daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................6
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu......................................................... 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................. 8
6. Cấu trúc luận văn................................................................................ 8
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
1.1. Ẩn dụ tri nhận............................................................................... .10
1.1.1 Các quan niệm truyền thống về ẩn dụ......................................... 10
1.1.2. Các quan niệm mới về ẩn dụ........................................................12
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp thơ Nguyễn Duy..........................................32
1.2.1. Vài nét về Nguyễn Duy.................................................................32
1.2.2. Sự nghiệp thơ Nguyễn Duy ...................................................... 36.
1.3. Tiểu kết.........................................................................................39
CHƢƠNG 2
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên 2
ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG THƠ NGUYỄN DUY
2.1. Về khái niệm ẩn dụ tri nhận..........................................................40
2.2..Giới thiệu về tuyển tập thơ Ngyễn Duy........................................42
2.3. Ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nguyễn Duy..........................................46
2.3.1. Giới thiệu chung.........................................................................46
2.2.2.Ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nguyễn Duy.........................................47
2.2.2.1.Bảng thống kê chung.................................................................47
2.2.2.2. Ẩn dụ cấu trúc trong từng phần thơ.........................................48
2.4 Khảo sát phân tích...........................................................................51
2.4.1. Nguồn biểu trƣng là bộ phận cơ thể con ngƣời...........................53
2.4.1.1. Nguồn biểu trƣng là bộ phận bên ngoài cơ thể con ngƣời.......54
2.4.1.2. Nguồn biểu trƣng là bộ phận bên trong cơ thể con ngƣời.......59
2.4.2. Nguồn biểu trƣng từ thế giới tự nhiên.........................................65
2.4.2.1.Nguồn biểu trƣng từ thế giới động vât.......................................65
2.4.2.2 Nguồn biểu trƣng từ thế giới thực vật.......................................68
2.4.2.3Nguồn biểu trƣng từ hiện tƣợng tự nhiên......................................73
2.4.3.Nguồn biểu trƣng từ các hiện tƣợng trong cuộc sống.................... .78
2.4.3.1. Nguồn biểu trƣng từ các hiện tƣợng thuộc văn hoá phong tục....80
2.4.3.2. Nguồn biểu trƣng từ các hiện tƣợng thuộc đời sống lao động sản
xuất của con ngƣời................................................................................... 83Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên 3
2.5. Tiểu kết..............................................................................................85
CHƢƠNG 3
ẨN DỤ BẢN THỂ TRONG THƠ NGUYỄN DUY
3.1. Về khái niệm ẩn dụ bản thể..............................................................87
3.2. Khảo sát chung..................................................................................88
3.3. Các ẩn dụ bản thể trong thơ Nguyễn Duy.........................................89
3.2.1. Ẩn dụ vật chứa, không gian hạn chế..............................................90
3.2.2. Ẩn dụ vật chứa, công việc, hoạt động, trạng thái, tính chất..........97
3.3. Tiểu kết............................................................................................101
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên 4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Ẩn dụ xuyên suốt cuộc sống đời thường của chúng ta và thể hiện không
chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tư duy và hành động” (G. Lakoff và M.
Johnson, 1990, tr. 378).
Từ quan điểm của G. Lakoff và M. Johnson, chúng ta thấy rằng trong quá
trình phát triển của mình, bất kì ngôn ngữ tự nhiên nào cũng đều sử dụng ẩn
dụ với tƣ cách là công cụ để phát triển ngữ nghĩa, phát triển vốn từ. Đồng
thời ẩn dụ cũng là phƣơng tiện của tƣ duy để con ngƣời miêu tả thế giới,
hiện thực hoá khả năng nhận thức thế giới, cải tạo thế giới và sáng tạo tinh
thần.
Hiện nay, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công
trình nghiên cứu quan tâm đến ẩn dụ. Đã có nhiều công trình ngôn ngữ học
hƣớng tới miêu tả các các cấu trúc ẩn dụ không chỉ ở phạm vi chật hẹp của
những đơn vị ngôn ngữ riêng lẻ nhƣ từ, câu, mà mở rộng ra các loại ngôn
bản nhƣ ca dao, tục ngữ, thơ và trong những lĩnh vực đời sống, xã hội.
