyến khích tham gia thì xu hướng này có vẻ đang đi ngược lại ở rất nhiều tổ chức tài chính trong nước. Phạm trù đạo đức nghề nghiệp không những không được vun trồng mà còn có xu hướng bị bóp méo lệch lạc.Khi thị trường đang nóng sốt, làm chuyên viên thẩm định đầu tư ở các quỹ đầu tư và nhân viên tư vấn ở các công ty chứng khoán được coi là “nghề của những cơ hội”. Để làm vừa lòng các chuyên viên thẩm định, nhiều doanh nghiệp không ngại đề nghị những khoản ưu đãi mua cổ phần. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn cảm giác không “yên tâm” khi nhân viên thẩm định đầu tư không đề cập gì đến việc mua cổ phần của mình. Dùng lợi thế về thông tin để phục vụ lợi ích cá nhân, đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích doanh nghiệp là chuyện đang diễn ra phổ biến.

Một thực trạng khác cũng đáng báo động là vấn đề bảo mật thông tin. Quỹ đầu tư có khi chưa kịp đưa ra quyết định đầu tư thì thị trường đã đầy những thông tin đồn đoán. Có những nhân viên thẩm định đầu tư sau khi chuyển công ty đã mang toàn bộ thông tin có được “chia sẻ” với công ty mới. Gần đây có hai bài phân tích về một công ty niêm yết giống nhau đến 90%, chỉ khác một vài thông tin tài chính cập nhật và… tên công ty chứng khoán cung cấp. Không hiểu do người quản lý không biết hay cố tình làm ngơ, đặt lợi ích kinh tế lên trên chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp?
->
Hậu quả khó lường

Không phải ngẫu nhiên mà ở các thị trường đi trước, đạo đức nghề nghiệp được đặt trên cả lợi ích kinh tế đơn thuần. Duy trì một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trở thành lợi thế so sánh cho các định chế tài chính vì nó gắn liền với quá trình phát triển bền vững.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chuyên viên thẩm định đầu tư, vì lợi ích cá nhân, sử dụng những thông tin “nội bộ” để giao dịch? Kết quả tất yếu là giá cổ phiếu sẽ nhanh chóng được điều chỉnh và quỹ đầu tư hay công ty chứng khoán sẽ mất đi cơ hội kiếm được những khoản lợi nhuận cao gấp nhiều lần. Liệu chuyên viên đó còn cơ hội tiếp tục công việc của mình nữa hay không? Ở các thị trường như Úc hay Mỹ, giao dịch nội gián có thể bị kết tội hình sự và vĩnh viễn không còn cơ hội làm việc trong ngành tài chính!

Nếu lợi dụng vai trò thẩm định của mình để tạo sức ép lên doanh nghiệp và nhắm tới lợi ích cá nhân thì hậu quả thậm chí còn nặng nề hơn. Sự mất uy tín của đơn vị thẩm định có thể được “truyền tai” nhau trong cộng đồng doanh nghiệp và làm ảnh hưởng tới sự thành công của các hợp đồng thẩm định giá hay các cơ hội hợp tác chiến lược trong tương lai. Gần đây, ở Việt Nam đã có trường hợp một công ty chứng khoán lớn bị một doanh nghiệp cổ phần loại ngay khỏi danh sách ứng cử viên tiềm năng vì “nghe nói đã cố tình định giá thấp một công ty trong ngành khác để sau đó được mua vào với giá rẻ”.

Khó mà lường hết được hậu quả của việc thiếu tôn trọng đạo đức nghề nghiệp. Uy tín đơn vị thẩm định đầu tư phải mất nhiều năm mới tạo dựng được có thể tan biến chỉ vì những lợi ích cá nhân. Còn doanh nghiệp có thể mất đi lợi thế kinh doanh nếu thông tin bị lọt ra ngoài trong quá trình thẩm định. Trong khi đó, việc đưa ra quyết định đầu tư sẽ không thể thực hiện được nếu không có đủ những thông tin cần thiết!

Có thể thấy giữ gìn đạo đức nghề nghiệp chính là tạo uy tín cho chuyên viên thẩm định đầu tư trong thị trường tài chính, hướng đến những bước tiến quan trọng trong việc thâm nhập thị trường tài chính thế giới.
4)công ty niêm yết sai