Vậy, vai trò và ứng dụng của ẩn dụ không còn chỉ là những phƣơng tiện
tạo ra những giá trị mĩ học mà còn nâng cao thành phƣơng tiện của tƣ duy
đời thƣờng, làm phong phú sự hiểu biết của chúng ta về thế giới và con
ngƣời.
Và chính sự khám phá hiện thực, óc liên tƣởng về sự vật, hiện tƣợng
trong thế giới khách quan của mỗi nhà thơ có tƣ duy khác nhau là nguồn
thôi thúc chúng tui quyết định lựa chọn đề tài: “Ẩn dụ tri nhận trong thơ
Nguyễn Duy” là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn.Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên 5
Nguyễn Duy sinh tại Thanh Hoá. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, năm
1965, ông về làm ruộng kiêm làm dân quân trực chiến máy bay Mĩ. Năm
1966, Nguyễn Duy nhập ngũ, làm lính thông tin và làm báo trong quân đội.
Trong suốt thời gian từ 1971 đến 1975, Nguyễn Duy theo học khoa Ngữ
văn, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà nội, làm báo văn nghệ giải phóng, rồi
làm báo văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam.
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Nguyễn Duy đã giành
đƣợc nhiều giải thƣởng cao quý:
Giải nhất cuộc thi thơ 1972 – 1973 của Tuần báo văn nghệ.
Giải thƣởng thơ hạng A năm 1985 cuả Hội nhà văn Việt Nam.
Giải thƣởng nhà nƣớc về văn học nghệ thuật năm 2007.
Nguyễn Duy là nhà thơ hiện đại đƣợc công chúng yêu mến. Ông nổi lên
là một nhà thơ xuất sắc với thể thơ lục bát đƣợc giới phê bình đánh giá là
ngƣời đã góp phần làm mới thể thơ truyền thống lục bát. Nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn đã nhận định: “Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ
Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó”.
Nghiên cứu đề tài ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Duy sẽ góp phần thúc
đẩy sự phát triển việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhân, một vấn đề lý luận
còn mới mẻ đối với ngôn ngữ học nƣớc ta. Ngoài ra nghiên cứu đề tài này
còn giúp ích cho việc tìm hiểu những ngôn bản văn học trong nhà trƣờng đạt
kết quả cao.
2. Lịch sử vấn đề
Trong nghiên cứu Việt ngữ học, ẩn dụ tri nhận là một khái niệm còn
tƣơng đối mới mẻ. Ngƣời đầu tiên đề cập một cách gián tiếp đến vấn đề có
liên quan đến ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam dƣới thuật ngữ “tri giác” là
Nguyễn Đức Tồn trong cuốn “Tìm hiểu đặc trưng văn hoá – dân tộc của
ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với các dân tộc
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên 6
khác”(Nxb ĐHQG HN, 2002). Sau đó (năm 2007) Nguyễn Đức Tồn có bài
viết trực tiếp bàn về Bản chất ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận (Bản chất của ẩn dụ,
Tạp chí Ngôn ngữ, số 10& 11, 2007).
Năm 2005 vấn đề ngôn ngữ học tri nhận đã đƣợc nghiên cứu trong cuốn
“Ngôn ngữ học tri nhận, từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt ”( Lý
Toàn Thắng, Nxb KHXH, H, 2005). Trọng tâm cuốn sách là vấn đề tri nhận
không gian nên tác giả cuốn sách chƣa dành một vị trí xứng đáng cho khái
niệm ẩn dụ tri nhận cũng nhƣ khảo sát bƣớc đầu về nó.
Chuyên luận tiếp theo về ngôn ngữ học tri nhận của Trần Văn Cơ với
nhan đề: “Khảo luận ẩn dụ tri nhận”(NXB Lao động – Xã hội, 2009).Tác
giả cũng chỉ bàn về sự ra đời của ẩn dụ, bản chất ẩn dụ và sự phân lọai các
kiểu loại ẩn dụ tri nhận (gồm: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định
hƣớng và ẩn dụ kênh liên lạc).
Tác giả Hà Công Tài quan tâm chủ yếu tới đặc điểm và vai trò ẩn dụ
trong việc xây dựng các hình tƣợng hay hình thể trong thơ ca. Một số đề tài
khoá luận, luận văn thạc sĩ cũng quan tâm tìm hiểu về ẩn dụ tri nhận. Luận
án Tiến sĩ So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình Việt Nam của tác giả
Hoàng Thị Kim Ngọc. Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong ca dao của tác
giả Bùi Thị Dung, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, 2008. Và
Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận, mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ
của Trịnh Công Sơn của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, Đại học khoa
học xã hội và nhân văn T.P Hồ Chí Minh, 2009. Luận Văn đã đƣợc PGS.TS
KH Trần Văn Cơ nhận xét là “đã làm được một việc có ý nghĩa: tự giải
thoát khỏi chiếc vòng kim cô của ngôn ngữ học thế kỉ XX”.
Nhƣ vậy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công vể ẩn dụ
tri nhận, nhƣng việc nghiên cứu ẩn dụ trong trong thơ là một vấn đề vẫn còn
ít đƣợc quan tâm.Vì vậy, với luận văn này, chúng tui muốn góp phần vàoSố hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên 7
việc làm sáng tỏ thêm về ẩn dụ tri nhận, đặc biệt là ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ
bản thể trong thơ Nguyễn Duy. Và nguồn tƣ liệu phong phú của thơ Nguyễn
Duy sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về ẩn dụ tri nhận trong những tác
phẩm của ông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu đề tài này, luận văn nhằm đạt đƣợc những mục
đích sau:
3.1.1. Hệ thống hoá những kiến thức lí luận về ẩn dụ tri nhận và cơ chế
nhận biết ẩn dụ tri nhận;
3.1.2. Tiến hành khảo sát ẩn dụ trong thơ Nguyễn Duy dƣới góc độ ngôn
ngữ học tri nhận, cụ thể là kiểu loại ẩn dụ cấu trúc là chủ yếu, đồng thời
qua cơ chế của ẩn dụ và nhân sinh quan của nhà thơ, chúng ta có sơ sở để
khẳng định những thành công của tác giả trong việc sử dụng và sáng tạo
ngôn ngữ dân tộc;
3.1.3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc, luận văn sẽ đúc rút ra
những bài học cần thiết cho việc dạy và học văn trong nhà trƣờng phổ
thông đạt kết quả cao hơn về phƣơng diện nội dung và phƣơng diện nghệ
thuật.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
1) Thống kê và phân loại các ẩn dụ trong trong Tuyển tập thơ
Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, Nhã Nam, 2010;
2) Khảo sát và mô tả các ẩn dụ trong tập thơ trên;
3) Phân tích vai trò của ẩn dụ trong các bài thơ để thấy giá trị
thẩm mỹ của chúng
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. Ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận
1.1.1. Các quan niệm truyền thống về ẩn dụ
Trong lý thuyết ngôn ngữ học cổ điển, ẩn dụ đƣợc coi là một vấn đề
thuộc ngôn ngữ chứ không phải là vấn đề của tƣ duy. Lối nói ẩn dụ đƣợc cho
là không có trong ngôn ngữ thông tục hàng ngày và ngôn ngữ hằng ngày
không có ẩn dụ. Nói cách khác, ẩn dụ chỉ đƣợc dùng trong các địa hạt bên
ngoài ngôn ngữ đời thƣờng. Trong nhiều thế kỷ, ngƣời ta đã quá tin vào lý
thuyết cổ điển, tới mức, chẳng hề nhận ra đƣợc rằng chẳng qua nó cũng chỉ
là lý thuyết mà thôi. Ngƣời ta không chỉ tin lý thuyết đó là thật, mà còn lấy
nó để làm định nghĩa. Phép ẩn dụ (metaphor) đƣợc định nghĩa là cách biểu
đạt ngôn ngữ của tiểu thuyết hay thi ca trong khi chỉ có một hay vài từ chỉ
một khái niệm nào đó đƣợc dùng vƣợt ra ngoài ý nghĩa thông thƣờng của nó
để diễn đạt một khái niệm tƣơng tự
Ẩn dụ trong ngôn ngữ là một lĩnh vực đƣợc giới nghiên cứu ngôn ngữ
rất quan tâm bởi ẩn dụ là một hình thái một cụm từ đƣợc dùng để thể hiện
một cụm từ khác có cùng hay gần sắc thái nghĩa. Việc sử dụng ẩn dụ đƣợc
các tác giả đánh giá là sinh động và có tính chủ động hơn lối suy diễn thông
thƣờng. Một số các phƣơng pháp tu từ khác cũng dùng để so sánh các sự vật
nhƣ là phép hoán dụ, phép so sánh, cách nói bóng gió hay kể cả chuyện ngụ
ngôn bởi chúng có khá nhiều nét chung với lối ẩn dụ mặc dù cũng có một
đôi nét khác biệt trong cách mà sự vật đƣợc so sánh.