Việc Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC) đăng tải một bản phân tích cổ phiếu của Tập đoàn Tân Tạo (ITA) với nhiều nội dung sai lệch khiến các cổ đông hoang mang mà Báo Quân đội nhân dân điện tử phản ánh vừa qua đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Điều 9, Luật chứng khoán cấm thông tin bịa đặt về TTCK?
Ngày 3-11-2008, trên Bản tin Chứng khoán (www.hsc.com.vn) của HSC có đăng đính chính: “chúng tui đã có sự nhầm lẫn khi viết: “ hai nhà đầu tư lớn, Richland và VNI lần lượt đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu và 375,000 cổ phiếu để giảm lượng nắm giữ tại công ty này”. Thực tế lẽ ra phải viết là: “hai nhà đầu tư lớn, Richluck International Limited và VNI đã đăng ký bán lần lượt là 711,480 và 375,000 cổ phiếu để giảm lượng nắm giữ tại công ty này. Chúng tui thành thực xin lỗi quý độc giả về sơ suất nói trên ”. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, thật khó hiểu là trong khi quy định đính chính phải đăng ở chính trang, mục đã đăng thì HSC lại đăng tải ở phần Bản tin thị trường chứ không phải ở bản Báo cáo cập nhật đã đăng hôm 7-11-2008. Vì thế, bài phân tích chứng khoán có nội dung sai lệch trên trang web của HSC hiện vẫn không thay đổi, có thể tiếp tục khiến cổ đông hiểu nhầm… Phóng viên báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) về vấn đề này…PV: Xin ông cho biết nhận xét chung của mình về vụ việc xảy ra xung quanh bài phân tích chứng khoán bị đánh giá là thiếu khách quan của Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh? Ông Nguyễn Hoàng Hải: Chúng tui chưa có dịp nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc nên chưa thể trả lời cụ thể vấn đề này. Tuy nhiên, tui được biết, ngày 3-11-2008, trên bản tin thị trường ở mục Bản tin HSC tại địa chỉ , Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã đăng đính chính để cải chính một số thông tin chưa chuẩn xác ở bài phân tích chứng khoán ITA ngày 7-10-2008.
PV: Liệu có phải là sự nhầm lẫn vô tình không khi họ vừa viết sai tên nhà đầu tư lớn vừa đưa ra con số sai sót từ hơn 700 nghìn cổ phiếu lại được phân tích là 5 triệu? Thông tin này sẽ khiến nhiều cổ đông hoang mang, cho rằng có sự “bán tháo” cổ phiếu, thậm chí có thể dẫn đến hỗn loạn thị trường? Ông có cho rằng hành vi này đã vi phạm Điều 9, Luật chứng khoán cấm thông tin bịa đặt về TTCK? Ông Nguyễn Hoàng Hải: tui chưa có cơ sở kiểm chứng thông tin này nhưng nếu một bản thông tin sai sự thật ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và của nhà đầu tư thì theo luật pháp, bên đưa tin sai phải có trách nhiệm cải chính, xin lỗi, thậm chí tuỳ theo mức độ thiệt hại sẽ phải bồi thường người bị hại. Tuy nhiên, với vụ việc như thế này, tui nghĩ phải có sự vào cuộc của các cơ quan Nhà nước như: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh…để làm rõ ai đúng, ai sai đến đâu. Căn cứ vào kết quả điều tra, xác minh sẽ làm rõ mức độ vi phạm pháp luật và thiệt hại do thông tin thất thiệt trên thị trường chứng khoán. Nếu sai ở mức nghiêm trọng thì không chỉ xử phạt mà còn có thể thu hồi giấy phép theo đúng quy định của pháp luật …
PV: Theo ông, với những sai sót nói trên, có cần đặt ra những câu hỏi đáng suy nghĩ về “lỗ hổng” trong quản lý Nhà nước đối với việc thông tin trên thị trường chứng khoán nói chung, với đội ngũ “phân tích chứng khoán” nói riêng? Ông Nguyễn Hoàng Hải: Có lẽ vụ việc này đặt ra vấn đề cần thông báo trong quản lý các trang web thông tin về thị trường chứng khoán và đội ngũ chuyên gia phân tích chứng khoán. Nhà nước đã và đang xiết chặt quản lý thông tin trên báo chí về thị trường chứng khoán song cũng cần quản lý chặt chẽ hơn loại thông tin trên các trang web của doanh nghiệp, thậm chí là blog, diễn đàn…Còn với đội ngũ chuyên gia phân tích chứng khoán, theo tui nghĩ phải đề cao lương tâm, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp. tui lưu ý rằng phân tích chứng khoán là việc làm cực kỳ khó. Ngoài nắm vững các nghiệp vụ về tài chính, kế toàn thì yêu cầu không thể thiếu đối với nhà phân tích chuyên nghiệp là phải có cái tâm. Dĩ nhiên thị trường biến động, khó có phân tích nào chuẩn xác nhưng khi phân tích mỗi loại cổ phiếu, anh phải luôn khách quan, nhìn cả mặt mạnh, mặt yếu của người ta. Ngay cả ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, các chuyên gia phân tích chứng khoán cũng làm việc rất nghiêm túc, thận trọng, phân tích phải khách quan, hai chiều; không thể tuỳ tiện, làm thiệt hại đến lợi ích của người khác cũng chính là làm thiệt hại đến thương hiệu, uy tín, danh dự của mình. Cũng như Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính chúng tôi, hằng năm, chúng tui soạn thảo không biết bao nhiêu công văn góp ý cho các cơ quan của Chính phủ về thị trường chứng khoán, đề cập nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập nhưng chúng tui luôn tiến hành rất thận trọng, khách quan, thông tin hai chiều. Vì thế, chúng tui mới đứng vững và được giới tài chính, chứng khoán cũng như các chuyên gia, nhà quản lý trân trọng. Nếu làm sai, làm ẩu, chắc chắn chúng tui cũng bị “đóng cửa”, không thể chủ quan, đứng trên pháp luật! 5)Gợi ý cho Việt Nam Chuyện suy đồi đạo đức gây khủng hoảng cho thấy cần chống tham nhũng và lãng phí mạnh hơn nữa.Thứ hai, Việt Nam cũng nên có giải pháp ngăn chặn những trường hợp kiểu “hạ cánh an toàn”. Những “chiếc dù vàng” ở Việt Nam có thể có nhiều dạng thức khác, không chỉ ở các tổ chức kinh doanh mà có thể ở đâu đó trong các tổ chức quản lý nền kinh tế hay là các tập đoàn lớn. Nó cũng là mầm mống gây khủng hoảng. Việc triệt tiêu những mầm mống này không thể chỉ bằng đức trị mà phải kết hợp với cả pháp trị.Thứ ba, như đã đề cập ở trên, thả lỏng quá rồi siết lại thì đúng nhưng siết theo kiểu dàn hàng ngang, không có mục tiêu cụ thể, thì không chừng siết chết động lực phát triển kinh tế. Vì vậy, khi điều chỉnh nới lỏng hay siết lại các hoạt động trong nền kinh tế, nên xem xét liều lượng cho phù hợp.Cuối cùng, là gợi ý về chuyện chống suy thoái. Không phải cứ có tiền kích cầu là có thể chống suy thoái. Từ chính sách đúng mà truyền động đến nền kinh tế thì phải thông qua con người. Con người mà không có hành động đúng trong trường hợp này thì dù có tiền cũng không đưa nền kinh tế về cân bằng được mà khủng hoảng trầm trọng hơn. Do đó, tiền và chính sách đúng để chống khủng hoảng chỉ mới là một mặt. Con người chống khủng hoảng mới là quan trọng. Vì chính con người là yếu tố quan trọng tạo ra khủng hoảng.
Hình thành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cũng như nuôi dạy một đứa trẻ, phải chăm chút, nâng đỡ ngay từ những ngày đầu, từ môi trường sống, văn hóa gia đình, ý thức cá nhân. Vậy đâu là những yếu tố quan trọng nhất của việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong thẩm định đầu tư?