Theo quan niệm truyền thống về ẩn dụ, các tác giả có điểm chung khi
nói vê ẩn dụ đƣợc Nguyễn Đức Tồn tổng kêt lại trong Một cái nhìn mới vềSố hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên 11
bản chất ẩn dụ: “Ẩn dụ là phép hay cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên
sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau” [27,1]
Trong Dẫn luận ngôn ngữ học, A.A . Reformatxky giải thích: “Ẩn dụ
theo nghĩa chiết tự là sự chuyển đổi, là trường hợp chuyển nghĩa điển hình
nhất. Sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ dựa trên sự giống nhau của các sự vật về
màu sắc., hình thức, đặc tính vân động”[38, 54].
Theo B.N. Golovin thì: “Sự chuyển đổi của các từ từ một đối tượng
này sang một đối tượng khác trên cơ sở giống nhau của chúng được gọi là
ẩn dụ” [37, 81]
Ju. X. Xtepanôp cho rằng: “Bản thân từ Metaphora từ tiếng Hy lạp
cũng có nghĩa là “sự chuyển nghĩa” và khi “một từ tuy vẫn còn liên hệ với
biểu vật cũ nhưng lại có sự liên hệ với cái biểu vật mới thì hiện tượng ngôn
ngữ đó là ẩn dụ” [36, 51-52]
Các nhà Việt ngữ học cũng có những quan điểm tƣơng tự. Chẳng hạn,
Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên của
một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ đó
chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ theo tưởng
tượng của ta mà gọi một sự vật, chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật mà từ
biểu thị trước thôi. Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp ấy mà ta thấy
mối quan hệ giữa các sự vật khác nhau” [31, 159].
Theo Nguyễn Lân thì ẩn dụ là : “Phép sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa
trên sự tương đồng, sự giống nhau ... giữa các thuộc tính của cái dùng để
nói và cái nói đến”[14].
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ẩn dụ là sự chyển đổi tên gọi dựa và
sự giống nhau giữa các sự vật hay hiện tượng được so sánh với nhau ” [7,
126].
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên 12
Đào Thản cũng giải thích về ẩn dụ: “Ẩn dụ cũng là một lối so sánh
dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất hoặc
chức năng của hai đối tượng. Nhưng khác với so sánh dùng lối song song
hai phần đối tượng và phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần
để so sánh”[24].
Nhƣ vậy, tựu trung lại các tác giả khi xem xét vấn đề ẩn dụ đều có
điểm thống nhất ở cơ sở của ẩn dụ là sự “so sánh ngầm”, “chuyển đổi tên”
gọi hay “chuyển đổi nghĩa”. Nhƣ thế, các tác giả vẫn chƣa chỉ ra đƣợc rằng
sự so sánh các sự vật với nhau chỉ là cơ sở của hiện tƣợng ẩn dụ; và không
phải chỉ là phép so sánh ngang bằng; các sự vật tham gia vào quan hệ ẩn dụ
là khác loại nhau. Nguyễn Đức Tồn đã tổng kết và khắc phục các hạn chế
đó. Theo tác giả, dựa và đặc điểm, thuộc tính nào đó có thể đồng nhất hoá
các sự vật, hiện tƣợng khác loại nhau rồi lấy tên gọi (và các đặc điểm, thuộc
tính ...) của sự vật, hiện tƣợng này (thƣờng mang tính cụ thể hơn) để thay thế
khi gọi tên hay nói về sự vật, hiện tƣợng kia (thƣờng mang tính trừu tƣợng
hơn) sẽ tạo ra đƣợc cách diến đạt ẩn dụ.
Tiếp đó, các quan điểm mới về ẩn dụ ngày càng giải quyết thấu đáo về
vấn đề ẩn dụ.
1.1.2. Quan niệm mới về ẩn dụ
Các quan điểm mới về ẩn dụ đƣợc các nhà ngôn ngữ học quan tâm
nghiên cứu và chỉ ra rằng ẩn dụ không chỉ là hiện tƣợng của ngôn ngữ mà là
hiện tƣợng “hiện hữu trong tư duy và hành động thường nhật của chúng ta”
[32, 66].
Quan niệm cuả tác giả Phan Thế Hƣng về ẩn dụ đã có sự gần gũi với
quan niệm của các nhà ngôn ngữ học tri nhận về ẩn dụ. Ông viết: “Ẩn dụ
không đơn giản là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại
thuộc về cấu trúc bề sâu của tư duy. Nói cách khác, hiểu sự so sánh khôngSố hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên 13
phải là trung tâm của việc hiểu ẩn dụ, mà chính là hiểu được việc xếp
loại”[15, 12].
Theo GS. TS Nguyễn Đức Tồn: “Ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc
chuyển đặc điểm thuộc tính của sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở
sự liên tưởng đồng nhất hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có
ở chúng” [28,8]. Tác giả cũng viết: “Hiện nay các nhà ngôn ngữ học nổi
tiếng thế giới như Lakoff và Johnson (1980) và những học giả khác đã
khẳng định rằng ẩn dụ không phải chỉ là vấn đề của ngôn ngữ, nói cụ thể
hơn, ẩn dụ được coi là cách tư duy của con người” [28,5]. “Từ đó
các nhà khoa học về ngôn ngữ và triết học đã xây dựng lý thuyết ẩn dụ ý
niệm để mô tả cách chúng ta hiểu các khái niệm trừu tƣợng khi đƣợc hiện
thân hoá qua trải nghiệm cảm xúc của chúng ta” [28, 5]. Nói đến ẩn dụ tri
nhận trƣớc hết chúng ta tìm hiểu về khái niệm tri nhận, thuật ngữ ngôn ngữ
học tri nhận.
1.1.2.1. Ngôn ngữ học tri nhận
Tri nhận là khái niệm trung tâm của khoa học tri nhận. Nó “biểu hiện
môt qua trình nhận thức hay tổng thể những quá trình tâm lý – tri giác,
phạm trù hoá, tư duy, lời nói... phục vụ cho việc xử lý lời nói, chế biến thông
tin. Nó bao gồm cả việc con người nhận thức và đánh giá cả bản thân mình
trong thế giới xung quanh và xây dựng thế giới đặc biệt - tất cả những cái
tạo thành cơ sở cho hành vi của con người” [1,58].
Nhƣ vậy, “Tri nhận là tất cả quá trình trong đó dữ liệu cảm tính được
cải biến khi truyền vào não dưới dạng những biểu hiện tinh thần (hình ảnh,
mệnh đề, khung, cảnh... ) để có thể lưu lại trong trí nhớ của con người. [1,
58]
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên 14
“Đôi khi tri nhận còn đƣợc định nghĩa nhƣ sự tính toán, nghĩa là xử lý thông
tin dƣới dạng những kí hiệu, cải biến nó từ dạng này sang dạng khác – thành
mật mã khác, thành cấu trúc khác” [1,58].
Các qua trình tri nhận bao gồm: quá trình nhận thức, ý niệm hoá,
phạm trù hoá, tri giác và các biểu hiện tinh thần đang diễn ra trong bộ não
của con ngƣời, nhờ đó con ngƣời nhận đƣợc những tri thức về thế giới.
Về Ngôn ngữ học tri nhận: Lý Toàn Thắng đã nêu rằng ngôn ngữ học
tri nhận đƣợc hiểu là “ một trƣờng phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến
hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của
con ngƣời về thế giới khách quan cũng nhƣ cái cách thức mà con ngƣời tri
giác và ý niệm hoá các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó”. Luận
văn này chúng tui quan tâm đến vấn đề ẩn dụ tri nhận.
1.1.2.2. Ẩn dụ tri nhận
Khái niệm ẩn dụ tri nhận
Theo Black (1962), ẩn dụ chứa một "nội dung tri nhận xác thực"
(positive cognitive content), Michael Reddy, ngƣời đƣợc Lakoff coi là "thực
ra đã có những đóng góp vƣợt lên cả những điều mình khiêm nhƣờng đề ra"
đã cho rằng ẩn dụ là một quỹ tích của những suy nghĩ chứ không phải của
ngôn ngữ và nó là một phần đáng kể và thiết yếu của phƣơng cách ƣớc định
tri nhận thế giới (theo Lakoff,1993).