Thứ nhất là phải đề cao hơn nữa đạo đức nghề nghiệp trong cộng đồng tài chính thông qua những buổi trao đổi nghiêm túc các thông tin, kinh nghiệm. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cần trở thành một điểm nhấn trong hệ thống pháp lý cũng như để đánh giá mức độ chuyên nghiệp, thành công của các nhà đầu tư hay công ty tư vấn một cách công khai, minh bạch. Các hành vi vi phạm cần được xử lý và rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc.Thứ hai là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đề cao giá trị của đạo đức nghề nghiệp trong thẩm định đầu tư; đồng thời người quản lý cũng phải trở thành những tấm gương cho nhân viên. Thật khó có thể thuyết phục nhân viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp nếu ban lãnh đạo không thực hiện nghiêm túc những quy định đó.Thứ ba là phải lồng ghép được các môn học về đạo đức nghề nghiệp trong chương trình giảng dạy, đào tạo. Các chương trình giảng dạy về chứng khoán, tài chính hiện nay vẫn còn quá chú trọng đến chuyên môn, trong khi lấy ví dụ ngành kiểm toán, các chứng chỉ như ACCA, CPA có hẳn các môn học riêng về đạo đức nghề nghiệp với các ví dụ thực tiễn, các bài học về đạo đức nghề nghiệp giúp học viên nhận thức được các tình huống phức tạp xảy ra trong công việc của mình

Cuối cùng và có lẽ quan trọng nhất là ý thức của chuyên viên thẩm định đầu tư. Ngành tài chính được xây dựng trên cơ sở niềm tin giữa doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư. Người có tài, có năng lực nhưng không quý trọng những giá trị đạo đức nghề nghiệp thì sớm muộn cũng sẽ mất đi niềm tin của doanh nghiệp và các đồng nghiệp
 

Attachments

  • bài tổng hợp.doc
    86,5 KB · Lượt xem: 156
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị Nhân lực 0
D các CUỘC cải CÁCH, DUY tân TIÊU BIỂU ở CHÂU á Văn hóa, Xã hội 0
D Các chủ đề nói, viết rất hay thường gặp trong các cuộc thi chứng chỉ và thi tiếng Anh B1 Các kỳ thi Tiếng Anh 0
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
T Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng Luận văn Sư phạm 0
B Các cuộc vận động dân chủ trong quá trình phi thực dân hóa ở Việt Nam, giai đoạn 1904 - 1945 Lịch sử Thế giới 2
C Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên Kinh tế chính trị 0
N Các cuộc nổi dậy dưới triều Minh Mạng (1820-1840) Lịch sử Việt Nam 0
L Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số t Văn hóa, Xã hội 0
T Qũy tiền tệ thế giới và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top