Có thể không phải là những ngƣời đầu tiên đặt ẩn dụ trong mối quan
hệ với tƣ duy mà cụ thể là khả năng tri nhận của con ngƣời nhƣng mốc quan
trọng trong sự phát triển của lý thuyết hiện đại của tri nhận luận về ẩn dụ
phải là 1980, khi công trình Metaphor we live by của G. Lakoff và M.
Johnson ra đời. Lakoff và Johnson (1980) cho rằng: “Hệ thống ý niệm đời
thƣờng của chúng ta, mà trong khuôn khổ của nó chúng ta suy nghĩ và hành
động, về bản chất là ẩn dụ ”. Chúng ta không chỉ dùng các ẩn dụ đƣợc quySố hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên 15
ƣớc hoá và từ vựng hoá và nhất là những ẩn dụ ý niệm (conceptual
metaphor) một cách thuần tuý ngôn ngữ học mà sự thực là chúng ta có suy
nghĩ hay ý niệm hoá phạm trù “đích” thông qua phạm trù “nguồn”.
Bởi hiện nay, tƣ liệu dịch thuật cũng nhƣ nghiên cứu về ngôn ngữ học tri
nhận ở nƣớc ta chƣa nhiều nên chúng tui xin trích dịch nguyên một đoạn
trong tài liệu mang tên "Lý luận mới về ẩn dụ " (Lakoff, 1993) khi bàn về
khái niệm ẩn dụ dƣới quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận.
Lý thuyết chung của ẩn dụ nằm trong những đặc điểm của sự xác lập
khái quát có tính liên tƣởng. Trong quá trình đó, những khái niệm trừu tƣợng
hàng ngày nhƣ thời gian, trạng thái, thay đổi, nguyên nhân, kết quả hoặc
mục đích ... đều trở nên có tính ẩn dụ . Hệ quả là ẩn dụ (tức là khái quát có
tính liên tƣởng) chính là tâm điểm tuyệt đối của ngữ nghĩa học trong ngôn
ngữ thông tục tự nhiên, và việc nghiên cứu ẩn dụ văn học là một sự mở rộng
của việc nghiên cứu ẩn dụ trong ngôn ngữ hàng ngày. Phép ẩn dụ đƣợc dùng
đến hàng ngày (trong ngôn ngữ thƣờng nhật) là một hệ thống lớn gồm
vô số những khái quát liên tƣởng, và hệ thống này đƣợc sử dụng trong ẩn dụ
văn học. Nhờ những kết quả thực chứng này, chữ ẩn dụ đã đƣợc dùng theo
một cách khác trong những nghiên cứu về ẩn dụ lúc này có nghĩa là một
khái quát có tính liên tƣởng trong hệ thống khái niệm. Khái niệm sự diễn đạt
có tính ẩn dụ đƣợc dùng để chỉ một biểu đạt ngôn ngữ (một chữ, một cụm
từ, hay một câu) thực hiện đƣợc sự khái quát có tính liên tƣởng đó. [...]
Khác với ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng, ẩn dụ ý niệm (hay tri nhận), ngoài
chức năng quy ƣớc hóa và từ vựng hóa còn có chức năng ý niệm hóa, thể
hiện cách tƣ duy, tri nhận về sự vật của ngƣời bản ngữ theo những phƣơng
thức nhất định.
Lý Toàn Thắng đã nói đến tầm quan trọng của ẩn dụ tri nhận trong
ngôn ngữ đặt trong sự so sánh với ẩn dụ - theo cách hiểu truyền thống và tu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên 16
từ học. Theo ông: “Ẩn dụ theo truyền thống văn học và tu từ học thường
được coi là một trong hai (cùng với hoán dụ) kiểu chính của phép dùng từ
theo nghĩa bóng, được xây dựng trên những khái niệm về sự tương tự và so
sánh giữa nghĩa đen và nghĩa bóng của từ ngữ; thí dụ chân núi (so với: chân
người); ánh sáng chân lý ( so với: ánh sáng mặt trời ) . Tuy nhiên, chúng ta
chưa khảo sát và chưa đánh giá hết tầm quan trọng của ẩn dụ trong ngôn
ngữ đời thường hàng ngày và nhất là như một công cụ tri nhận mạnh mẽ để
ý niệm hoá các phạm trù trừu tượng ”[30, 28]. Nếu nhƣ ẩn dụ theo quan
điểm truyền thống bao giờ cũng mang tính quy ƣớc do đƣợc tạo thành trong
một cộng đồng văn hoá – ngôn ngữ và đƣợc từ vựng hoá trong các hình thức
từ ngữ thì ẩn dụ tri nhận đƣợc xem là “công cụ tri nhận”(Black (1962)). Từ
những dẫn giải về ẩn dụ, Lý Toàn Thắng đã đƣa ra cách hiểu mới về ẩn dụ: “
Ẩn dụ ý niệm là một sự chuyển di (transfer) hay một sự đồ hoạ (mapping)
cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay mô hình tri nhận đích”
[ 28,30]. Cụ thể hơn, ông viết: “Thông thường các phạm trù ở mô hình
nguồn cụ thể hơn, nghĩa là chúng ta thường dựa vào kinh nghiệm của mình
về những con người, những sự vật và hiện tượng cụ thể thường nhật để ý
niệm hoá các phạm trù trừu tượng”[ 30, 30]. Ông dẫn các ví dụ điển hình
nhƣ : thời gian là tiền bạc, tình yêu là một cuộc hành trình... Trong đó, tiền
bạc, cuộc hành trình là nguồn; thời gian, tình yêu là đích. Chẳng hạn, chúng
ta có thể dùng sắp hết tiền và cũng có thể dùng sắp hết thời gian; hay có
thể dùng tiêu tốn thời gian và tiêu tốn tiền; giữ gìn tiền bạc, giữ gìn thời
gian; mất tiền bạc, mất thời gian; ăn cắp tiền bạc, ăn cắp thời gian...
Trần Văn Cơ cũng viết: “Ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm)
là một trong những hình thức ý niệm hoá, một quá trình tri nhận có những
biểu hiện là hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể
nhận được tri thức mới”[1,180]. “Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứn
thiên nhiên và những triết lý về nhân tình thế thái. Thơ Nguyễn Duy bám
chặt vào cuộc sống đời thƣờng để khơi nguồn ở đấy những gì đẹp nhất,
những gì đáng quý nhất. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Duy thƣờng
là cảm hứng về quê hƣơng đất nƣớc.Về với cội nguồn tình thƣơng, Nguyễn
Duy tập trung khai thác các hình ảnh bình dị nhỏ bé mà thân thƣơng nơi làng
quê, những hình ảnh lãng mạn nên thơ trong trận chiến ác liệt, những hình
ảnh về cuộc sống lao động trong xã hội hiện đại... Tất cả đƣợc Nguyễn Duy
phản ánh và qua đó thể hiện cái nhìn về thế giới xung quanh cùng những
nhận xét, đánh giá về thế giới ấy.
4. Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Duy cũng nằm trong cơ chế tạo ẩn
dụ chung của ngôn ngữ. Cơ chế này đi từ sự so sánh ngang bằng (một tiểu
loại của so sánh) và kèm theo nó là tƣ duy liên tƣởng đồng nhất hoá yếu tố
chuẩn so sánh và yếu tố đƣợc so sánh (hai yếu tố này phải khác loại, khác
phạm trù). Yếu tố làm chuẩn so sánh thƣờng là những sự vật, hiện tƣợng cụ
thể; yếu tố đƣợc so sánh là các khái niệm trừu tƣợng. Khái niệm trừu tƣợng
thƣờng đƣợc hiểu qua yếu tố cụ thể đƣợc chọn làm chuẩn so sánh là nét đặc
trƣng trong tƣ duy, văn hoá ngƣời Việt. Và sự so sánh ngang bằng đó, ngƣời
ta sử dụng phép thế từ ngữ, lấy cái so sánh để thế cái đƣợc so sánh tạo nên
ẩn dụ.
5. Qua các ẩn dụ xuất hiện trong thơ Nguyễn Duy, bản sắc văn hoá
Việt Nam cũng đƣợc thể hiện một cách rõ nét với hai đặc trƣng cơ bản là
tính thực vật và tính sông nƣớc. Đồng thời còn có thể nhận thấy văn hoá của
ngƣời Việt qua sự khảo sát ẩn dụ tri nhận trong thơ là văn hoá vị tình.
Những ẩn dụ thƣờng thể hiện tâm tƣ tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên,
con ngƣời và với đất nƣớc
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top